Friday, March 28, 2014

Vì sao tiếp viên Vietnam Airlines thích “chôm” hàng Nhật



Thứ sáu, 2014-03-28 21:25:03 - Nguồn: Internet
Vì sao tiếp viên Vietnam Airlines thích “chôm” hàng Nhật Theo chia sẻ của một số tiếp viên, theo quy định họ được mang khoảng 30 kg hành lý, ngoài ra còn được mang theo một túi áo khoác và một vali bé. Như vậy, nếu tậ...
Liên tiếp các vụ vận chuyển hàng lậu của tiếp viên Vietnam Airlines bị phát hiện thời gian gần đây chủ yếu là các mặt hàng từ Nhật Bản.
    Trong số các vụ vận chuyển hàng lậu của tiếp viên Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines), phần lớn là do các tiếp viên nữ thực hiện. Điểm lại các vụ vi phạm cho thấy, những mặt hàng các nữ tiếp viên này xách lên máy bay bao gồm chủ yếu là các hàng mỹ phẩm, quần áo, giày dép, nước hoa… cho đến các mặt hàng thực phẩm như sữa, tảo xoắn… có nguồn gốc Nhật Bản.
    Nhiều người tỏ ra băn khoăn không hiểu vì sao hàng Nhật lại có sức hấp dẫn khiến nhiều nữ tiếp viên nổi máu ham, liều lĩnh phạm pháp như vậy?
    Thứ nhất, theo báo đài ở Nhật, những lỗ hỏng hải quan tại các sân bay của Nhật đã vô tình tiếp tay cho những nữ tiếp viên Vietnam Airlines thực hiện hành vi của mình. Tại các phi trường quốc tế ở Nhật Bản, hải quan chỉ chú trọng đến việc kiểm soát ma túy, vũ khí. Nếu trong hành lý khi xuất nhập cảnh của phi hành đoàn không có hai thứ này thì chỉ soát qua cho có lệ hoặc nhiều lúc chẳng cần ngó đến. Chuyện các nữ tiếp viên hàng không Vietnam Airlines bị bắt giữ gần đây tại các phi trường quốc tế Narita là do cảnh sát phòng chống tội phạm báo trước khi khai thác tin tức từ những người Việt Nam bị bắt về tội ăn cắp hàng hóa ở những cửa tiệm trên đất Nhật.
    Thứ hai, việc vận chuyển hàng lậu của tiếp viên hàng không về Việt Nam bắt nguồn từ một nguyên nhân quan trọng, đó chính là nhu cầu hàng Nhật ở Việt Nam.
    Điều này được minh chứng bằng việc các shop bán hàng xách tay từ Nhật về Việt Nam ngày càng mở rộng về quy mô và số lượng. Tại Hà Nội, phố Nguyễn Sơn (quận Long Biên) được coi là thiên đường hàng xách tay Nhật. Nhiều người cho rằng đây cũng là nơi tiêu thụ số lượng hàng lậu lớn từ Nhật từ Việt Nam. Phố Nguyễn Sơn cách trung tâm Hà Nội khoảng 10 phút đi xe máy, là nơi tập trung của nhiều cơ quan liên quan đến hàng không Việt Nam như: bảo tàng hàng không, trung tâm của đoàn tiếp viên hàng không…
    Vì sao tiếp viên Vietnam Airlines thích “chôm” hàng Nhật
     Cửa hàng bán hàng xách tay Nhật trên phố Nguyễn Sơn. Ảnh: Đất Việt.
    Con phố có khoảng 20 cửa hàng trải dài mặt phố cũng như nằm trong các ngõ nhỏ, nhìn qua khá trầm lắng nhưng khi đi vào bên trong thì thực sự sôi động. Có cửa hàng quy mô như một siêu thị mini với diện tích mặt bằng có thể lên tới 200 m2, bày bán đủ các mặt hàng như: sữa tắm, bàn chải đánh răng, mỹ phẩm, kính mắt, nồi, chảo, bia rượu… với giá khá cao.
    Theo chia sẻ của một số tiếp viên, theo quy định họ được mang khoảng 30 kg hành lý, ngoài ra còn được mang theo một túi áo khoác và một vali bé. Như vậy, nếu tận dụng tối đa để đựng hàng mang về, tổng số hàng mà một tiếp viên được mang khoảng 50 kg. Tuy nhiên, tiếp viên vẫn có thể mang nhiều hơn bằng cách gửi bạn bè hoặc "làm ăn" với một số nhân viên của ngành chức năng khác để tăng được số lượng hàng mang về và hai bên ăn chia với nhau. Đây cũng là một trong những cách mà tiếp viên có thể mang hàng lậu từ Nhật về Việt Nam.
    Nói về các cửa hàng buôn bán hàng Nhật, không chỉ bày bán sản phẩm thực tế còn có rất nhiều cửa hàng bán hàng trực tuyến. Trên mạng xuất hiện nhiều shop bán hàng xách tay Nhật với các mặt hàng chủ yếu là mỹ phẩm, thực phẩm, đồ gia dụng, hàng thời trang và đồ trẻ em. Hầu hết các shop này đều đưa ra những lời chào mời rất hấp dẫn như: Hàng xách tay Nhật xịn, hàng tốt, giá rẻ, nhận đặt hàng Nhật, mỹ phẩm giá rẻ… kèm cả những chương trình khuyến mại mua 3 tặng 1, mua thứ này tặng thứ khác.
    Hàng hóa cũng được chào bán và cập nhật thường xuyên trên mạng xã hội như Facebook. Một số sản phẩm rất được ưa chuộng tại Việt Nam như dầu gội đầu Tsubaki, mỹ phẩm Shiseido, tảo xoắn, sữa trẻ em… thường được các shop nhập về trước và luôn có sẵn, còn hàng điện tử, đồ gia dụng và quần áo thì theo đơn đặt hàng của khách hàng, thông thường sau 1-2 tuần sẽ có hàng.
    Thứ ba, một nguyên nhân nữa khiến các tiếp viên hàng không "khoái" buôn lậu hàng Nhật đó là thu nhập từ việc buôn hàng lậu là khá cáo. Hiện tại mỗi ngày Vietnam Airlines có hơn 10 chuyến bay khứ hồi từ Hà Nội và TP HCM đi/đến các sân bay ở 4 thành phố lớn của Nhật Bản. Làm một phép tính đơn giản, mỗi ngày có thể có khoảng tấn hàng được chuyển từ Nhật về Việt Nam theo đường hàng không.
    Lương của tiếp viên hàng không cũng khá cao, trung bình khoảng 20 triệu đồng/tháng (vào năm 2013), cộng thêm các khoản thu nhập phụ thuộc vào thời gian bay và trợ cấp giờ bay, cùng với phụ phí khách sạn, ăn uống, đi lại, tiếp viên hàng không mỗi tháng cũng cầm trong tay khoản tiền lớn. Tuy vậy, một nguồn thu nhập đáng kể của ngành này lại đến từ việc vận chuyển hàng hóa về nước để bán lại lấy lời.
    Theo Kiến thức

    No comments:

    Post a Comment