Blogger Trương Duy Nhất bị kết án hai năm tù giam (DR)
Theo Phóng viên không biên giới (RSF), cũng như trường hợp luật
sư Lê Quốc Quân vừa bị kết án tù gần đây, ông Trương Duy Nhất đã phải
trả giá mất tự do cho việc dấn thân đấu tranh vì quyền được có những
thông tin khác, ngoài những tin tức của bộ máy tuyên truyền Nhà nước.
Theo ông Benjamin Ismail, phụ trách văn phòng Châu Á Thái Bình Dương, chính phủ Việt Nam cần chấm dứt thái độ bóp nghẹt các quyền tự do, bịt tai và cái nhìn hạn hẹp.
RFS yêu cầu Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho ông Trương Duy Nhất và tất cả các blogger khác, những người bị kết án tù chỉ vì đã hành động vì quyền tự do thông tin tại Việt Nam.
Trong suốt phiên tòa, ông Trương Duy Nhất khẳng định mình vô tội. Thế nhưng, tòa án Đà Nẵng, chiếu theo điều 258 bộ Luật Hình sự, vẫn kết án tù giam đối với ông. Hãng thông tấn AFP không được phép dự phiên tòa.
RSF nhắc lại là Việt Nam hiện đứng thứ 174 trong tổng số 180 quốc gia trong bảng xếp hạng của tổ chức này về quyền tự do báo chí. Việt Nam là nhà tù lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc, đối với các blogger và cư dân mạng.
Cũng nhân dịp này, RSF kêu gọi mọi người tiếp tục ký tên vào bản kiến nghị đòi trả tự do cho 35 blogger đang bị cầm tù tại Việt Nam.
Cũng trong ngày hôm qua, sứ quán Mỹ tại Hà Nội đã ra thông cáo bày tỏ « quan ngại sâu sắc bởi việc tòa án Việt Nam kết án Trương Duy Nhất » và Mỹ kêu gọi « chính phủ Việt Nam trả tự do cho Trương Duy Nhất và các tù nhân lương tâm, đồng thời cho phép người Việt Nam bày tỏ quan điểm chính trị của họ một cách ôn hòa ».
Thông cáo cũng cho biết là « Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman đã nêu vấn đề nhân quyền với chính phủ Việt Nam trong chuyến thăm đến Hà Nội ngày 04/03/2014 ».
Nhà báo, blogger Trương Duy Nhất, 50 tuổi, chủ trang web truongduynhat.vn, trong thời gian từ 1987-2011 từng làm việc trong hệ thống báo chí chính quyền Việt Nam. Ông bị cơ quan anh ninh bắt ngày 26/05/2013 và bị truy tố vì tội « lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” qui định tại điều 258 – Bộ luật Hình sự ».
Ông Trương Duy Nhất đã bị bắt tại Đà Nẵng ngày 26/05/2013. Công an đã khám xét nhà, thu giữ máy tính, điện thoại di động, thẻ điện thoại và USB của ông. Cho đến ngày 25/02/2014, gia đình mới nhận được bản cáo trạng đề ngày 17/12/2013. Trong một phiên xét xử chóng vánh vào sáng hôm qua, tòa án Đà Nắng đã kết án ông Trương Duy Nhất hai năm tù.
Theo ông Benjamin Ismail, phụ trách văn phòng Châu Á Thái Bình Dương, chính phủ Việt Nam cần chấm dứt thái độ bóp nghẹt các quyền tự do, bịt tai và cái nhìn hạn hẹp.
RFS yêu cầu Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho ông Trương Duy Nhất và tất cả các blogger khác, những người bị kết án tù chỉ vì đã hành động vì quyền tự do thông tin tại Việt Nam.
Trong suốt phiên tòa, ông Trương Duy Nhất khẳng định mình vô tội. Thế nhưng, tòa án Đà Nẵng, chiếu theo điều 258 bộ Luật Hình sự, vẫn kết án tù giam đối với ông. Hãng thông tấn AFP không được phép dự phiên tòa.
RSF nhắc lại là Việt Nam hiện đứng thứ 174 trong tổng số 180 quốc gia trong bảng xếp hạng của tổ chức này về quyền tự do báo chí. Việt Nam là nhà tù lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc, đối với các blogger và cư dân mạng.
Cũng nhân dịp này, RSF kêu gọi mọi người tiếp tục ký tên vào bản kiến nghị đòi trả tự do cho 35 blogger đang bị cầm tù tại Việt Nam.
Cũng trong ngày hôm qua, sứ quán Mỹ tại Hà Nội đã ra thông cáo bày tỏ « quan ngại sâu sắc bởi việc tòa án Việt Nam kết án Trương Duy Nhất » và Mỹ kêu gọi « chính phủ Việt Nam trả tự do cho Trương Duy Nhất và các tù nhân lương tâm, đồng thời cho phép người Việt Nam bày tỏ quan điểm chính trị của họ một cách ôn hòa ».
Thông cáo cũng cho biết là « Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman đã nêu vấn đề nhân quyền với chính phủ Việt Nam trong chuyến thăm đến Hà Nội ngày 04/03/2014 ».
Nhà báo, blogger Trương Duy Nhất, 50 tuổi, chủ trang web truongduynhat.vn, trong thời gian từ 1987-2011 từng làm việc trong hệ thống báo chí chính quyền Việt Nam. Ông bị cơ quan anh ninh bắt ngày 26/05/2013 và bị truy tố vì tội « lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” qui định tại điều 258 – Bộ luật Hình sự ».
Ông Trương Duy Nhất đã bị bắt tại Đà Nẵng ngày 26/05/2013. Công an đã khám xét nhà, thu giữ máy tính, điện thoại di động, thẻ điện thoại và USB của ông. Cho đến ngày 25/02/2014, gia đình mới nhận được bản cáo trạng đề ngày 17/12/2013. Trong một phiên xét xử chóng vánh vào sáng hôm qua, tòa án Đà Nắng đã kết án ông Trương Duy Nhất hai năm tù.
No comments:
Post a Comment