Wednesday, March 12, 2014

BĐS nguy cơ vỡ nợ do phí “bôi trơn” quá lớn!

Thứ tư, 12/3/2014 15:08 GMT+7
Đứng trước gói 30.000 tỷ hỗ trợ cho nhà ở xã hội, nhà thu nhập thấp, nhưng các dự án nhà thu nhập thấp bây giờ mới làm. Còn nhà tồn kho cũ lại có giá cao do phí bôi trơn cao thì chưa thể giải phóng được. Phí bôi trơn đang tạo ra hậu hoạ cho thị trường bất động sản và nền kinh tế xã hội. 

                          Dự án Hòa Bình Green City có thể tăng ít nhất 10% so với dự kiến ban đầu

Ông Vũ Kỳ Anh – Giám đốc Công ty cổ phần xây dựng TNP (Hà Nội) cho biết, nếu doanh nghiệp, chủ đầu tư kinh doanh BĐS không sớm thoát khởi tình cảnh ế ẩm, trì trệ hiện tại thì nguy cơ vỡ nợ là hiện hữu.
“Với 15 – 20 % từ các khoản tiền lopby, bôi trơn cho các cấp các nghành chức năng , đây chính là rào cản lớn nhất quyết định giá thành sản phẩm bán ra”, ông Kỳ Anh nhấn mạnh.
Cùng quan điểm trên, TS Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng: Tình trạng "bôi trơn", tham nhũng diễn ra khá phổ biến trong quản lý đất đai cũng như trên thị trường bất động sản hiện nay. Việt Nam luôn được xếp ở nhóm có tham nhũng cao. Không chỉ nằm ở con số 15-20 %, thậm chí nhiều nhà đầu tư cho biết phí bôi trơn chiếm khoảng 25-30% chi phí xây dựng.
Vì vậy những chi phí thật chi cho dự án rất khó làm rõ. Để giải quyết vấn đề này, cần thiết nhất là đưa BĐS về với giá trị thực của nó. Vẫn bôi trơn nhưng nhiều nhà đầu tư chấp nhận lấy lãi của thời gian đầu để bù đắp khoản phí “ngoài luồng” sau đó giảm giá thành sản phẩm với mong muốn kích cầu từ người mua.
Hiện nay các sàn giao dịch đang có hiện tượng bắt tay nhau nâng giá, điều này đã được đề cập trong cuộc hội thảo về Dự luật kinh doanh BĐS, cùng với hiện tượng công ty TNHH Hòa Bình tiết lộ giá bán căn hộ tại dự án Hòa Bình Green City có thể tăng ít nhất 10% so với dự kiến ban đầu. Khiến nhiều người nghi ngại về kỳ vọng đưa BĐS về với giá trị thực.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng đã từng nhấn mạnh: giá cao chính là ngọn nguồn của mọi khó khăn trên thị trường BĐS hiện nay. Biện pháp hữu hiệu nhất là các chủ đầu tư phải tiếp tục giảm giá sâu hơn nữa. Và không nên trông chờ vào Chính phủ, các doanh nghiệp BĐS nên tự cứu mình trước thực trạng này.
TS. Phạm Sỹ Liên còn cho biết: thị trường BĐS vốn được coi là nhiệt kế của nền kinh tế. Khi nền kinh tế phồn vinh, thị trường này sẽ phồn vinh, ngược lại, kinh tế suy thoái thì thị trường BĐS cũng suy thoái. Do đó, muốn vực dậy nền kinh tế thì cũng đồng nghĩa với việc phải cứu thị trường BĐS.
Lê Bảo

No comments:

Post a Comment