Phunutoday.vn - 28/03/2014 12:45
(Xi nhan) - Bị đầu độc bởi
những món "đặc sản" sử dụng toàn hóa chất nên cũng dễ hiểu vì sao số
người Việt mắc bệnh ung thư và chết vì bệnh này lại cao như thế.
Chưa khi nào người dân Việt Nam lại phải “đương
đầu” với nhiều loại thực phẩm bẩn như hiện nay. Từ các món ăn khô đến
ướt, từ món mặn đến món ngọt, từ đồ dầm cho đến đồ chín, từ bữa sáng đến
bữa đêm… nguy cơ bị đầu độc từ thực phẩm luôn rình rập.
Cái sự bẩn của thực phẩm dường như không còn giới hạn ở mức đau bụng, tiêu chảy mà đã có người cho rằng, tình trạng bệnh ung thư gia tăng cũng liên quan đến thực phẩm bẩn, thực phẩm nhiễm hóa chất…
Mới đây nhất, dư luận lại được một phen xôn xao khi báo chí đăng tải thông tin sữa ngô - loại thức uống thơm ngon, hấp dẫn đang rất được ưa chuộng hiện nay được sản xuất bằng một công nghệ siêu lợi nhuận.
Theo đó, chỉ với 90.000 đồng cho 2 chai tinh dầu sữa và tinh dầu ngô là có thể dùng chế biến cho khoảng 100 lít sữa ngô. Trong khi đó, để làm chừng ấy lít sữa ngô thông thường sẽ chi phí khoảng 900.000 đồng cho khoảng 30 lít sữa tươi trong quá trình chế biến. Như vậy, nếu không tính các nguyên liệu chính như ngô, đường và sữa đặc phụ thêm thì chêng lệch chi phí ở sữa tươi đã là 10 lần.
Và tất nhiên, sữa ngô chỉ là một trong rất rất nhiều các món ăn hiện nay sử dụng công nghệ chế biển thực phẩm hoàn toàn bằng hóa chất.
Những món ngon như đặc sản "vịt quay Bắc Kinh", ruốc, mắm tép được bày bán công khai tại nhiều cửa hàng với màu sắc và mùi vị thơm ngon, hấp dẫn được nhiều người yêu thích nhưng ít ai biết rằng chúng được chế biến từ vịt chết dịch, lợn chết, lợn tai xanh...
Theo tiết lộ từ một chủ cửa hàng có thâm niêm gần chục năm gắn bó với “nghiệp” chế biến vịt, ngan nướng: “Tại Hà Nội có hàng nghìn cửa hàng lớn nhỏ bán vịt, ngan nướng. Mức độ tiêu thụ là vô cùng lớn, nguồn nguyên liệu trong nước vừa đắt lại không thể cung cấp đủ cho tất cả các cửa hàng.
Cho nên, rất nhiều quán vịt nướng sử dụng nguồn thịt vịt là thịt đông lạnh lấy từ các chợ đầu mối hoặc các đầu nậu. Tất cả các nguồn này đa phần đều có xuất xứ từ Trung Quốc chuyển về qua đường tiểu ngạch với mức giá thấp hơn nhiều”.
Khi tới tay các chủ cửa hàng, để sản phẩm trông bắt mắt hơn, các chủ quán phết lên thịt vịt một lớp phẩm màu hoặc nhúng vào hóa chất hương liệu, khiến sau khi nướng vịt trông rất bắt mắt. Mùi thơm hấp dẫn của vịt nướng cũng từ loại hương liệu hóa chất đó mà ra. Đa phần các hóa chất, phẩm màu này đều độc hại và đã bị cấm, song trên thực tế vẫn được các chủ quán sử dụng một cách phổ biến.
Bị đầu độc bởi chính những món "đặc sản" như trên, thế nên cũng dễ hiểu vì sao số người mắc bệnh ung thư và chết vì bệnh này lại cao như thế.
Theo thông tin tại hội thảo khoa học "Ung bướu quốc gia" lần thứ VII với chủ đề “Phòng chống ung thư ở phụ nữ” diễn ra ngày 25/10/2013 tại Cần Thơ, Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ ung thư cao nhất thế giới.
Theo đó, mỗi năm nước ta có khoảng 150.000 người mới mắc ung thư và 75.000 người tử vong vì căn bệnh này.
Vì mục đích lợi nhuận, bởi đồng tiền che mắt, không ít chủ cửa hàng kinh doanh thực phẩm đã sẵn sàng đầu độc đồng bào mình bằng cách bán ra những sản phẩm không đảm bảo chất lượng, sử dụng toàn hóa chất.
Thực trạng này quả thật khiến không ít người lo lắng, xót xa.
Cái sự bẩn của thực phẩm dường như không còn giới hạn ở mức đau bụng, tiêu chảy mà đã có người cho rằng, tình trạng bệnh ung thư gia tăng cũng liên quan đến thực phẩm bẩn, thực phẩm nhiễm hóa chất…
Mới đây nhất, dư luận lại được một phen xôn xao khi báo chí đăng tải thông tin sữa ngô - loại thức uống thơm ngon, hấp dẫn đang rất được ưa chuộng hiện nay được sản xuất bằng một công nghệ siêu lợi nhuận.
Những chai tinh dầu không có xuất xứ rõ ràng được sử dụng trong chế biến sữa ngô. |
Theo đó, chỉ với 90.000 đồng cho 2 chai tinh dầu sữa và tinh dầu ngô là có thể dùng chế biến cho khoảng 100 lít sữa ngô. Trong khi đó, để làm chừng ấy lít sữa ngô thông thường sẽ chi phí khoảng 900.000 đồng cho khoảng 30 lít sữa tươi trong quá trình chế biến. Như vậy, nếu không tính các nguyên liệu chính như ngô, đường và sữa đặc phụ thêm thì chêng lệch chi phí ở sữa tươi đã là 10 lần.
Và tất nhiên, sữa ngô chỉ là một trong rất rất nhiều các món ăn hiện nay sử dụng công nghệ chế biển thực phẩm hoàn toàn bằng hóa chất.
Những món ngon như đặc sản "vịt quay Bắc Kinh", ruốc, mắm tép được bày bán công khai tại nhiều cửa hàng với màu sắc và mùi vị thơm ngon, hấp dẫn được nhiều người yêu thích nhưng ít ai biết rằng chúng được chế biến từ vịt chết dịch, lợn chết, lợn tai xanh...
Theo tiết lộ từ một chủ cửa hàng có thâm niêm gần chục năm gắn bó với “nghiệp” chế biến vịt, ngan nướng: “Tại Hà Nội có hàng nghìn cửa hàng lớn nhỏ bán vịt, ngan nướng. Mức độ tiêu thụ là vô cùng lớn, nguồn nguyên liệu trong nước vừa đắt lại không thể cung cấp đủ cho tất cả các cửa hàng.
Cho nên, rất nhiều quán vịt nướng sử dụng nguồn thịt vịt là thịt đông lạnh lấy từ các chợ đầu mối hoặc các đầu nậu. Tất cả các nguồn này đa phần đều có xuất xứ từ Trung Quốc chuyển về qua đường tiểu ngạch với mức giá thấp hơn nhiều”.
Khi tới tay các chủ cửa hàng, để sản phẩm trông bắt mắt hơn, các chủ quán phết lên thịt vịt một lớp phẩm màu hoặc nhúng vào hóa chất hương liệu, khiến sau khi nướng vịt trông rất bắt mắt. Mùi thơm hấp dẫn của vịt nướng cũng từ loại hương liệu hóa chất đó mà ra. Đa phần các hóa chất, phẩm màu này đều độc hại và đã bị cấm, song trên thực tế vẫn được các chủ quán sử dụng một cách phổ biến.
Bị đầu độc bởi chính những món "đặc sản" như trên, thế nên cũng dễ hiểu vì sao số người mắc bệnh ung thư và chết vì bệnh này lại cao như thế.
Theo thông tin tại hội thảo khoa học "Ung bướu quốc gia" lần thứ VII với chủ đề “Phòng chống ung thư ở phụ nữ” diễn ra ngày 25/10/2013 tại Cần Thơ, Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ ung thư cao nhất thế giới.
Theo đó, mỗi năm nước ta có khoảng 150.000 người mới mắc ung thư và 75.000 người tử vong vì căn bệnh này.
Vì mục đích lợi nhuận, bởi đồng tiền che mắt, không ít chủ cửa hàng kinh doanh thực phẩm đã sẵn sàng đầu độc đồng bào mình bằng cách bán ra những sản phẩm không đảm bảo chất lượng, sử dụng toàn hóa chất.
Thực trạng này quả thật khiến không ít người lo lắng, xót xa.
No comments:
Post a Comment