Wednesday, August 13, 2014

Tiền Polymer... ăn hối lộ và chùi mép


Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Hình như ai cũng biết, ở các quốc gia văn minh phương Tây, nói chung, xã hội Australia, nói riêng, rất thù ghét tới độ khinh bỉ tệ nạn “ăn hối lộ”. Khi phát hiện những gì liên quan tới vấn nạn này báo chí truyền thông công luận tại các quốc gia ấy luôn đi tới cùng của sự việc nhằm công khai hóa những đối tượng “ăn bẩn” trước bàn dân thiên hạ mà vụ việc “đưa và nhận hối lộ” trong thương vụ in tiền Polymer giữa công ty Securency của Australia (Úc) và các quan chức nhà nước Việt Nam là một điển hình.

Nội tình sự việc không cần phải nhắc lại vì “scandal” đình đám này nó không lạ với cư dân mạng, người dân Việt Nam và truyền thông thế giới. Bởi hàng loạt viên chức Úc phải ra tòa nhận án vì có liên quan, tự nó đã khẳng định sự việc “đưa và nhận hối lộ” này diễn ra và đã “hoàn thành” để vụ việc không còn là chuyện úp mở hay nghi ngờ...

Các viên chức cao cấp cơ quan ngoại thương của Úc bị ra tòa 
vì dính líu đến Securency hối lộ cho quan chức của Việt Nam (báo chí Australia)

Có lạ chăng là mới đây, có lẽ sau khi cân nhắc giữa cái được và mất, lợi và hại trong quan hệ ngoại giao mà dù vụ án Securency “đưa hối lộ” luật pháp Úc đã khẳng định bằng việc bảy viên chức tại Note Printing Australia Pty Ltd (công ty in tiền của chính phủ Úc) và công ty môi giới dịch vụ in tiền Securency (vốn của RBA một nửa và tư nhân Anh quốc một nửa) bị kết án xong thì cùng lúc chính phủ Úc cũng ra quyết định không cho phép các cơ quan báo chí truyền thông trong nước đề cập hay đăng tải thông tin cá nhân các quan chức Việt Nam liên quan trong vụ hối lộ in tiền Polymer.

Mục đích của lệnh cấm đưa tin, theo văn bản của Tòa án Úc là “ngăn chặn tổn hại đến mối quan hệ quốc tế gây ra bởi việc phổ biến các tài liệu có thể gây tổn hại thanh danh của những người được nêu tên”.

Tuy nhiên, người ta phải tủm tỉm cười rất thú vị khi (WikiLeaks công bố) trong văn bản cấm đưa tin của quan tòa ở tòa án hình sự tối cao Victoria tại Melbourne ghi phán quyết qui định:

Điều 1) “Trừ khi có lệnh tòa khác, không được tiết lộ, bằng việc xuất bản hay dưới một hình thức nào khác, về những thông tin (cho dù dưới dạng điện tử hay in trên giấy) xuất phát hay được chuẩn bị cho các mục đích tố tụng của vụ án này nhằm công bố, hàm ý, gợi ý hay khẳng định bất kỳ đối tượng nào trong số những người nằm trong phạm vi áp dụng của lệnh tòa này”. 

Nhưng liền theo sau nội dung của điều 1 ấy lại là danh sách thứ tự họ tên chức vụ 4 quan chức cao cấp CH/XHCN/VN:

- Trương Tấn Sang, Chủ tịch đương nhiệm nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (từ 2011);

- Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng đương nhiệm nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (từ 2006);

- Nông Đức Mạnh, Cựu Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam nhiệm kỳ (2001-2011);

- Lê Đức Thúy, Cựu Chủ tịch Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia (2007-2011) cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1999-2007);

Toà Án Úc: Nông Đức Mạnh, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, Lê Đức Thúy 
liên quan nhận hối lộ “in tiền nhựaPolymer” theo wikileaks (*) 
(Ảnh tương thích minh hoạ)

“Vô tình hay hữu ý”? Sự nghịch lý đó khiến người ta phải tự vấn.

Bằng một phán quyết cấm không cho công khai phổ biến, nhưng trên văn kiện ấy của chính mình, quan tòa hình sự tối cao ở Melbourne Úc đăng tải đầy đủ danh tính các cá nhân bản chất là chủ thể của lệnh cấm đó thì liệu người ta có thể vận dụng tư duy để gần với một suy diễn khác nhân bản hơn.

Điều tưởng như nghịch lý ấy đôi khi nó lại là có thể có lý khi ta biết rằng bên cạnh phản ứng của xã hội rất thù ghét tới độ khinh bỉ tệ nạn “ăn hối lộ” thì các quan tòa Úc chính là các “đao phủ” của tệ nạn này, tuy nhiên trước yếu tố “nhạy cảm” mà chính phủ Úc biện minh cần phải cấm để “ngăn chặn tổn hại đến mối quan hệ quốc tế gây ra bởi việc phổ biến các tài liệu có thể gây tổn hại thanh danh của những người được nêu tên”.

Về nguyên tắc các quan tòa Úc đã tuân thủ, tuy nhiên nhân danh công lý trong quang minh chính trực có thể nào các quan toà ấy đã trải nghiệm rằng trong sự việc CT Securency phải hối lộ 14 triệu usd (10% giá trị trên HĐ 145 triệu đôla trúng thầu 29 hợp đồng in tiền Polymer cho Việt Nam từ 2002 đến 2009). Bản thân CT Securency và CP Australia không ai bị thiệt hại gì, (bởi 14 triệu usd hối lộ đã cộng vào giá trị HĐ) chỉ duy nhất đại bộ phận người dân nghèo Việt Nam phải trực tiếp đóng thuế bằng mồ hôi công sức để chi trả, nếu không phải hối lộ 14 triệu usd thì nghiễm nhiên giá trị HĐ kéo giảm xuống còn 131 triệu usd đỡ đi một phần gánh nặng trên đôi vai còm cõi người dân Việt mà những kẻ thủ đắc “ăn hối lộ” chính là ăn mồ hôi nước mắt đồng bào mình.

Và vì vậy các quan tòa đã thông minh vận dụng một qui luật “cấm cái gì thì cụ thể phải chỉ ra cái ấy” rất hợp pháp để như gián tiếp chỉ cho người dân Việt Nam thấy trong nội vụ ai là những kẻ rúc rỉa mồ hôi nước mắt của mình.

Nếu nằm trong suy diễn này thì đích thực các quan tòa, tòa hình sự tối cao Australia quả là sứ giả của Công Lý.

Sự việc tưởng như chỉ dừng lại ở đó, thì bỗng nhiên “nhà nước, đảng ta” hách xì xằng lên tiếng phản đối Lệnh kiểm duyệt của Tòa Tối cao bang Victoria, Australia, liên quan bê bối in tiền polymer cho Việt Nam, trong có nhắc tên một sốlãnh đạo Việt Nam cao cấp.

Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết hôm thứ Năm 7/8 đã “mời Đại sứ Úc tại Hà Nội lên để trao công hàm phản đối về lệnh kiểm duyệt này”.

Một ngày sau đó, Sứ quán Úc nói đã ghi nhận thông tin về cuộc gặp giữa ông Borrowman và Bộ Ngoại giao Việt Nam.

Thông cáo của Sứ quán Úc giải thích Lệnh kiểm duyệt, hay chính xác hơn là lệnh hạn chế công bố thông tin, được tòa án đưa ra nhằm không cho một số thông tin nào đó được công khai trước tòa.

Tòa đại sứ nói Tòa án Tối cao bang Victoria không đưa lệnh này ra công khai (do WikiLeaks công bố).

Thông cáo viết: “Chính phủ Australia đạt được lệnh kiểm duyệt (từ Tòa án) để ngăn ngừa việc công khai thông tin mà có thể dẫn đến việc hiểu rằng có sự liên quan đến tham nhũng của một số quan chức chính trị cấp cao cụ thể trong khu vực”.

“Chính phủ Australia cho rằng lệnh này là phương cách tốt nhất để bảo vệ các nhân vật chính trị cao cấp khỏi các sự ám chỉ không có cơ sở.”

Thông cáo cũng khẳng định việc nêu danh các nhân vật này trong lệnh kiểm duyệt không có nghĩa họ làm điều gì sai hay họ là đối tượng điều tra trong vụ Securency.

Toàn cảnh của vấn đề. Dưới mắt người dân Việt cho thấy, tầm cao trí tuệ của “đảng ta” dịu vợi là như thế nào? Khi chỉ với một câu trả lời: “Chính phủ Australia cho rằng lệnh này là phương cách tốt nhất để bảo vệ các nhân vật chính trị cao cấp khỏi các sự ám chỉ không có cơ sở.” để hiểu rằng nước Úc đã “rộng rãi” không đẩy nhà nước CSVN tới bờ vực của ô nhục khi ngay cả có thể bắt giữ câu lưu Đại tá CA Lương Ngọc Anh giám đốc Công ty Phát Triển Công Nghệ CFTD (một công ty bình phong của ngành an ninh VN hoạt động tại Úc) là cầu nối, người đạo diễn chính tham gia dàn xếp ngân khoản hối lộ từ Securency đến các quan chức Việt Nam, nhưng Đại tá CA Lương Ngọc Anh vẫn bình an vô sự và chính phủ Úc cũng giữ kín các bút lục lời khai trước tòa của hàng chục bị cáo công dân Úc có liên quan đến vụ “hối lộ” mà hầu hết đều xác định sự việc ấy là hiển nhiên.

Lê Đức Thúy - Nguyễn Tấn Dũng và Đại Tá CA- Lương Ngọc Anh

Ngay cả một người ít hiểu biết tham khảo nội dung “Lệnh kiểm duyệt” của tòa án tối cao Úc cũng sẽ nhất trí rằng bản chất văn kiện ấy có khuynh hướng bảo vệ chứ không có mục đích bêu riếu “tứ quí” đảng CSVN nói trên, hơn nữa nguồn tin và dữ kiện không phải từ CP Úc phát ra mà là từ wikileaks một tiếng nói “siêu” độc lập mà có là ông trời củng không thể bịt miệng được.

Tuy nhiên vì “có tật nên hay giật mình” nhà nước CSVN làm như mình “ngây thơ vô tội” hăng tiết vịt ra công hàm phản đối để bảo vệ lãnh đạo, nhưng họ không biết làm như thế không hơn hành vi “lạy ông tôi ở bụi này” để ai chưa biết càng tò mò để biết thêm?

Cũng cần nhắc lại, để in tiền Polymer thay cho tiền giấy của quốc gia, nhất thiết phải có một kế hoạch tỉ mĩ tham khảo sâu rộng trong toàn dân về hoa văn, hình ảnh, kích thước, thẩm mỹ, báo cáo Quốc Hội về kinh phí, gọi và đấu thầu v.v... Tuy nhiên duy nhất hợp đồng in tiền này chỉ được bàn thảo trong bí mật dưới gầm bàn ngân hàng nhà nước VN và văn phòng thủ tướng.

___________________________________

Chú thích:

No comments:

Post a Comment