Cơ quan Phòng thủ tên lửa Mỹ (MDA) đang thiết lập yêu cầu sơ bộ đối với hệ thống ra-đa cảnh báo sớm mới với tên gọi LRDR. Theo thông tin ban đầu, LRDR có thể phát hiện, phân biệt và theo dõi các mục tiêu tên lửa đạn đạo của đối phương ở mọi độ cao.
MDA đề xuất các nhà thầu dự định tham gia gói thầu phát triển LRDR phải chuẩn bị 3 phương án của dòng ra-đa mới hoạt động ở băng tần S. Các thông tin cụ thể về LRDR hiện vẫn được giữ bí mật.
Trạm ra-đa cảnh báo sớm PAVE PAWS.
|
MDA tuyên bố, LRDR mới sẽ hỗ trợ khả năng phát hiện, bám bắt và xác định mục tiêu bay đạn đạo cho hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia của Mỹ. Ra-đa mới có thể hoạt động ở chế độ "góc rộng" để phát hiện mục tiêu và chế độ "góc hẹp" để xác định và bám bắt mục tiêu nghi vấn. Ra-đa mới cũng phải đáp ứng yêu cầu tiêu thụ điện năng thấp và khả năng kháng nhiễu cao.
Dự kiến, MDA sẽ chính thức công bố mời thầu phát triển ra-đa LRDR vào ngày 12-9 này và công bố kết quả thầu vào giữa năm 2015. Ra-đa mới sẽ chính thức hoạt động từ năm 2020.
Các chuyên gia tính toán, MDA có thể sẽ chi 660 triệu USD cho việc phát triển LRDR. Theo giám đốc MDA, Phó đô đốc James Sayringa, ra-đa băng tần S mới sẽ được triển khai ngăn ngừa các mối đe dọa tên lửa nhằm vào Mỹ ở vùng Thái Bình Dương.
Hiện tại, hệ thống cảnh báo tên lửa sớm của Mỹ gồm 3 trạm ra-đa đường chân trời cố định PAVE PAWS đặt tại căn cứ không quân Cape Cod, Beal và Kliar ở bang Massachusetts, California và Alaska. Ngoài ra, Mỹ còn có một trạm ra-đa di động SBX băng tần X hoạt động trên biển.
Thứ Năm, ngày 14/8/2014 - 11:00
Theo Tuấn Sơn (QĐND / Lenta, Janes)
No comments:
Post a Comment