Wednesday, April 16, 2014

Hơn 30.000 thợ đóng giầy ở Trung Quốc đình công Thứ tư 16 Tháng Tư 2014 Công nhân đóng giầy tại nhà máy Dụ Nguyên, Đông Quản (China Labour Bulletin / clb.org.hk) Công nhân đóng giầy tại nhà máy Dụ Nguyên, Đông Quản (China Labour Bulletin / clb.org.hk) RFI-Anh Vũ AFP dẫn nguồn tin của các tổ chức phi chính phủ cho biết, hôm nay 16/4/2014, hàng chục nghìn công nhân của một nhà máy khổng lồ chuyên gia công giầy thể thao tại miền nam Trung Quốc đã đình công. Chính quyền đã phải huy động một lực lượng giữ gìn trật tự lớn đến kiểm soát cuộc đấu tranh của công nhân. Hơn 30 nghìn công nhân viên của nhà máy Dụ Nguyên đóng tại thành phố Đông Quản, từ tuần trước đã không trở lại làm việc để đấu tranh đòi cải thiện tiền lương, và các điều kiện lao động, bảo hiểm xã hội. Tổ chức bảo vệ người lao động China Labor Watch, chuyên theo dõi các phong trào đấu tranh xã hội trong khu vực công nghiệp tại Trung Quốc đã phát đi một loạt hình ảnh cho thấy chính quyền đã cho triển khai hàng trăm cảnh sát xung quanh nhà máy, trong số đó nhiều người được vũ trang thiết bị chống bạo động và chó nghiệp vụ cũng được huy động. Theo China Labor Watch, cảnh đã đánh đập và câu lưu nhiều công nhân từ đầu cuộc đình công đến nay. Dụ Nguyên, là một nhà máy hàng đầu thế giới sản xuất giầy thể thao, chuyên gia công cho các nhãn mác lớn như Nike, Adidas, Puma ... Đại diện một hiệp hội bảo vệ quyền của người lao động tại Thẩm Quyến cho biết các công nhân của nhà máy này sẽ còn tiếp tục đình công và số lượng người tham gia sẽ còn tăng thêm đến 40 nghìn người trong những ngày tới. Yêu sách của người biểu tình đơn giản chỉ là đòi các khoản lương nhà máy còn nợ họ và đòi chủ xí nghiệp tăng các đóng góp bảo hiểm xã hội cho công nhân. Một người đình công giấu tên cho AFP biết, ban lãnh đạo công ty cam kết sẽ hoản lại khoản chậm lương từ nay đến năm 2015, nhưng phía công nhân đã bác bỏ. Tỉnh Quảng Đông ở miền nam Trung Quốc vẫn mệnh danh là công xưởng của thế giới vì đây là nơi tập trung rất đông các nhà máy gia công hàng hoá nhằm phục vụ xuất khẩu. Vì không có các công đoàn độc lập nên công nhân tại các nhà máy thường xuyên bị chủ lợi dụng bóc lột.

Thứ tư 16 Tháng Tư 2014

Công nhân đóng giầy tại nhà máy Dụ Nguyên, Đông Quản (China Labour Bulletin / clb.org.hk)
Công nhân đóng giầy tại nhà máy Dụ Nguyên, Đông Quản (China Labour Bulletin / clb.org.hk)

RFI-Anh Vũ
AFP dẫn nguồn tin của các tổ chức phi chính phủ cho biết, hôm nay 16/4/2014, hàng chục nghìn công nhân của một nhà máy khổng lồ chuyên gia công giầy thể thao tại miền nam Trung Quốc đã đình công. Chính quyền đã phải huy động một lực lượng giữ gìn trật tự lớn đến kiểm soát cuộc đấu tranh của công nhân.

Hơn 30 nghìn công nhân viên của nhà máy Dụ Nguyên đóng tại thành phố Đông Quản, từ tuần trước đã không trở lại làm việc để đấu tranh đòi cải thiện tiền lương, và các điều kiện lao động, bảo hiểm xã hội.
Tổ chức bảo vệ người lao động China Labor Watch, chuyên theo dõi các phong trào đấu tranh xã hội trong khu vực công nghiệp tại Trung Quốc đã phát đi một loạt hình ảnh cho thấy chính quyền đã cho triển khai hàng trăm cảnh sát xung quanh nhà máy, trong số đó nhiều người được vũ trang thiết bị chống bạo động và chó nghiệp vụ cũng được huy động.
Theo China Labor Watch, cảnh đã đánh đập và câu lưu nhiều công nhân từ đầu cuộc đình công đến nay. Dụ Nguyên, là một nhà máy hàng đầu thế giới sản xuất giầy thể thao, chuyên gia công cho các nhãn mác lớn như Nike, Adidas, Puma ...
Đại diện một hiệp hội bảo vệ quyền của người lao động tại Thẩm Quyến cho biết các công nhân của nhà máy này sẽ còn tiếp tục đình công và số lượng người tham gia sẽ còn tăng thêm đến 40 nghìn người trong những ngày tới. Yêu sách của người biểu tình đơn giản chỉ là đòi các khoản lương nhà máy còn nợ họ và đòi chủ xí nghiệp tăng các đóng góp bảo hiểm xã hội cho công nhân.
Một người đình công giấu tên cho AFP biết, ban lãnh đạo công ty cam kết sẽ hoản lại khoản chậm lương từ nay đến năm 2015, nhưng phía công nhân đã bác bỏ.
Tỉnh Quảng Đông ở miền nam Trung Quốc vẫn mệnh danh là công xưởng của thế giới vì đây là nơi tập trung rất đông các nhà máy gia công hàng hoá nhằm phục vụ xuất khẩu. Vì không có các công đoàn độc lập nên công nhân tại các nhà máy thường xuyên bị chủ lợi dụng bóc lột.

No comments:

Post a Comment