Wednesday, August 13, 2014

PICS : Người biểu tình Khmer Krom giận dữ đốt quốc kỳ Việt Nam



Published on August 13, 2014   ·   No Comments
Trong làn sóng biểu tình phản đối những phát ngôn được cho là khiếm nhã của ông Trần Văn Thông (Tham tán Chính trị Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia), các biểu tình viên Khmer Krom đã giận dữ đốt quốc kỳ Việt Nam. Dưới đây là tin tức tổng hợp của TTXVA, mọi quan điểm phản hồi mong quý độc giả comment lịch thiệp dưới bài viết hoặc gửi về hộp thư của chúng tôi dưới dạng bài viết riêng !
Khmer Krom protesters burn Vietnamese national flag
Làn sóng biểu tình này vốn dĩ bùng phát từ đầu tháng 7 năm 2014, nó được khơi mào bởi những phát ngôn liên quan đến vị thế của sắc tộc Khmer Krom (còn gọi là Khmer Hạ hoặc Kampuchea Krom) trong lịch sử Việt Nam cũng như Campuchia. Từ lâu, cộng đồng Khmer định cư tại khu vực Tây Nam Bộ đã bất mãn với tệ phân biệt đối xử của chính phủ Việt Nam, khi mà các quyền lợi căn bản nhất của sắc tộc thiểu số không được coi trọng và mặc dù chiến tranh đã lùi xa gần nửa thế kỷ nhưng người Khmer Krom vẫn là một cộng đồng nghèo đói, ít có cơ hội tiếp cận với các giá trị tri thức hoàn cầu. Bên cạnh đó, chính phủ Việt Nam cũng không ngần ngại trấn áp mạnh tay những động thái phản kháng của nhóm dân cư này và thậm chí dùng quyền lực truyền thông – giáo dục để tạo ra cái nhìn thiên kiến hẹp hòi về sắc tộc Khmer Nam Bộ. Bởi vậy, những cuộc biểu tình chống chính phủ Việt Nam của cộng đồng Khmer Krom thực tế đã diễn ra từ nhiều năm qua và tại rất nhiều quốc gia có đông đảo người Khmer Krom sinh sống.
Trong cuộc biểu tình lần này, các tổ chức chính trị cũng như hội đoàn tôn giáo Khmer Krom cáo buộc ông Trần Văn Thông “không biết gì về lịch sử khu vực” và yêu cầu ông này “phải xin lỗi công khai về việc ông ta hiểu lầm lịch sử Kampuchea Krom, mà nay là một phần của miền Nam Việt Nam“. Theo nhiều nguồn tin, cuộc biểu tình được xách động bởi Phong trào trí thức và sinh viên Campuchia (Federation of Cambodian Intellectuals and Students, FedCIS) – một tổ chức chính trị của người Khmer Krom có trụ sở tại Phnom Penh. Hôm 21 tháng 7 vừa qua, tổ chức này cũng đã gửi một văn kiện phản đối tới Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đồng thời đưa ra thời hạn hai tuần để Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia có phản hồi chính thức – tuy nhiên đến nay tòa Sứ quán vẫn im lặng.
FCIS-NguyenTanDung
Về phía người bị chống đối – ông Trần Văn Thông. Trong các cuộc trả lời phỏng vấn của giới truyền thông, ông này vẫn khăng khăng giữ quan điểm rằng : “Nam Bộ là lãnh thổ không thể tách rời của Việt Nam, được quốc tế và chính Vương quốc Campuchia thừa nhận“. Ngoài ra, ông này cũng cắt nghĩa rằng, phần lãnh thổ Tây Nam Bộ vốn được Đế quốc thực dân Pháp chuyển nhượng cho Việt Nam sau khi triệt thoái khỏi Đông Dương và Việt Nam có quyền kế thừa nó chứ không phải Campuchia : “Pháp vào Việt Nam năm 1858 và vào Campuchia năm 1863“, “Khi vào Đông Dương, Pháp không cắt đất của Việt Nam cho Campuchia và cũng không cắt đất của Campuchia cho Việt Nam. Cho tới khi nhân dân Đông Dương đấu tranh giành độc lập, khi rút khỏi Đông Dương thì Pháp cũng không cắt đất Campuchia cho Việt Nam“.
Về phía những người chống đối, ông Thach Setha – Giám đốc điều hành của tổ chức Cộng đồng Khmer Kampuchea Krom (Khmer Kampuchea Krom Community, KKKC) – cảnh báo sẽ tiếp tục biểu tình và nếu cần thiết sẽ kêu gọi tẩy chay hàng hóa Việt Nam, bởi vì “Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng không trả lời gì, có nghĩa Việt Nam coi thường Campuchia đến nỗi không tiếp nhận đơn“.
Về phía Campuchia, trong khi các tổ chức chính trị đối lập tại quốc gia này – mà chủ yếu là Đảng Sam Rainsy – hoàn toàn ủng hộ cuộc đấu tranh của cộng đồng Khmer Krom và ra sức hỗ trợ họ về mặt truyền thông, thì chính quyền thành phố Phnom Penh đã điều động lực lượng cảnh sát vũ trang trấn áp đoàn biểu tình. Sau khi hành động sỉ nhục quốc kỳ Việt Nam được truyền thông đăng tải, ông Long Dimanche – Phát ngôn viên của Tòa Thị chính Phnom Penh – cho hay, những kẻ đốt cờ chắc chắn sẽ bị nghiêm trị và “Đây là một nhóm vô chính phủ… chúng tôi chưa quyết định sẽ trừng phạt họ thế nào mà phải chờ xem đã“.
Về phía Việt Nam, trong cuộc họp báo ngày 13 tháng 8 tại trụ sở Bộ Ngoại giao (Hà Nội), phát ngôn viên Lê Hải Bình đã tuyên bố : “Việt Nam kịch liệt phản đối việc những phần tử cực đoan Khmer Kampuchea Krom tổ chức biểu tình bất hợp pháp và đốt quốc kỳ của Việt Nam tại Phnom Penh ngày 12 tháng 8“. Ông nêu rõ : “Đây là những hành động ngang ngược, cố tình xúc phạm nghiêm trọng tình cảm của nhân dân Việt Nam, không phù hợp với quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa hai nước Việt Nam và Campuchia. Chúng tôi yêu cầu Campuchia xét xử nghiêm minh theo pháp luật và có các biện pháp ngăn chặn hữu hiệu, không để tình trạng trên tái diễn“. Tuy nhiên, bài phát biểu của người đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam sẽ trọn vẹn hơn nếu không có cụm từ “biểu tình bất hợp pháp”, bởi vì quyền biểu tình được Hiến pháp Campuchia tôn trọng và người biểu tình dù quá khích đến mức nào cũng không bị coi là tội phạm. Cách cư xử thiếu nghiêm túc này cho thấy giới ngoại giao cũng như chính phủ Việt Nam tỏ ra vụng về trong việc giải quyết vấn đề mâu thuẫn sắc tộc – một thực trạng hiển nhiên diễn ra tại bất kỳ quốc gia đa dân tộc và đa văn hóa nào.
Buddhist monks protest at a blockade near the Vietnamese Embassy in Phnom Penh
Clash at Vietnam Embassy 1
Clash at Vietnam Embassy 6
Clash at Vietnam Embassy 2
Clash at Vietnam Embassy 3
Clash at Vietnam Embassy 4
Clash at Vietnam Embassy 12
Cambodians Protest Against Vietnam's Historical Integrity Around The Khmer Krom Territory
Cambodians Protest Against Vietnam's Historical Integrity Around The Khmer Krom Territory
Cambodians Protest Against Vietnam's Historical Integrity Around The Khmer Krom Territory
Clash at Vietnam Embassy 5
Cambodians Protest Against Vietnam's Historical Integrity Around The Khmer Krom Territory
Cambodians Protest Against Vietnam's Historical Integrity Around The Khmer Krom Territory
Cambodians Protest Against Vietnam's Historical Integrity Around The Khmer Krom Territory


No comments:

Post a Comment