Wednesday, March 12, 2014

Chưa khảo cổ biển Đông vì Việt Nam còn nghèo!

Thứ hai, 10/3/2014 11:53 GMT+7
TN-Không thể thấy họ làm mình cũng làm, có tiền cũng không đủ trình độ để làm được" - GS Đinh Văn Ưu thẳng thắn.
Phải phản đối Trung Quốc
Trước việc, Trung Quốc tuyên bố sẽ đưa tàu khảo cổ dưới nước đầu tiên hoạt động tại vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, từ tháng 5/2014, chia sẻ với Đất Việt, GS.TS Đinh Văn Ưu, Chủ nhiệm Bộ môn khoa Khí tượng thủy văn và Hải dương học, Trường Đại học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã bày tỏ quan điểm của mình.

GS nhấn mạnh: "Việc chúng ta lên tiếng phản đối hành động này của TQ là đúng, vì đó là việc làm vi phạm chủ quyền của Việt Nam. Việc này cũng đặt ra một vấn đề khá rõ ràng, Trung Quốc đang tận dụng khả năng tối đa có thể. Để khẳng định ý đồ của họ, khảo cổ là 1 trong những lĩnh vực họ quan tâm và sẽ triển khai nhiều hơn nữa".

Theo nhận xét của vị GS đã nhiều năm nghiên cứu về vấn đề hải dương học, Trung Quốc không bao giờ tiến hành nghiên cứu chung về những vấn đề liên quan đến tranh chấp. Ví dụ, nếu có ký hiệp ước Việt Nam - Philippines - TQ để khảo sát biển hợp lý nhưng TQ không thực hiện.

Vì thế, ông Ưu cho rằng: "Chúng ta phản đối là đúng. Tuy nhiên, vấn đề này cần thời gian, cần vấn đề trọng tâm, trọng điểm. Chúng ta phải lên tiếng về hành động của TQ, đồng thời cố gắng nhận được sự ủng hộ nhiều hơn của quốc tế". 

Giải thích lý do tại sao cho đến nay Việt Nam chưa tiến hành những chuyến khảo cổ ngoài biển, GS Ưu cho hay: "Việt Nam có quan tâm nhưng gặp vấn đề về phương tiện kỹ thuật. Vừa rồi, chúng ta đã trục vớt tàu ở Quảng Ngãi nhưng thực tế để khảo cổ hải dương trở thành chuyên môn thì còn xa".

Theo ông Ưu, hiện tại, các nhà nghiên cứu khảo cổ đã đề xuất hai phương án. Thứ nhất, nghiên cứu khoa học, đóng tàu. Với khả năng của Việt Nam hiện nay, phương án này chưa thực hiện được.

Thứ hai, tăng cường hợp tác quốc tế với những nước cùng quan tâm, Nhật Bản, Mỹ...

Trở lại vấn đề Trung Quốc đang có dự định thăm dò tàu đắm trái phép, ông Ưu kiến nghị, Việt Nam chưa có điều kiện khảo cổ thì phải đấu tranh bằng luật pháp, dư luận quốc tế.

"Không thể thấy họ làm mình cũng làm, có tiền cũng không đủ trình độ để làm được" - ông Ưu thẳng thắn.

Bởi vì, theo vị GS này, việc tìm kiếm được các bằng chứng khảo cổ, khoa học cũng không thể khẳng định được chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải.

"Nếu đắm tàu đi ngang qua, thuộc phần nào, lãnh hải của mình, nằm vùng nào tùy địa điểm, vùng đó có tàu của nước nào đó thì đó là lãnh thổ của mình, thì hoàn toàn không phải" - GS Ưu lý giải.

Vì nghèo nên khảo cổ hải dương còn yếu!

Là giảng viên khoa Khí tượng thủy văn và Hải dương học, công tác trong ngành đã hơn 40 năm, GS Ưu chia sẻ: "Vấn đề đi biển không giống như đi núi. Đi biển không thể dùng thuyền đơn giản mà cần thuyền rất hiện đại nên. Cách đây 40 năm, khi còn giảng dạy, cũng có những cố gắng để đi khảo sát cùng những thuyền người dân đi đánh cá, cơ sở sản xuất đi nghiên cứu. Cho đến hiện nay hiện trạng vẫn vậy".

GS nhấn mạnh: "Nghiên cứu khoa học hải dương phải có phương tiện hiện đại thì mới tiến hành được, Muốn có thì phải đầu tư, hiện nước ta chưa có điều kiện đầu tư vì còn nghèo".

Đồng tình với quan điểm của GS Ưu, TS Võ Lương Hồng Phước, Giảng viên chính Bộ môn Hải dương, khí tượng và thủy văn, Khoa Vật lý, vật lý kỹ thuật, Trường ĐH KHTN TPHCM cho hay: "Để tiến hành được một chuyến khảo cổ dưới biển rất tốn kém, yêu cầu phương tiện hiện đại".

Và theo phân tích của TS Phước, việc khảo cổ phải có kết hợp nhiều cơ quan không chỉ nghiên cứu không, phải có mục tiêu chung, không vi phạm quy định của nhà nước.

Theo Đất Việt

No comments:

Post a Comment