Thật đau lòng khi hàng ngày các bé đi học về lại tâm sự chuyện thầy cô dạy con nói dối ở lớp.
Sau khi báo .vn đăng tải bài viết giáo viên dạy học sinh nói dối, bài viết ngay lập tức đã nhận được rất nhiều người quan tâm, nhất là các bậc phụ huynh có con em trong độ tuổi tới trường. Phóng viên Báo gia đình xã hội đã có cuộc trò chuyện với những chuyên gia tâm lý tư vấn về giáo dục thuộc trung tâm tư vấn Minh Tâm để có những cái nhìn sâu sắc, toàn diện hơn và đưa ra những biện pháp giúp ích cho các bậc phụ huynh khi có con là “nạn nhân” của việc thầy cô “dạy” nói dối
“Môn học nói dối”
Ngoài những kiến thức giành cho các em, các thầy cô còn vô tình hay hữu ý dạy cho trẻ cách nói dối và phải biết cách chấp nhận nói dối. Ảnh minh họa
|
Trẻ em tới trường để học tập rèn luyện những điều hay, các bậc phụ huynh tin tưởng gửi niềm tin vào các thầy cô giáo, những người chắp cánh ước mơ cho con trẻ hành trang tri thức bước vào đời. Nhưng ngoài những kiến thức giành cho các em các thầy cô còn vô tình hay hữu ý dạy cho trẻ cách nói dối và phải biết cách chấp nhận nói dối.
Tại sao lại nói rằng trẻ phải chấp nhận việc nói dối, bởi lẽ nó vẫn diễn ra, trẻ biết là sai nhưng vấn phải đón nhận. Cô giáo dặn học sinh nói dối khi có đoàn kiểm tra tới, cô giáo dạy học sinh nói dối lý do không đi thăm quan, bắt học sinh làm văn theo mẫu trong khi các em không muốn, không thấy những gì mình nhìn nhận được là giống như trong bài văn mẫu của cô. Ví dụ như tả bà là phải móm mém, miệng nhai trầu, tóc bà trắng, bà rất hiền.... nhưng trong thực tế bà của các em không như vậy, không móm mém, không ăn trầu nhưng các em vẫn phải tả giống bài văn mẫu của cô, nếu tả không giống sẽ bị điểm kém... thế có phải là nói dối không? Môn học mới của giáo dục mang tên nói dối.
Nhìn chung có nhiều lý do để giáo viên dạy trẻ nói dối hay cách khác là bắt trẻ nói dối, lý do quan trọng nhất là bệnh thành tích, vì thành tích mà giáo viên phải dạy trẻ trăm ngàn lý do cho hợp lý. Đạo đức nhà giáo ở một số đông giáo viên giờ không còn nữa, giáo viên không nghĩ tới việc dạy trẻ về nhân cách ra sao mà chỉ quan tâm làm sao dạy tốt về kiến thức.
Thật đau lòng khi hàng ngày các bé đi học về lại tâm sự chuyện thầy cô dạy con nói dối ở lớp, con biết, bố mẹ biết nhưng không biết phải làm sao, lên tiếng phản đối thì lại lo con mình bị “vùi dập”, vì thế chì còn có cách giải thích cho con hiểu, nói dối là sai, con không được nói dối và vì lý do nào đó thầy cô mới dạy các con như vậy nhưng các con không được học theo. Bố mẹ thương con, thương tâm hồn non nớt kia đang bị dạy những điều xấu nhưng chẳng thể phản kháng lại. Mà phản kháng cũng không tác dụng vì đôi khi còn làm ảnh hưởng tới con trẻ, vậy nên biện pháp tốt nhất là các bậc phụ huynh nên giải thích cho con hiểu.
Lời khuyên của chuyên gia tâm lý giáo dục
Phóng viên Báo Gia đình & Xã hội đã có cuộc trò chuyện với những chuyên gia tâm lý tư vấn về giáo dục thuộc trung tâm tư vấn Minh Tâm để có những cái nhìn sâu sắc, toàn diện hơn và đưa ra những biện pháp giúp ích cho các bậc phụ huynh khi có con là “nạn nhân” của việc thầy cô “dạy” nói dối. Theo chuyên gia tâm lý (CGTL) khi nói tới việc giáo viên dạy trẻ nói dối thì xét trên 2 khía cạnh là giáo viên và học sinh.
“Đầu tiên là giáo viên, ngoài việc dạy cho học sinh kiến thức thì đáng lẽ ra giáo viên nên dạy cho trẻ cách làm người, nhưng vì một số lý do như phải đạt được thành tích mà giáo viên sẵn sàng cho trẻ điểm cao trong khi năng lực của trẻ không được như vậy. Đây cũng là nói dối, tự lừa dối bản thân, học sinh, gia đình học sinh và rộng ra là cả xã hội. Ở trên lớp giáo viên dạy học sinh những điều không đúng, ngay cả trẻ cũng biết là nói dối nhưng vẫn phải làm, phải tiếp nhận một cách máy móc máy móc, từ việc dạy trẻ nói dối đã làm thay đổi nhân cách, đạo đức nghề nghiệp của giáo viên, cái nhìn, sự tin tưởng của học sinh, gia đình học sinh, cả xã hội vào trường lớp.
Về khía cạnh học sinh, việc bị tiếp nhận nói dối làm ảnh hưởng tới nhân cách, cách sống, làm người. Nếu tình trạng này cứ tiếp diễn những đứa trẻ sau này sẽ có một nhân cách không tốt.”
Cũng theo như chuyên gia tâm lý thì vấn đề này chỉ được “dập tắt” khi mà bệnh thành tích không còn, các giáo viên chú trọng tới việc dạy nhân cách cho trẻ chứ không phải chỉ biết dạy kiến thức. Ngoài ra, CGTL cũng đưa ra lời khuyên cho các bậc phụ huynh khi biết các thầy cô dạy trẻ nói dối là “hãy lắng nghe con nói, hỏi con xem theo con nói dối như vậy là đúng hay sai. Đối với những trẻ đã lớn như cấp 2 cấp 3 thì việc nhìn nhận nói dối của thầy cô là đã rõ ràng, nhưng với trẻ ở mầm non hay tiểu học thì còn rất mơ hồ, vậy nên bố mẹ nên phân tích cho con trẻ hiểu. Có thể nhẹ nhàng dạy con qua các câu chuyện về sự trung thực, từ đó nói cho con hiểu nói dối là sai. Nếu như một số trường hợp thầy cô bắt các con nói dối nhiều quá và con cảm thấy không thể nói dối như thầy cô dạy thì hãy mạnh dạn lên tiếng, nói với cô con không muốn nói dối.
Ngoài ra, bố mẹ nên quan tâm con nhiều hơn, giành nhiều thời gian hỏi han, lắng nghe những câu chuyện ở lớp của con, từ đó đưa ra được những lời khuyên, biện pháp dạy con cho đúng. Trong các buổi họp phụ huynh, phụ huynh cũng nên đưa ra ý kiến về việc này để các giáo viên hiểu và từ đó sẽ hạn chế dạy trẻ nói dối.
Theo như các CGTL thì vấn đề học sinh bị thầy cô dạy nói dối được rất nhiều bậc phụ huynh gọi điện tới tổng đài để chia sẻ, phàn nàn và tìm ra được lời khuyên hữu ích cho việc giáo dục con trẻ. Có thể thấy đây là vấn đề không mới và đã âm ỉ cháy rất lâu trong các nhà trường, nó làm ảnh hưởng không nhỏ tới học sinh, sự tin tưởng của các bậc phụ huynh khi hàng ngày đưa con tới lớp mà không biết con mình sẽ học thêm được điều xấu gì, chúng ta cần chung tay, lên tiếng phản đối để tình trạng này được đẩy lùi.
Các em học sinh trước khi tới trường chỉ như một tờ giấy trắng và người vẽ lên trang giấy đó là nhà trường. Tờ giấy đó sẽ là một bức tranh đẹp về nhân cách tri thức hay không phần nhiêu nhờ sự dạy dỗ của thầy cô. Mong sao chuyện giáo viên dạy học sinh nói dối không còn nữa, đừng để giáo dục có thêm một môn học mang tên nói dối.
Ngọc Tính
No comments:
Post a Comment