Trong bản Thông cáo chung đúc kết hội nghị thường niên của mình, Mỹ và Úc lên tiếng phản đối các hành vi dùng võ lực để làm thay đổi hiện trạng ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, đồng thời kêu gọi các bên tranh chấp « tự nguyện đóng băng » một số hoạt động có nguy cơ làm căng thẳng leo thang.
Bản Thông cáo chung Mỹ-Úc khẳng định sự quan tâm của cả hai nước đến việc « duy trì hòa bình và ổn định, tôn trọng luật quốc tế, hoạt động thương mại hợp pháp mà không bị cản trở và tự do hàng hải, tự do hàng không tại Biển Đông và Biển Hoa Đông ».
Đối với Mỹ và Úc, các bên có tranh chấp cần phải « tránh những hành động có thể làm gia tăng căng thẳng », và nhất là « làm rõ và theo đuổi các tuyên bố chủ quyền trong sự tuân thủ luật pháp quốc tế, bao gồm cả những điểm được phản ánh trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển ».
Dù không nói ra, nhưng các quan ngại được Mỹ và Úc bày tỏ trong bản Thông cáo chung đều liên quan đến các động thái hung hăng áp đặt và đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trong thời gian qua, đặc biệt là yêu sách chủ quyền mập mờ gói trong tấm bản đồ 9 đường gián đoạn chiếm gần trọn Biển Đông, vốn bị coi là hoàn toàn thiếu cơ sở pháp lý.
Bản Thông cáo chung cũng gián tiếp ủng hộ Philippines, vốn đã bị Bắc Kinh cực lực đả kích, vì đã dám kiện Trung Quốc ra trước Tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Nhân Hội nghị ASEAN vừa qua, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã không ngần ngại phê phán Philippines về hành động này.
Bản Thông cáo chung Mỹ-Úc đã tái khẳng định sự ủng hộ « quyền của các bên có tranh chấp được tìm kiếm các giải pháp hòa bình, trong đó có việc viện đến các cơ chế hợp pháp như cơ chế trọng tài trong khuôn khổ Công ước về Luật Biển ».
Các hành vi của Trung Quốc đơn phương hạ đặt giàn khoan dầu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, xây dựng cơ sở mới hay cải tạo địa hình trên những nơi mà họ đã cưỡng chiếm ở vùng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng tiếp tục bị tố cáo khi bản Thông cáo chung Mỹ-Úc nêu rõ là hai nước « phản đối mọi nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi thực tế trên mặt đất hoặc mặt biển thông qua việc đe dọa hay sử dụng vũ lực hoặc cưỡng chế ».
Trong phần nói riêng về Biển Đông, bản Thông cáo chung Mỹ-Úc đã nhấn mạnh trở lại một số điểm từng được Ngoại trưởng Mỹ John Kerry khai triển khi ông đề xuất giải pháp « đóng băng » tại các hội nghị của khối ASEAN ở Miến Điện vào tuần trước.
Sau khi nhấn mạnh tầm quan trọng đối với các bên tranh chấp trên Biển Đông trong việc xây dựng một khuôn khổ để quản lý tranh chấp đã từng được nêu trong bản Tuyên bố về cách ứng xử ở Biển Đông DOC, đặc biệt là cam kết « tự kiềm chế tránh tiến hành các hoạt động có thể làm tình hình thêm phức tạp hoặc gia tăng tranh chấp, và ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định», Mỹ và Úc đã « khuyến khích các nước có tranh chấp sớm đạt đồng thuận về loại hoạt động có thể chấp nhận được và loại hoạt động cần tránh trong những vùng đang tranh chấp ».
Từ ngữ « đóng băng » đã được Mỹ và Úc chính thức nêu lên trong bản Thông cáo chung : «Hoa Kỳ và Úc khẳng định sự ủng hộ đối với việc các bên tranh chấp tự nguyện 'đóng băng' hoạt động trong vùng biển tranh chấp ».
Bản Thông cáo chung Mỹ-Úc khẳng định sự quan tâm của cả hai nước đến việc « duy trì hòa bình và ổn định, tôn trọng luật quốc tế, hoạt động thương mại hợp pháp mà không bị cản trở và tự do hàng hải, tự do hàng không tại Biển Đông và Biển Hoa Đông ».
Đối với Mỹ và Úc, các bên có tranh chấp cần phải « tránh những hành động có thể làm gia tăng căng thẳng », và nhất là « làm rõ và theo đuổi các tuyên bố chủ quyền trong sự tuân thủ luật pháp quốc tế, bao gồm cả những điểm được phản ánh trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển ».
Dù không nói ra, nhưng các quan ngại được Mỹ và Úc bày tỏ trong bản Thông cáo chung đều liên quan đến các động thái hung hăng áp đặt và đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trong thời gian qua, đặc biệt là yêu sách chủ quyền mập mờ gói trong tấm bản đồ 9 đường gián đoạn chiếm gần trọn Biển Đông, vốn bị coi là hoàn toàn thiếu cơ sở pháp lý.
Bản Thông cáo chung cũng gián tiếp ủng hộ Philippines, vốn đã bị Bắc Kinh cực lực đả kích, vì đã dám kiện Trung Quốc ra trước Tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Nhân Hội nghị ASEAN vừa qua, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã không ngần ngại phê phán Philippines về hành động này.
Bản Thông cáo chung Mỹ-Úc đã tái khẳng định sự ủng hộ « quyền của các bên có tranh chấp được tìm kiếm các giải pháp hòa bình, trong đó có việc viện đến các cơ chế hợp pháp như cơ chế trọng tài trong khuôn khổ Công ước về Luật Biển ».
Các hành vi của Trung Quốc đơn phương hạ đặt giàn khoan dầu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, xây dựng cơ sở mới hay cải tạo địa hình trên những nơi mà họ đã cưỡng chiếm ở vùng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng tiếp tục bị tố cáo khi bản Thông cáo chung Mỹ-Úc nêu rõ là hai nước « phản đối mọi nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi thực tế trên mặt đất hoặc mặt biển thông qua việc đe dọa hay sử dụng vũ lực hoặc cưỡng chế ».
Trong phần nói riêng về Biển Đông, bản Thông cáo chung Mỹ-Úc đã nhấn mạnh trở lại một số điểm từng được Ngoại trưởng Mỹ John Kerry khai triển khi ông đề xuất giải pháp « đóng băng » tại các hội nghị của khối ASEAN ở Miến Điện vào tuần trước.
Sau khi nhấn mạnh tầm quan trọng đối với các bên tranh chấp trên Biển Đông trong việc xây dựng một khuôn khổ để quản lý tranh chấp đã từng được nêu trong bản Tuyên bố về cách ứng xử ở Biển Đông DOC, đặc biệt là cam kết « tự kiềm chế tránh tiến hành các hoạt động có thể làm tình hình thêm phức tạp hoặc gia tăng tranh chấp, và ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định», Mỹ và Úc đã « khuyến khích các nước có tranh chấp sớm đạt đồng thuận về loại hoạt động có thể chấp nhận được và loại hoạt động cần tránh trong những vùng đang tranh chấp ».
Từ ngữ « đóng băng » đã được Mỹ và Úc chính thức nêu lên trong bản Thông cáo chung : «Hoa Kỳ và Úc khẳng định sự ủng hộ đối với việc các bên tranh chấp tự nguyện 'đóng băng' hoạt động trong vùng biển tranh chấp ».
No comments:
Post a Comment