18/03/2014 13:45
Dân Việt
- Theo thống kê ngày 17.3 của công ty vệ tinh DigitalGlobe, quy mô tìm
kiếm máy bay mất tích MH370 đến nay đã trải rộng 24.000 km2, mỗi ngày
các hình ảnh đều được cập nhật và vùng tìm kiếm mới đang diễn ra tại Ấn
Độ Dương.
Hơn 3 triệu người, 14 quốc gia, 43 tàu và 58 máy bay đang tham gia tìm
kiếm máy bay mất tích MH370 đã trở thành cuộc tìm kiếm lớn nhất trong
lịch sử nhân loại, lớn hơn cả tìm kiếm cứu hộ trong siêu bão Hải Yến.
Theo thống kê ngày 17.3 của công ty vệ tinh DigitalGlobe, quy mô tìm kiếm máy bay mất tích MH370 đến nay đã trải rộng 24.000 km2, mỗi ngày các hình ảnh đều được cập nhật và vùng tìm kiếm mới đang diễn ra tại Ấn Độ Dương.
Đặc biệt, tới nay đã có hơn 3 triệu người cùng tham gia chương trình tìm kiếm với 257 triệu bản đồ điểm và 2,9 triệu điểm có người trực tiếp tìm kiếm.
Hàng triệu người đang tham gia tìm kiếm MH370. Ảnh: AFP
Trong số đấy đáng kể là các nước như: Việt Nam, Kazakhstan, Uzbekistan, Kyrgyzstan, Turkmenistan, Pakistan, Bangladesh, Ấn Độ, Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Indonesia và Australia.
Trong khi đó thông tin từ tờ The Wall Street Journal hôm 17.3 cho biết, hiện Malaysia đã yêu cầu được cung cấp thông tin radar và sự hỗ trợ tìm kiếm của 26 quốc gia cùng tham gia.
Công ty Globe đánh giá, đây có thể là một trong những cuộc tìm kiếm lớn nhất của lịch sự nhân loại còn lớn hơn cả các nỗ lực tìm kiếm cựu trợ trong siêu bão Hải Yến vào cuối tháng 11.2013 ở Philippines.
“Có những chương trình với nhiều người tham gia tìm kiếm nhưng có lẽ chưa có cuộc tìm kiếm nào thu hút nhiều người trong một khoảng thời gian ngắn như lần này. Sự tham gia của nhiều người cũng sẽ giúp tiết kiệm thời gian cho các nhà phân tích hình ảnh liên quan đến MH370”, Lea Shanley, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Quốc tế Woodrow Wilson cho biết.
Đám đông-nguồn lực quan trọng của khoa học
Vụ máy bay rơi đặt lại vai trò của nguồn lực đám đông (Crowdsourcing) ngay trong khoa học chứ không đơn giản chỉ như suy nghĩ vẫn thường cho rằng, nguồn lực đám đông chỉ có giá trị đối với các cuộc điều tra của các khách sạn hay nhà hàng.
Các nhà khoa học, các chuyên gia lần này đã thực sự huy động được sức mạnh của “nhiều cặp mặt và nhiều đôi tai”. Một nghiên cứu trong tuần trước cho thấy, phân tích một hình ảnh mặt trăng của NASA nếu sử dụng kinh nghiệm của đám đông thì chỉ mất 5 năm thay vì 50 năm kinh nghiệm của riêng các chuyên gia.
Trước đó, vào năm 2010 nguồn lực đám đông cũng được huy động vào tìm hiểu trận động đất tàn phá Haiti hay vào năm 2013, nguồn lực này cũng giúp giải đáp những nguyên nhân gây ra trận siêu bão cát ở miền đông nước Mỹ.
Tuy nhiên, một số chuyên gia lại cho rằng càng nhiều nguồn dữ liệu có thể sẽ dẫn đến sự “khủng hoảng” thông tin và đòi hỏi phải có sự chắt lọc cẩn thận và khó khăn hơn
Văn Biên (tổng hợp)
No comments:
Post a Comment