Hiệp ước đã được hai bên ký kết vào hôm qua nhân Hội nghị Tham vấn thường niên Mỹ-Úc cấp Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng – AUSMIN 2014 - với sự tham gia của các ông John Kerry và Chuck Hagel, phía Mỹ, và bà Julie Bishop cùng ông David Johnston, phía Úc.
Hiệp ước có hiệu lực trong vòng 25 năm này đã chính thức hóa yếu tố nổi nhất trong chính sách xoay trục của Mỹ qua Châu Á Thái Bình Dương : tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực. Theo hiệp ước Mỹ-Úc, Hoa Kỳ có quyền cho đồn trú thường xuyên 2.500 lính Thủy quân lục chiến tại căn cứ Darwin để sẵn sàng can thiệp khi cần thiết. Không quân và Hải quân Mỹ cũng được quyền tiếp cận các căn cứ Úc một cách rộng rãi hơn
Bên cạnh đó, hai bên cũng quyết định hợp tác với nhau trong việc hình thành hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo tại khu vực Đông Bắc Á, cũng như tăng gia hợp tác và thao dượt hải quân.
Khía cạnh song phương Mỹ-Úc dĩ nhiên đã được hầu hết các nhà quan sát chú ý, nhưng kết quả các cuộc đàm phán Mỹ Úc vào hôm qua còn bao hàm một yếu tố khác quan trọng không kém : Đó là việc cả Canberra lẫn Washington đều nhất trí dùng hợp tác quân sự-quốc phòng của mình làm nòng cốt để mở rộng liên minh.
Trước hết là liên minh với Nhật, từng được dự báo sau chuyến thăm Úc lịch sử gần đây của Thủ tướng Shinzo Abe. Trong lãnh vực này, bản Thông cáo chung của AUSMIN nói rõ : « Úc và Hoa Kỳ hoan nghênh nỗ lực của Nhật Bản nhằm đóng góp lớn hơn vào hòa bình và ổn định quốc tế, bao gồm cả quyết định của Nhật hành xử quyền tự vệ tập thể theo tinh thần Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Hai nước (Mỹ và Úc) cam kết duy trì các quan hệ an ninh song phương mạnh mẽ với Nhật Bản, phát huy hợp tác an ninh và quốc phòng ba bên, trong đó có cơ chế Đối thoại Chiến lược Ba bên, và phát triển hơn nữa các cuộc tập trận ba bên hiện hữu ».
Đối với Ấn Độ cũng thế, Mỹ và Úc đều công nhận tư cách « nền dân chủ lớn nhất thế giới » và « cường quốc kinh tế và chiến lược quan trọng trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương » của New Delhi.
Trên cơ sở đó, Mỹ và Úc xác nhận ý định mở rộng hợp tác ba bên với Ấn Độ, trong những lãnh vực như an ninh hàng hải, an ninh năng lượng, tăng trưởng kinh tế, cũng như thông qua hợp tác với Ấn Độ trong các tổ chức khu vực.
Hiệp ước có hiệu lực trong vòng 25 năm này đã chính thức hóa yếu tố nổi nhất trong chính sách xoay trục của Mỹ qua Châu Á Thái Bình Dương : tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực. Theo hiệp ước Mỹ-Úc, Hoa Kỳ có quyền cho đồn trú thường xuyên 2.500 lính Thủy quân lục chiến tại căn cứ Darwin để sẵn sàng can thiệp khi cần thiết. Không quân và Hải quân Mỹ cũng được quyền tiếp cận các căn cứ Úc một cách rộng rãi hơn
Bên cạnh đó, hai bên cũng quyết định hợp tác với nhau trong việc hình thành hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo tại khu vực Đông Bắc Á, cũng như tăng gia hợp tác và thao dượt hải quân.
Khía cạnh song phương Mỹ-Úc dĩ nhiên đã được hầu hết các nhà quan sát chú ý, nhưng kết quả các cuộc đàm phán Mỹ Úc vào hôm qua còn bao hàm một yếu tố khác quan trọng không kém : Đó là việc cả Canberra lẫn Washington đều nhất trí dùng hợp tác quân sự-quốc phòng của mình làm nòng cốt để mở rộng liên minh.
Trước hết là liên minh với Nhật, từng được dự báo sau chuyến thăm Úc lịch sử gần đây của Thủ tướng Shinzo Abe. Trong lãnh vực này, bản Thông cáo chung của AUSMIN nói rõ : « Úc và Hoa Kỳ hoan nghênh nỗ lực của Nhật Bản nhằm đóng góp lớn hơn vào hòa bình và ổn định quốc tế, bao gồm cả quyết định của Nhật hành xử quyền tự vệ tập thể theo tinh thần Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Hai nước (Mỹ và Úc) cam kết duy trì các quan hệ an ninh song phương mạnh mẽ với Nhật Bản, phát huy hợp tác an ninh và quốc phòng ba bên, trong đó có cơ chế Đối thoại Chiến lược Ba bên, và phát triển hơn nữa các cuộc tập trận ba bên hiện hữu ».
Đối với Ấn Độ cũng thế, Mỹ và Úc đều công nhận tư cách « nền dân chủ lớn nhất thế giới » và « cường quốc kinh tế và chiến lược quan trọng trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương » của New Delhi.
Trên cơ sở đó, Mỹ và Úc xác nhận ý định mở rộng hợp tác ba bên với Ấn Độ, trong những lãnh vực như an ninh hàng hải, an ninh năng lượng, tăng trưởng kinh tế, cũng như thông qua hợp tác với Ấn Độ trong các tổ chức khu vực.
No comments:
Post a Comment