Cướp tài sản… của chính mình?
28/03/2014 20:42 (GMT + 7)
TTO - Bị cáo Vũ Xuân Sơn kêu oan, nói không cầm dao tấn công cán bộ thuế mà chỉ muốn đòi lại tiền bị "thu thuế lụi" thì tòa quyết định hoàn hồ sơ đề nghị điều tra hướng buộc bị cáo tội “cướp tài sản”.
Bị cáo Vũ Xuân Sơn kêu oan tại phiên tòa ngày 28-3 - Ảnh: Bùi Liêm
Biên lai thuế không có dấu mộc theo quy định nên ông Sơn nghi là bị thu thuế lụi - Ảnh: Bùi Liêm
Ngày 28-3, TAND Thị xã Đồng Xoài (tỉnh Bình Phước) mở lại phiên tòa sơ thẩm xét xử ông Vũ Xuân Sơn (57 tuổi, ngụ xã Tiến Hưng, thị xã Đồng Xoài) về tội cố ý gây thương tích. Cũng giống như tại phiên tòa trước đó (mở ngày 26-2, đã phải tạm hoãn vì thiếu các nhân chứng quan trọng), ông Sơn luôn kêu oan.
Ông Sơn cho rằng không cầm dao tấn công cán bộ thu thuế mà chỉ dùng tay, đấm ông Đỗ Đức Cảnh (đội phó đội thuế số 2 Chi cục thuế Thị xã Đồng Xoài) một cái nhưng bị hụt.
Tuy nhiên, sau khi thẩm vấn, chủ tọa phiên tòa (thẩm phán Bùi Văn Bình, Chánh án TAND Thị xã Đồng Xoài) đã tuyên bố hoàn trả hồ sơ cho VKS để điều tra bổ sung vì cho rằng có dấu hiệu cho thấy ông Vũ Xuân Sơn phạm tội cướp tài sản (?!)
Theo cáo trạng của VKSND thị xã Đồng Xoài được công bố tại phiên tòa, ông Sơn bị cáo buộc đã cầm dao gây thương tích cho ông Cảnh 3%.
Nội dung cáo trạng cho rằng: khoảng 9g ngày 14-10-2013, ông Cảnh cùng một cán bộ thuế khác là Phùng Cường (43 tuổi) đến tiệm sửa điện thoại Đại Vương của con trai ông Nguyễn Minh Vương để thu thuế môn bài. Ông Vương nộp 300.000 đồng và được ông Cảnh, ông Vương giao cho tờ biên lai thu thuế.
Khi ông Sơn đi chợ về, thấy tờ biên lai không có dấu mộc treo của cơ quan thuế nên chạy xe máy cầm theo con dao (dài khoảng 50cm) đuổi theo và dùng sống dao đánh một cái từ trên xuống dưới, từ phải qua trái trúng vào cánh tay trái của ông Cảnh.
Bị đánh, ông Cảnh lấy 300.000 đồng đã thu trả lại cho ông Vương, sau đó ông Cảnh và ông Cường đến Công an trình báo. Kết luận giám định thương tích của ông Cảnh là 3% nên VKS truy tố ông Cảnh về tội cố ý gây thương tích theo khoản 1 điều 104 Bộ luật hình sự. Ông Sơn bị bắt tạm giam từ ngày 6-11-2003 đến nay đã hơn 4 tháng.
Bị cáo chỉ đánh bằng tay, nạn nhân khai bị đâm bằng dao
Do thương tích ông Cảnh chỉ là 3% nên mấu chốt của vụ án để xác định ông Sơn có phạm tội “cố ý gây thương tích” hay không là phải làm rõ ông Sơn có dùng dao (hung khí nguy hiểm) để tấn công ông Cảnh hay không? Theo cáo trạng thì tang vật hung khí được thu giữ là con dao bầu dài 41cm, rộng 5cm, mũi nhọn.
Theo luật sư Đinh Văn Thảo, Đoàn luật sư TP.HCM (người bào chữa cho ông Sơn trong vụ án này), từ đầu vụ án đến nay, ông Sơn luôn khẳng định mình không cầm dao tấn công ông Cảnh. Cơ quan điều tra, VKS căn cứ vào lời khai của nạn nhân là ông Cảnh, lời khai một số nhân chứng như ông Cường để kết luận ông Sơn dùng dao.
Tuy nhiên, những lời khai các nhân chứng và nạn nhân lại rất mâu thuẫn với nhau. Có người khai con dao dài 30cm nhưng có người lại khai dài tới 70cm. Cáo trạng kết luận con dao ông Sơn dùng để gây án dài khoảng 50cm trong khi tang vật thu giữ là con dao dài 41cm. “Kết luận con dao có bề rộng 5cm thì hoàn toàn không thể nào gây ra vết thương của ông Cảnh như trong kết luận giám định”, luật sư Thảo nói.
Theo luật sư Thảo, do lời khai của nạn nhân, các nhân chứng mâu thuẫn, cần phải được làm rõ tại phiên tòa nhưng các nhân chứng quan trọng lại vắng mặt. Luật sư Thảo cho rằng vụ án phải được đánh giá dựa trên các chứng cứ có thật chứ không phải là những lời khai mơ hồ, thiếu thống nhất, thiếu căn cứ của người bị hại, nhân chứng. Việc truy tố ông Sơn phạm tội cố ý gây thương tích là thiếu căn cứ, gây oan sai cho ông.
Đuổi theo đòi lại tiền mình, không thể là cướp tài sản
Theo lời khai của ông Sơn, sở dĩ có việc ông chạy đuổi theo nhóm cán bộ thuế vì nghĩ rằng đây là việc lừa đảo, “thu thuế lụi” do biên lai không hề có dấu mộc của cơ quan thuế.
Tại phiên tòa, trả lời câu hỏi của luật sư là việc đi thu thuế mà trên biên lai thu không đóng dấu mộc treo là đúng hay sai? Nạn nhân Đỗ Đức Cảnh (cán bộ thuế) thừa nhận là sai, là sơ suất của mình nhưng cho rằng hóa đơn thu tiền là ‘hợp pháp” không phải giả bởi hóa đơn do cơ quan chức năng in ấn, ông chỉ là người thực thi nhiệm vụ.
Về việc ông Sơn chạy đuổi theo đòi lại tiền, ông Cảnh đề nghị tòa làm rõ và cho rằng ông Sơn có dấu hiệu cướp tài sản vì sau khi bị ông Sơn tấn công, ông Cảnh đã phải trả lại cho ông Sơn 300.000 đồng.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, thẩm phán Vương Văn Nghĩa, Tòa hình sự TAND TP.HCM cho biết: qua theo dõi vụ án này, thấy có nhiều vấn đề cần phải làm rõ. Thứ nhất là nguyên nhân dẫn đến việc ông Sơn tấn công hai cán bộ thuế chính là việc các cán bộ này đã có sai phạm trong khi thu thuế, dẫn đến việc bị người dân hiểu lầm là nhóm người đi lừa đảo.
Theo quy định thì hầu hết khoản thuế đều phải được nộp tại kho bạc, nên việc cán bộ thu thuế tận nơi lại không đưa hóa đơn thuế đúng quy định là tình tiết khiến người dân - ông Sơn hiểu lầm, chạy đuổi theo đòi lại tiền của mình. “Theo ý chí chủ quan của ông Sơn thì việc ông Sơn chạy theo để đòi lại tiền của chính gia đình ông mà ông cho rằng bị những người “lừa đảo” chiếm đoạt không thể nào xem là dấu hiệu của tội cướp tài sản được”, thẩm phán Nghĩa nói.
Cũng theo thẩm phán Nghĩa, cáo trạng của VKSND Thị xã Đồng Xoài còn truy tố ông Sơn thêm tình tiết tăng nặng là “để cản trở công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân” cũng là điều không đúng.
BÙI LIÊM - CHI MAI
28/03/2014 20:42 (GMT + 7)
TTO - Bị cáo Vũ Xuân Sơn kêu oan, nói không cầm dao tấn công cán bộ thuế mà chỉ muốn đòi lại tiền bị "thu thuế lụi" thì tòa quyết định hoàn hồ sơ đề nghị điều tra hướng buộc bị cáo tội “cướp tài sản”.
Bị cáo Vũ Xuân Sơn kêu oan tại phiên tòa ngày 28-3 - Ảnh: Bùi Liêm
Biên lai thuế không có dấu mộc theo quy định nên ông Sơn nghi là bị thu thuế lụi - Ảnh: Bùi Liêm
Ngày 28-3, TAND Thị xã Đồng Xoài (tỉnh Bình Phước) mở lại phiên tòa sơ thẩm xét xử ông Vũ Xuân Sơn (57 tuổi, ngụ xã Tiến Hưng, thị xã Đồng Xoài) về tội cố ý gây thương tích. Cũng giống như tại phiên tòa trước đó (mở ngày 26-2, đã phải tạm hoãn vì thiếu các nhân chứng quan trọng), ông Sơn luôn kêu oan.
Ông Sơn cho rằng không cầm dao tấn công cán bộ thu thuế mà chỉ dùng tay, đấm ông Đỗ Đức Cảnh (đội phó đội thuế số 2 Chi cục thuế Thị xã Đồng Xoài) một cái nhưng bị hụt.
Tuy nhiên, sau khi thẩm vấn, chủ tọa phiên tòa (thẩm phán Bùi Văn Bình, Chánh án TAND Thị xã Đồng Xoài) đã tuyên bố hoàn trả hồ sơ cho VKS để điều tra bổ sung vì cho rằng có dấu hiệu cho thấy ông Vũ Xuân Sơn phạm tội cướp tài sản (?!)
Theo cáo trạng của VKSND thị xã Đồng Xoài được công bố tại phiên tòa, ông Sơn bị cáo buộc đã cầm dao gây thương tích cho ông Cảnh 3%.
Nội dung cáo trạng cho rằng: khoảng 9g ngày 14-10-2013, ông Cảnh cùng một cán bộ thuế khác là Phùng Cường (43 tuổi) đến tiệm sửa điện thoại Đại Vương của con trai ông Nguyễn Minh Vương để thu thuế môn bài. Ông Vương nộp 300.000 đồng và được ông Cảnh, ông Vương giao cho tờ biên lai thu thuế.
Khi ông Sơn đi chợ về, thấy tờ biên lai không có dấu mộc treo của cơ quan thuế nên chạy xe máy cầm theo con dao (dài khoảng 50cm) đuổi theo và dùng sống dao đánh một cái từ trên xuống dưới, từ phải qua trái trúng vào cánh tay trái của ông Cảnh.
Bị đánh, ông Cảnh lấy 300.000 đồng đã thu trả lại cho ông Vương, sau đó ông Cảnh và ông Cường đến Công an trình báo. Kết luận giám định thương tích của ông Cảnh là 3% nên VKS truy tố ông Cảnh về tội cố ý gây thương tích theo khoản 1 điều 104 Bộ luật hình sự. Ông Sơn bị bắt tạm giam từ ngày 6-11-2003 đến nay đã hơn 4 tháng.
Bị cáo chỉ đánh bằng tay, nạn nhân khai bị đâm bằng dao
Do thương tích ông Cảnh chỉ là 3% nên mấu chốt của vụ án để xác định ông Sơn có phạm tội “cố ý gây thương tích” hay không là phải làm rõ ông Sơn có dùng dao (hung khí nguy hiểm) để tấn công ông Cảnh hay không? Theo cáo trạng thì tang vật hung khí được thu giữ là con dao bầu dài 41cm, rộng 5cm, mũi nhọn.
Theo luật sư Đinh Văn Thảo, Đoàn luật sư TP.HCM (người bào chữa cho ông Sơn trong vụ án này), từ đầu vụ án đến nay, ông Sơn luôn khẳng định mình không cầm dao tấn công ông Cảnh. Cơ quan điều tra, VKS căn cứ vào lời khai của nạn nhân là ông Cảnh, lời khai một số nhân chứng như ông Cường để kết luận ông Sơn dùng dao.
Tuy nhiên, những lời khai các nhân chứng và nạn nhân lại rất mâu thuẫn với nhau. Có người khai con dao dài 30cm nhưng có người lại khai dài tới 70cm. Cáo trạng kết luận con dao ông Sơn dùng để gây án dài khoảng 50cm trong khi tang vật thu giữ là con dao dài 41cm. “Kết luận con dao có bề rộng 5cm thì hoàn toàn không thể nào gây ra vết thương của ông Cảnh như trong kết luận giám định”, luật sư Thảo nói.
Theo luật sư Thảo, do lời khai của nạn nhân, các nhân chứng mâu thuẫn, cần phải được làm rõ tại phiên tòa nhưng các nhân chứng quan trọng lại vắng mặt. Luật sư Thảo cho rằng vụ án phải được đánh giá dựa trên các chứng cứ có thật chứ không phải là những lời khai mơ hồ, thiếu thống nhất, thiếu căn cứ của người bị hại, nhân chứng. Việc truy tố ông Sơn phạm tội cố ý gây thương tích là thiếu căn cứ, gây oan sai cho ông.
Đuổi theo đòi lại tiền mình, không thể là cướp tài sản
Theo lời khai của ông Sơn, sở dĩ có việc ông chạy đuổi theo nhóm cán bộ thuế vì nghĩ rằng đây là việc lừa đảo, “thu thuế lụi” do biên lai không hề có dấu mộc của cơ quan thuế.
Tại phiên tòa, trả lời câu hỏi của luật sư là việc đi thu thuế mà trên biên lai thu không đóng dấu mộc treo là đúng hay sai? Nạn nhân Đỗ Đức Cảnh (cán bộ thuế) thừa nhận là sai, là sơ suất của mình nhưng cho rằng hóa đơn thu tiền là ‘hợp pháp” không phải giả bởi hóa đơn do cơ quan chức năng in ấn, ông chỉ là người thực thi nhiệm vụ.
Về việc ông Sơn chạy đuổi theo đòi lại tiền, ông Cảnh đề nghị tòa làm rõ và cho rằng ông Sơn có dấu hiệu cướp tài sản vì sau khi bị ông Sơn tấn công, ông Cảnh đã phải trả lại cho ông Sơn 300.000 đồng.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, thẩm phán Vương Văn Nghĩa, Tòa hình sự TAND TP.HCM cho biết: qua theo dõi vụ án này, thấy có nhiều vấn đề cần phải làm rõ. Thứ nhất là nguyên nhân dẫn đến việc ông Sơn tấn công hai cán bộ thuế chính là việc các cán bộ này đã có sai phạm trong khi thu thuế, dẫn đến việc bị người dân hiểu lầm là nhóm người đi lừa đảo.
Theo quy định thì hầu hết khoản thuế đều phải được nộp tại kho bạc, nên việc cán bộ thu thuế tận nơi lại không đưa hóa đơn thuế đúng quy định là tình tiết khiến người dân - ông Sơn hiểu lầm, chạy đuổi theo đòi lại tiền của mình. “Theo ý chí chủ quan của ông Sơn thì việc ông Sơn chạy theo để đòi lại tiền của chính gia đình ông mà ông cho rằng bị những người “lừa đảo” chiếm đoạt không thể nào xem là dấu hiệu của tội cướp tài sản được”, thẩm phán Nghĩa nói.
Cũng theo thẩm phán Nghĩa, cáo trạng của VKSND Thị xã Đồng Xoài còn truy tố ông Sơn thêm tình tiết tăng nặng là “để cản trở công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân” cũng là điều không đúng.
BÙI LIÊM - CHI MAI
No comments:
Post a Comment