HNSG2015-March 18, 2014
Crimea sát nhập vào Liên xô
Thế là Crimea tuyên bố độc lập, sau cuộc bỏ phiếu hôm Chủ Nhật với tỷ lệ áp đảo hơn 95% phiếu đòi ly khai khỏi Ukraine. Như thế, Việt Nam có thể bị trúng kế ly khai nào không, theo kịch bản hung hiểm nào từ đàn anh Trung Quốc dàn dựng?
Chuyện Crimea ly khai dễ hiểu, vì 60% cư dân Crimea là sắc tộc Nga, và ngôn ngữ Nga là tiếng nói chính thức, và vì lính Nga đang tràn ngập nơi bán đảo này.
Trên bán đảo Crimea có 2 triệu người, trong khi toaà bộ Ukraine là 45 triệu người, với 58% là dân gốc Nga, 24% là dân Ukraine, và 12% là sắc tộc Tatar Crimean.
Lúc đầu, lãnh tụ Liên Xô Nikita Krushchev năm 1954 lấy mảnh đất Crimea tặng cho Ukraine khi Liên Bang Xô Viết còn tồn tại, và Ukraine là một phần của Liên Xô.
Lúc đầu, lãnh tụ Liên Xô Nikita Krushchev năm 1954 lấy mảnh đất Crimea tặng cho Ukraine khi Liên Bang Xô Viết còn tồn tại, và Ukraine là một phần của Liên Xô.
Người ta nói, lúc đó Krushchev đang say, và vì ông có nhiều ơn nghĩa với Ukraine: ông là người sắc tộc Nga sinh tại một thị trấn Nga, nhưng là “cán bộ nguồn” được trưởng thành qua Đảng Cộng sản Ukrain và rồi làm Tổng Bí thư Đảng CS Ukraine trong thời Stalin đang thanh trừng dữ dội. Krushchev có 3 vợ và nhiều tình nhân, trong đó có nhuũng người là Ukriane, thế là viêc uống rượu say và lấy mảng Crinea tặng cho Ukraine cũng là hành vi có thể hiểu được.
Hãy hình dung thế này, có bao giờ một mảng phía bắc ở Lạng Sơn, Lào Cai hay Quảng Ninh, nơi nhiều sắc tộc thiểu số cư ngụ… một hôm theo sự xúi giục của Trung Quốc liền theo gương Crimea đòi ly khai?
Hay giả sử, một mảng Tây Nguyên, nơi có nhiều công nhân Trung Quốc đang làm việc ở các nhà máy bauxite, một hôm tuyên bố độc lập, và khi chính phủ Việt Nam trấn áp thì nhà nước Bắc Kinh ầm ĩ, theo gương Putin, tuyên bố đưa quân bảo vệ người sắc tộc Hán tộc?
Hay giả sử, Trung Quốc dàn dựng một chính phủ thân Bắc Kinh ở Cam Bốt, và rồi cho gián điệp người sắc tộc Cam Bốt sang xúi giục 6 tỉnh Đồng Bằng Cửu Long tuyên bố độc lập lấy tên là Cộng hòa Khmer Krom?
Hay đơn giản hơn, ngay tại Bình Dương, Quảng Trị, Hà Tĩnh… cũng có thể ly khai khi tìm cách trở thành một Crimea Châu Á?
Bản tin RFI nêu lên một cơ nguy mới là sức mạnh mềm của TQ, cụ thể là tiền đầu tư:
“Việc Trung Quốc gia tăng đầu tư vào Việt Nam đang gây lo ngại cho các chuyên gia về nguy cơ Việt Nam mất quyền kiểm soát kinh tế, đặc biệt với việc các công ty Trung Quốc dần dần thâu tóm các công ty Việt Nam.
Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài, trong năm 2013, vốn đầu tư ngoại quốc trực tiếp FDI từ Trung Quốc vào Việt Nam đã tăng đột biến, lên đến mức hơn 2,3 tỉ đôla so với 345 triệu đôla của năm 2012, đặc biệt là đầu tư vào hai lĩnh vực bất động sản và dệt may. Ngoài ra, doanh nghiệp Trung Quốc còn đẩy mạnh tiếp cận các lĩnh vực: khai khoáng, sản xuất và chế biến, xây dựng và cơ sở hạ tầng…
Trong bối cảnh đó, vào tuần trước, Thông tấn xã Việt Nam loan tin là Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định vừa cấp giấy chứng nhận đầu tư cho một công ty dệt may của Trung Quốc xây dựng một nhà máy với tổng vốn đầu tư 68 triệu đôla (tương đương hơn 1.400 tỷ đồng) tại khu công nghiệp Bảo Minh (huyện Vụ Bản). Thời hạn sử dụng đất 46 năm kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đầu tư.
Dự án này được loan báo vào lúc mà các doanh nghiệp dệt may Trung Quốc đang gia tăng đầu tư vào Việt Nam, với hy vọng sau này được hưởng những điều kiện ưu đãi khi Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), với thuế suất xuất khẩu may mặc của Việt Nam sẽ được giảm xuống đến mức có thể chỉ còn 0% khi nhập vào Mỹ, thị trường lớn nhất của Việt Nam trong số các nước tham gia TPP.
Điều này đang gây lo ngại cho các doanh nghiệp may mặc của Việt Nam, hiện có sức cạnh tranh còn rất yếu, vì chủ yếu vẫn là gia công và phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc. Các nhà phân tích tại Việt Nam đã cảnh báo rằng dù sau này là thành viên của TPP, Việt Nam cũng không thể tận hưởng toàn bộ những lợi thế của một thành viên và phần ngon nhất của «chiếc bánh» TPP sẽ vào tay Trung Quốc.
Nhưng không chỉ trong lĩnh vực may mặc, Trung Quốc cũng đang gia tăng đầu tư vào lĩnh vực bất động sản của Việt Nam. Theo báo Đất Việt ngày 18/01/2014, cùng với các nhà đầu tư Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, một số nhà đầu tư Trung Quốc đang đổ tiền đầu tư bất động sản tại khu vực miền Trung. Báo cáo mới nhất của Công ty dịch vụ bất động sản CBRE cho biết, các nhà đầu tư Hồng Kông, Trung Quốc đang ngấp nghé nhiều dự án nghỉ dưỡng kèm theo loại hình kinh doanh giải trí ở Đà Nẵng.
Cách đây không lâu, nhiều người đã lên tiếng báo động về việc Trung Quốc trúng thầu và thâu tóm hơn 90% các công trình trọng điểm quốc gia ở khắp Việt Nam. Nay các công ty Trung Quốc cũng đang dần dần thâu tóm các công ty Việt Nam.
Lợi dụng lúc nhiều công ty Việt Nam đang gặp khó khăn về mặt tài chính, phải bán một phần vốn cho doanh nghiệp nước ngoài, công ty Trung Quốc tham gia mua cổ phần của các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng nhiều. Các chuyên gia trong nước lo ngại là sau một thời gian, những công ty đó có nguy cơ biến thành công ty Trung Quốc, không còn là công ty Việt Nam, nếu như họ mua được nhiều cổ phần và chiếm đa số ghế trong hội đồng quản trị.
Trang mạng Diễn đàn Doanh nghiệp ngày 14/02 vừa qua đã có bài báo động về nguy cơ này với hàng tựa: «Trung Quốc “âm thầm” thâu tóm doanh nghiệp Việt». Tiêu biểu là vụ công ty Firstland (Trung Quốc) mới đây đã trở thành cổ đông lớn của Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh (BMI) với tỷ lệ sở hữu 5,63%. Cuối tháng 12/2013 vừa qua, Gaoling, một quỹ của nhà đầu tư Trung Quốc, cũng đã chi 40 triệu đôla để mua 6,2 triệu cổ phiếu và trở thành cổ đông lớn thứ 2 của công ty Vinacafe Biên Hòa.”(hết trích)
Hãy hình dung, Trung Quốc bơm tiền cho các cơ vợ người Việt Nam, mua ào ạt các tài sản điạ ốc, các hãng xưởng… và rồi một hôm kịch bản ly khai như Crimea xuất hiện.
Hãy sợ là vậy.
Đó là chưa bàn chuyện một ông Tổng Bí Thư CSVN uống rượu say và nghe cô tình nhân gốc Hoa thủ thỉ, liền ngắt ra một tỉnh để tặng cho đàn anh vĩ đại?
Phải chăng, Công hàm 1958 là một kịch bản tương tự đã diễn ra lặng lẽ?
No comments:
Post a Comment