Thứ ba, 4/3/2014 05:10 GMT+7
Dọc sông Đáy, sông Nhuệ (Hà Nội) có nhiều cây cầu rụng hết lan can, không tay vịn hay bắc chênh vênh trên những chiếc thuyền. Bao năm nay, người dân vẫn bất chấp nguy hiểm đi qua các cầu tạm này.
Dọc sông Đáy, sông Nhuệ (Hà Nội) có nhiều cây cầu rụng hết lan can, không tay vịn hay bắc chênh vênh trên những chiếc thuyền. Bao năm nay, người dân vẫn bất chấp nguy hiểm đi qua các cầu tạm này.
Dọc các con sông ở Hà Nội, cứ cách vài km lại có một cây cầu do
người dân tự dựng lên, tự thu phí. Đó có thể là cầu bê tông, cầu sắt,
cầu phao, hay chỉ là cầu tre, đò dây qua sông... Để tiết kiệm thời gian
đi lại, hằng ngày nhiều người vẫn mặc hiểm nguy đi qua các cây cầu tạm.
|
Cầu Phương Nhị, nối xã Hồng Dương (Thanh Oai) với xã Phú Túc (Phú
Xuyên) được mệnh danh là cầu 'chết'. Rất nhiều trường hợp đã rơi ngã, tử
nạn tại đây.
|
Theo chị Mai (người thu phí cầu), Tết năm 2012, một gia đình 2 vợ
chồng 2 đứa con qua cầu bị ngã, may có người cứu kịp thời. Một người bán
chuối rơi cả người cả hàng xuống sông, may mắn cứu được người. Một số
trường hợp khác không cứu được, như đầu năm 2013 một cô gái đi xe máy
qua cầu khi trời tối, bị ngã, tìm kiếm nhiều ngày vẫn không thấy xác...
Trung bình một năm ở đây xảy ra 6-7 vụ tai nạn.
|
Điểm cầu này đã có mấy chục năm, ban đầu là cầu tre, từ những năm
1970 được xây kiên cố hơn bằng cầu sắt. Cầu rộng 1 m, không có lan can,
nằm ngay ở trạm bơm Phương Nhị nên luôn có mực nước sâu. Sau nhiều năm
hoạt động, các trụ bị hoen gỉ, một số mối hàn đã bong, ván gãy mục...
|
Sau nhiều tai nạn, người dân góp tiền làm lan can tạm bợ cho cầu. Ai qua đây cũng rất cẩn thận.
|
Cây cầu này nối liền các hộ dân hai bên bờ sông Nhuệ thuộc thôn Đan
Nhiễm (Mỹ Hưng, Thanh Oai). Trụ cầu được gắn trên 4 chiếc thuyền cũ
nát.
|
Cầu dài khoảng 50 m. Mỗi khi có phương tiện qua lại, đặc biệt là
các xe chở nặng thì những chiếc thuyền phía dưới đung đưa, khiến cầu
rung lắc. Vì vậy, phải đợi người này đi qua thì người khác mới dám đi
tiếp.
|
Những thanh sắt đã hoen gỉ, các ván gỗ gãy mục, nhiều đoạn mất
hết then. Các hộ dân hai bên bờ không dám cho trẻ nhỏ qua cầu một mình.
|
Theo bà Lanh (61 tuổi), cầu đã làm hơn 20 năm do những hộ dân trong
làng đóng góp tiền. Sắp tới, các hộ dân ở Đan Nhiễm sẽ góp tiền làm một
cây cầu khác thay thế cầu đã cũ này.
|
Cây cầu bê tông nối liền xã Lam Điền (Chương Mỹ) và Cao Viên (Thanh Oai) bắc qua sông Đáy đã gãy hết lan can, thành cầu vỡ nhiều đoạn, ban đêm lại không thắp điện. Người dân ở đây cho biết, thỉnh thoảng cũng có xe máy, xe 3 bánh bị lao xuống sông.
|
Mùa khô, mực nước cạn ít gây nguy hiểm đến tính mạng. Sang mùa mưa,
nước dâng cao mấp mé thành cầu, việc đi lại rất nguy hiểm.Thế nhưng cầu
Lam Điền vẫn được xem là kiên cố nhất ở đây, nên có lượng người lưu
thông lớn.
|
Từ Lam Điền xuống đến Đại Từ, Hoàng Diệu... còn rất nhiều cây cầu
trong tình trạng tạm bợ, xuống cấp. Người dân mong mỏi một cây cầu mới
nhưng nhiều năm nay vẫn chưa được giải quyết.
|
Phan Dương
No comments:
Post a Comment