Chỉ trong 2 tuần kể từ khi quyết định di dời được thông báo chính thức, lượng khách đến với Thương xá Tax tăng đột biến. Mỗi ngày nơi đây đón tiếp từ 3.000 – 5.000 lượt.
Nhận thấy dự án metro gây ảnh hưởng đến sức mua, cũng như khả năng thu hút khách du lịch đến với Thương xá Tax, cơ quan chức năng đã quyết định di dời thương xá này, dù biết rằng các tiểu thương sẽ gặp khó khăn trong thời gian tới, nhưng có lẽ đây là phương án duy nhất sau nhiều năm tạm hoãn.
Song hành là dự án Metro tuyến Bến Thành – Suối Tiên. Theo đó, tầng hầm của nhà ga ngầm Metro số 1 sẽ nối với tầng hầm của cao ốc, nên buộc cả 2 dự án phải thực hiện đồng bộ.
UBND TP yêu cầu ngày 1.10.2014, thương xá Tax phải bàn giao mặt bằng 500 mét vuông tại đường Lê Lợi, để Ban quản lý Đường sắt Đô thị thi công tháp thông gió của nhà ga Metro.
Sau cuộc họp ngày 12.8.2014, các tiểu thương đã tìm mọi cách để thanh lý hàng có sẵn và tìm đầu ra lượng hàng lỡ nhập thêm. Nhiều cửa hàng đã sale với giá cực “sốc” 50% – 70%. Đối với các mặt hàng thủ công mỹ nghệ còn sale ở mức 80%, thậm chí lỗ vốn 30.000 – 40.000 đồng.
Tiểu thương đồng loạt giảm giá các mặt hàng
Chị Lê Ngọc Diệp – chủ quầy sơn mài, chia sẻ: “Chúng tôi đã tìm rất nhiều vị trí tại thành phố nhưng vẫn không nơi nào có thể trú thân được. Siêu thị tại quận 8 thì hoàn toàn không có khách du lịch và chủ yếu là người lao động bình dân thì những sản phẩm của chúng tôi mang về đó thì biết bán cho ai. Nên dù lỗ vẫn phải bán, còn hơn là ngâm hàng”.
Hàng thủ công mỹ nghệ khá “kén” người mua
Chị Hạnh Chi – chủ quầy quần áo buồn bã nói: “Hàng tôi lỡ nhập về nhiều trong tháng 7, nhằm bán cho dịp cuối năm. Nhận được tin mấy ngày đầu tôi mất ăn, mất ngủ không biết sau này làm gì và bán ở đâu, thôi lỡ rồi thì bán được bao nhiêu mừng bấy nhiêu chứ không mong thu hồi vốn”.
Mặt hàng dệt may lại thu hút rất nhiều khách hàng
Chỉ trong 2 tuần kể từ khi quyết định di dời được thông báo chính thức, lượng khách đến với Tax tăng đột biến. Mỗi ngày nơi đây đón tiếp từ 3.000 – 5.000 lượt.
Ban quản lý dự án đã tạo điều kiện cho các tiểu thương di dời về hệ thống Satra quận 10 và quận 8 để tiếp tục kinh doanh. Nhưng các tiểu thương đăng ký không nhiều vì nhiều mặt hàng đặc thù không thể kinh doanh tại đây.
Ngoài ra, Ban Quản lý đã hỗ trợ các tiểu thương tầng 3 có thể bày bán các sản phẩm tại đại sảnh tầng trệt. Mỗi quầy sẽ được chuyển luân phiên bày bán 5 ngày mỗi tuần. Đây cũng là lần đầu tiên Thương xá kinh doanh sôi nổi nhất.
Lượng người đến thăm thương xá Tax đã tăng rất nhiều trong những ngày qua
Bà Trần Thúy Liên, Giám đốc Satra cho biết: “Thương xá Tax đã lên chương trình “Say Good Bye Thương xá Tax” vào ngày 1.9 – 30.9, trùng với thời điểm chương trình khuyến mãi của Sở Công Thương, đây cũng là thời điểm rất phù hợp để kích cầu người dân đến mua hàng tại Thương xá.
Chúng tôi cũng hứa vời bà con tiểu thương đã kinh doanh lâu năm trong Thương xá Tax, sẽ được ưu tiên. Chia sẻ khó khăn của tiểu thương, Thương xá Tax đã lo chi phí cho điện, nước, bảo vệ, vệ sinh, phí thuê mặt bằng toàn bộ khu thương mại trong tháng 8 và 9”.
Thương xá Tax là một trong những trung tâm thương mại lâu đời nhất tại Việt Nam. Được xây dựng năm 1880 cùng thời điểm với các công trình thời Pháp như: Nhà Thờ Đức Bà; Bưu điện Thành phố; Chợ Bến Thành; Nhà hát Thành phố, Dinh độc lập,… từng là biểu tượng của sự sung túc tại Sài Gòn. Đến nay, thương xá Tax đã tròn 130 tuổi.Dự án xây dựng Thương xá Tax mở rộng hay còn gọi là Tax Plaza với kinh phí dự kiến khoảng 150 triệu USD đã được Ban Quản lý trình UBND phê duyệt năm 2010. Tax Plaza cao 40 tầng bao gồm: Trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê, triển lãm quốc tế, phòng hội nghị, hầm đậu xe,…
No comments:
Post a Comment