Phát biểu với các nhà báo tại Manila, bà Abigail Valte, phát
ngôn viên của Tổng thống Philippines Benigno Aquino, khẳng định rằng
chính quyền Manila vẫn tiếp tục xúc tiến các thủ tục tố tụng, bất chấp
những lời cảnh cáo chính thức của Trung Quốc về nguy cơ tổn hại quan hệ
song phương.
Trung Quốc đã đòi hỏi chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông. Không chỉ phớt lờ các tuyên bố chủ quyền của các nước khác trong vùng, từ Philippines, Việt Nam, cho đến Malaysia, Brunei, Bắc Kinh còn dùng sức mạnh lấn chiếm và giành quyền kiểm soát nhiều vùng biển đảo của nước khác, kể cả những khu vực trên nguyên tắc nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của láng giềng, rất xa bờ biển của Trung Quốc.
Sau vụ Trung Quốc giành quyền kiểm soát thực tế khu vực bãi Scarborough Shoal ở Biển Đông nằm ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, Manila vào tháng 01/2013 đã đệ đơn kiện Trung Quốc trước tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Bắc Kinh từ chối tham gia vụ kiện, nhưng không ngăn được tiến trình tố tụng.
Từ đó đến nay, Trung Quốc vừa tiếp tục lấn lướt Philippines ở những khu vực khác tại Biển Đông đang nằm dưới quyền kiểm soát của Manila – cụ thể là tại bãi Second Thomas Shoal (Trường Sa), nơi có một đơn vị Thủy quân lục chiến Philippines đồn trú - vừa liên tục hù dọa Philippines đòi nước này rút lại đơn kiện.
Thứ Tư 26/03 vừa qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã lại cảnh cáo Philippines về khả năng quan hệ song phương bị sứt mẻ, nếu Manila vẫn tiếp tục các hành vi « sai trái ».
Tuyên bố khẳng định tiếp tục vụ kiện vào hôm nay của Phủ Tổng thống Philippines là lời đáp trả của Manila. Theo bà Valte, chính quyền Philippines thừa hiểu là phán quyết của tòa án Liên Hợp Quốc có thể không có khả năng thực thi dù chống lại Trung Quốc. Tuy nhiên một quyết định thuận lợi cho Philippines sẽ củng cố lập trường của Manila.
Trong đơn kiện của mình, Philippines cáo buộc rằng các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại các vùng Biển Đông cách xa Trung Quốc đến 870 hải lý (1.611 km) đều bất hợp pháp theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển mà hai bên đều ký kết năm 1982.
Trung Quốc đã đòi hỏi chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông. Không chỉ phớt lờ các tuyên bố chủ quyền của các nước khác trong vùng, từ Philippines, Việt Nam, cho đến Malaysia, Brunei, Bắc Kinh còn dùng sức mạnh lấn chiếm và giành quyền kiểm soát nhiều vùng biển đảo của nước khác, kể cả những khu vực trên nguyên tắc nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của láng giềng, rất xa bờ biển của Trung Quốc.
Sau vụ Trung Quốc giành quyền kiểm soát thực tế khu vực bãi Scarborough Shoal ở Biển Đông nằm ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, Manila vào tháng 01/2013 đã đệ đơn kiện Trung Quốc trước tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Bắc Kinh từ chối tham gia vụ kiện, nhưng không ngăn được tiến trình tố tụng.
Từ đó đến nay, Trung Quốc vừa tiếp tục lấn lướt Philippines ở những khu vực khác tại Biển Đông đang nằm dưới quyền kiểm soát của Manila – cụ thể là tại bãi Second Thomas Shoal (Trường Sa), nơi có một đơn vị Thủy quân lục chiến Philippines đồn trú - vừa liên tục hù dọa Philippines đòi nước này rút lại đơn kiện.
Thứ Tư 26/03 vừa qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã lại cảnh cáo Philippines về khả năng quan hệ song phương bị sứt mẻ, nếu Manila vẫn tiếp tục các hành vi « sai trái ».
Tuyên bố khẳng định tiếp tục vụ kiện vào hôm nay của Phủ Tổng thống Philippines là lời đáp trả của Manila. Theo bà Valte, chính quyền Philippines thừa hiểu là phán quyết của tòa án Liên Hợp Quốc có thể không có khả năng thực thi dù chống lại Trung Quốc. Tuy nhiên một quyết định thuận lợi cho Philippines sẽ củng cố lập trường của Manila.
Trong đơn kiện của mình, Philippines cáo buộc rằng các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại các vùng Biển Đông cách xa Trung Quốc đến 870 hải lý (1.611 km) đều bất hợp pháp theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển mà hai bên đều ký kết năm 1982.
No comments:
Post a Comment