Gần đây, CSVN đột nhiên thả một số tù nhân chính trị. Có người đưa thẳng qua Mỹ định cư, có người đưa về nhà một cách lặng lẽ. Dĩ nhiên, trước đó thì an ninh đã tìm mọi cách để dụ dỗ, thuyết phục họ ký giấy hoặc nhận tội, hoặc đồng ý đi ra nước ngoài. Thực ra, không riêng gì số anh chị em Dân chủ đang bị tù đày, nhìều nhà đấu tranh Dân chủ khác, đang tự do ở ngoài cũng được Hà nội nhiều lần mớm ý cho đi định cư nước ngoài. Nói cách khác, họ muốn tống các của nợ cho rảnh tay đối phó. Cứ tưởng tượng mỗi ngày Hà Nội phải chi tiền cho 5-6 an ninh chìm đi theo bảo vệ các anh chị em dân chủ, cứ nhân lên 10 lần hay hơn nữa, cũng đủ thấy tổn phí rất cao. Đó là chưa kể các khoản chi tiêu khác và những bất thường cho “tình hình an ninh”. Thượng sách là thuyết phuc họ đi định cư nước ngoài, trung sách là tìm cách cho an ninh, mật vụ, công an khủng bố, khuấy phá, chèn ép đến đường cùng để họ phải chạy qua các nước thứ ba xin tỵ nạn chính trị. Hạ sách, thì mới phải trấn áp, thủ tiêu, bịt miệng.
Áp lực nào đã làm cho Hà Nội phải nhượng bộ? Và trong danh sách phía Mỹ đặt vấn đề tại sao lại thả người này, trục xuất người kia, nhưng vẫn còn giam giữ người khác. Việc phiá Mỹ đòi thả tù nhân chính trị, đòi Hà Nội phải tôn trọng nhân quyền thì không chỉ mới xảy ra mà nó đã liên tục kéo dài từ nhiều năm nay. Họp Nhân Quyền thường niên Mỹ-Việt vẫn diễn ra đều đặn, và danh sách tù nhân bất đồng chính kiến thì càng lúc càng dài chứ không thu ngắn. Hai năm trước, Hoa Kỳ cũng đã ngán tận cổ trước thái độ ù lỳ của Hà Nội và họ có ý định dẹp các cuộc họp thường niên về Nhân Quyền vì nó vô ích, không thấy tiến bộ. Phiá Mỹ, cũng từng hỏi ý kiến nhiều anh chị em bất đồng ý kiến, có nên tiếp tục họp Nhân Quyền nữa không? Và nếu tiếp tục thì chủ điểm trao đổi điều gì chúng ta quan tâm.
Áp lực nào đã làm cho Hà Nội phải nhượng bộ? Và trong danh sách phía Mỹ đặt vấn đề tại sao lại thả người này, trục xuất người kia, nhưng vẫn còn giam giữ người khác. Việc phiá Mỹ đòi thả tù nhân chính trị, đòi Hà Nội phải tôn trọng nhân quyền thì không chỉ mới xảy ra mà nó đã liên tục kéo dài từ nhiều năm nay. Họp Nhân Quyền thường niên Mỹ-Việt vẫn diễn ra đều đặn, và danh sách tù nhân bất đồng chính kiến thì càng lúc càng dài chứ không thu ngắn. Hai năm trước, Hoa Kỳ cũng đã ngán tận cổ trước thái độ ù lỳ của Hà Nội và họ có ý định dẹp các cuộc họp thường niên về Nhân Quyền vì nó vô ích, không thấy tiến bộ. Phiá Mỹ, cũng từng hỏi ý kiến nhiều anh chị em bất đồng ý kiến, có nên tiếp tục họp Nhân Quyền nữa không? Và nếu tiếp tục thì chủ điểm trao đổi điều gì chúng ta quan tâm.
CSVN là chế độ độc tài, toàn trị. Việc đàn áp nhân quyền, giam giữ các tiếng nói đối lập đã là bản chất của chế độ. Do vậy, trừ truờng hợp phải nhượng bộ, bi áp lực phải xuống nước, hoặc phải mang “bị gậy ăn xin” ở nước ngoài, hay ở thế “thập tử nhất sinh” thì CS tuyệt không lùi bước. Cho nên, khi muối mặt phải thả tù chính trị, CSVN cũng chẳng vui vẻ gì. Về mặt nội bộ, họ đang bị áp lực vì “mất mặt”, khi “nhổ rồi lại liếm”, phải giải thích trong Đảng các chính sách linh tinh, “ta thả ra là vì nhân đaọ, khoan hồng”. Về dư luận thế giới, cho dù được tiếng có tiến bộ, thì tỳ vết cũng không thể xoá nhoà thành tích của Hà Nội, về đàn áp và vi phạm nhân quyền.
CSVN Cần Gì Ở Hoa Kỳ
Tình hình biển Đông là áp lực mà CSVN đang ngày đêm phải vuốt mặt để khấu đầu phương Bắc. Nanh vuốt và tham vọng của Trung Cộng đặt CSVN vào thế phải đi dây với Mỹ để cân bằng quyền lực với Trung Công, để giữ chế độ độc tài, toàn trị được tồn tại. Từ nhiều năm nay, CSVN đã nhiều lần muốn Mỹ viện trợ vũ khí quân sự, tân trang các thiết bị chiến tranh đã bị hỏng, và nhất là muốn mua hàng loạt các mặt hàng quân sự sát thương tối tân của Mỹ.
Năm 2012, đơn đặt hàng mua vũ khí sát thương của Việt Nam đã bị Mỹ từ chối. Thượng nghị sĩ John McCain tuyên bố “Hà nội đang có một danh sách dài về các vũ khí cần mua của Mỹ”. Tuy nhiên “quan hệ an ninh hai bên sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp của lãnh vực nhân quyền. Thực chất đã không có tiến bộ, tệ hại hơn nữa lại còn vi phạm nhân quyền nhiều hơn trong thời gian qua”. Joe Lieberman, Thượng Nghị Sĩ có ảnh hưởng nặng ký của Quốc Hội Mỹ cho biết “Có nhiều vũ khí Việt Nam muốn mua và Mỹ cũng muốn chuyển giao cho họ, nhưng điều này chưa thể xảy ra được, trừ khi chính quyền Việt Nam chứng tỏ họ tôn trọng nhân quyền”.
Đó là thời điểm năm 2012, hai năm sau thì Hà Nội vuốt mặt, bắt đầu gạch tên các nhà Dân chủ đang bị giam để thay vào đó là đổi chác, mua bán danh sách các vũ khí sát thương. Việc đổi chác này, dù mục tiêu có khác, nhưng cũng giống như sự lập lại của thời ông TT George Bush khi cố lôi kéo Hà Nội vào quỹ đạo Hoa Thịnh Đốn bằng cách ủng hộ CSVN vô Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) năm 2006. Hà Nội đã giả vờ cải cách hàng loạt về nhân quyền, về tự do tôn giáo; sau đó, Hà Nội đã lật lọng trở tay đàn áp khi đã đạt mục tiêu vào WTO.
CSVN cũng rất cần Hoa Kỳ thuận thảo để Hà Nội có thể vào được Hiệp Định Thương Mại Thái Bình Dương (Tran-Pacific Partnership) vì nó là cái phao để cứu vãn nền kinh tế đang bị giẫy chết. Tuy nhiên, trên nguyên tắc, TPP không ràng buộc nhiều về lãnh vực nhân quyền. Để vào được TPP, Hoa Kỳ buộc Hà Nội phải thực hiện các bước cải tổ kinh tế có tính trong sáng, trong đó tôn trọng các quyền của công nhân, không bóc lột lao động và nhất là phải công nhận quyền thành lập công đoàn độc lập, không nằm trong hệ thống của CSVN. Điều này, thì Hà Nội rất khó thực hiện.
Ông Nguyễn Đình Lương, trưởng đoàn đàm phán Hiệp Định Thương Mại cho biết, ba vấn đề khi tham gia TPP, thứ nhất là quyền lập hội của người lao động, thứ hai cạnh tranh bình đẳng giữa doanh nghiệp quốc doanh với các thành phần kinh tế khác cũng như sự bình đẳng trong cách khai dụng các nguồn lực, tài nguyên, vốn và thị trường; và thứ ba là vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Vì vậy, các động thái thả tù, bôi mặt để tỏ vẻ tôn trọng nhân quyền không phải là yếu tố cốt lõi để buộc Hà Nội phải làm nếu muốn vào TPP. Do đó, có thể đánh giá hành động thả tù của Hà Nội chỉ nằm trong dự phóng “gạch tên danh sách tù nhân” để được chuẩn y trong danh sách muốn mua “vũ khí quân sự’. Dĩ nhiên, ai thả, ai chưa, và ai sẽ nằm trong dự phóng bắt tiếp, vẫn còn tuỳ vào tình hình đổi chác và tính toán lợi hại của CSVN. Dù sao, nhờ vậy, thì chính quyền Obama mới có thể thuyết phục Quốc Hội Hoa Kỳ chuẩn y và không cản trở, khi Chính phủ Hoa Kỳ đồng ý bán một số hàng vũ khí chiến lược cho chế độ độc tài.
Tóm lại, mặc dù thay đổi chính quyền, từ Bush sang Obama, chính sách ngoại giao của Mỹ vẫn không thay đổi. Quan niệm chiến lược của bà Tiến sĩ Condoleezza Rice, cựu Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao Mỹ thời George Bush, trong đó tóm lược các buớc chính sách đối ngoại đối với VN gồm “Ổn định trước nhất để nắm bắt cơ hội và sau đó mới thúc đẩy và khuyến khích nền tự do quốc gia. Chính sách này cần được thực hiện trong quan hệ đa phương và hợp tác song phương” vẫn là kim chỉ nam cho cả Bà Hillary Clinton lẫn ông John Kerry. Nói cách khác, một Việt Nam dân chủ, đa nguyên không phải là mối quan tâm hàng đầu của Mỹ, mà là môt Việt Nam đồng minh của Mỹ, tạo cơ hội để Mỹ tiếp cận, quan hệ và ảnh hưởng trước, rồi từ đó mới nhắm đến các mục tiêu chiến lược khác sau.
Nhất Cử Vô Số Tiện
Việc thả các tù nhân chính trị sẽ cho Hà nội một số lợi thế. Đối với những người bị trục xuất ra khỏi nuớc sống kiếp lưu vong, Hà nội đạt mục tiêu “điệu hổ ly sơn”. Các nhà dân chủ khi bị bứng ra khỏi cái nôi của mình thì sẽ như cá bị vớt ra khỏi nước, hổ bị xa rừng. Môi trường đấu tranh bị mất thì vị thế đấu tranh củng hỏng. Từ vai trò tiền tuyến trở thành hậu phương, yểm trợ. Mất thế trực diện, không đứng trên mảnh đất quê hương để đấu tranh mà sống lưu vong thì có khác nào cọp bị xa rừng.
Năm 1989, khi chính quyền quân phiệt Miến đề nghị trả tự do cho bà Aung San Suu Kyi nếu bà đồng ý đi ra nước ngoài. Bà Suu Kyi đã từ chối, và đòi hỏi cho đến khi nào chế độ quân phiệt trở thành chính quyền dân sự và đồng ý thả hết tù nhân chính trị thì bà ra đi. Bà Suu Kyi biết điều này họ sẽ không làm được, và đó là cách từ chối khôn khéo để ở lại trên quê hương của bà. Khi chồng, ông Michael Aris bị chính quyền Miến từ chối chiếu khán vào thăm bà và ông đã chết trong cô đơn ở London năm 1999, bà Suu Kyi cũng gạt nước mắt, cương quyết không rời bỏ xứ sở, vì sợ rằng chế độ quân phiệt sẽ không cho bà cơ hội trở lại quê hương.
Mặt khác, khi đày ra nước ngoài, Hà Nội cũng sẽ “muợn dao giết người” để làm hỏng uy tín và tư thế của những nhà dân chủ bị lưu vong. Chính buá rìu dư luận, và mạng lưới tình báo vận sẽ mở chiến dịch bôi nhọ, nói xấu và làm hỏng uy tín. Chưa kể đến điều kiện sống và những khó khăn về kinh tế, xã hội, văn hoá ở môi trường lạ sẽ làm thui chột hết khả năng đấu tranh. Từ nhiều năm nay, có biết bao anh chị em đấu tranh dân chủ ở trong nước ra hải ngoại, phần lớn họ đều sống đời an phận thủ thường. Có rất ít những khuôn mặt nổi bật, có uy tín và còn tiếp tục hy sinh cho lý tưởng Dân chủ Việt Nam như Giáo sư Đoàn Viết Hoạt, ông Võ Đại Tôn hay cả nhà thơ quá cố Nguyễn Chí Thiện v.v…, nhưng chính họ cũng đã bị vùi dập, bị lời ong tiếng ve, bị chụp mũ và đau nỗi đau của kẻ sĩ, vì lực bất tòng tâm.
Thả tù chính trị, Hà nội cũng nhắm vào mục tiêu “biến cáo thành người”, vì tự vẽ mặt chế độ độc tài CSVN mang bản chất nhân bản, được tiếng tôn trọng nhân quyền đối với dư luận quốc tế, đạt được một số mục tiêu chiến lược, nhằm kéo dài tuổi thọ của chế độ độc tài.
Dù vậy, có thể nhận định là Hà Nội không ở vị trí thượng phong khi phải bôi mặt “thả tù chính trị”. Nó xác định thế cầu cạnh, yếu kém và xuống nước của Hà Nội đối với Mỹ vì các mục tiêu chiến lược. Nó cũng khẳng định bản chất tráo trở và ngoan cố của một chế độ độc tài, đã vô cớ đàn áp chính nhân dân mình chỉ vì họ can đảm lên tiếng một cách ôn hoà. Và sử dụng tù nhân chính trị, đồng bào của mình như một món hàng đổi chác cho các mục tiêu kinh tế, chính trị và quân sự. Điều này, cũng phi nhân tính, tàn bạo và không xứng đáng với tư thế của một chế độ được Cộng Đồng Quốc Tế quan hệ. Nói cách khác, tương lai của chế độ “thiếu nhân tính”, và “tàn bạo” như CSVN sẽ kết thúc và nhập vào dòng các chế độ độc tài bị lật đổ ở các nước Trung Đông như Libang, Ai Cập v.v… có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Cuộc Chiến Còn Tiếp Diễn
Cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài toàn trị là một cuộc chiến lâu dài. Nó không thành hình một sớm một chiều. Để có được thành quả hôm nay, chúng ta đã đi một quãng đường rất xa. Đây là một cuộc chiến có sự thay đổi theo qui luật, có tiếp nối và sóng sau dồn sóng trước. Khi lớp này mất đi, bị đào thải hay bị cô lập, thì không vì vậy mà phong trào dân chủ sẽ đi vào con đường thất bại, tuyệt vọng. Những năm 60 khi nhà thơ Nguyễn Chí Thiện bước vào tù, hay sau những năm 1975 khi Bs Nguyễn Đan Quế, Giáo Sư Đoàn Việt Hoạt bị bắt, bị tuyên án tù, các anh đó chắc không tưởng tượng ra được chục năm sau, lại có những người như Bs Phạm Hồng Sơn, Luật sư Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn Vũ Bình, Linh muc Nguyễn Văn Lý, Lê Thị Công Nhân v.v… tiếp nối con đường đấu tranh chông gai, chống độc tài, toàn trị để dũng cảm bước vào tù. Cũng vậy, những anh chị em này khi trả những bản án tù man rợ, họ cũng không biết là sau họ, lại có những thế hệ khác đã và đang tiếp nối. Những Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Quốc Quân, Đoàn Huy Chương, Nguyễn Xuân Nghĩa, Phạm Thanh Nghiên, Vi Đức Hồi khi viết lên những bản án cho chính mình, thì cũng là lúc những Việt Khang, Đỗ Thị Minh Hạnh, Đinh Đăng Định, Tạ Phong Tần, Đinh Nguyên Kha, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng v.v… nhập cuộc. Đó chỉ là bề nổi của một tảng băng trong cuộc đấu tranh chống độc tài toàn trị. Hiện nay, phong trào dân chủ, vẫn còn có rất nhiều chiến sĩ dân chủ khác, đã và đang đấu tranh trên nhiều mặt trận, công khai lẫn bí mật.
Qui luật cho thấy, chúng ta sẽ mất đi một số tiếng nói dân chủ vì áp lực của chế độ, chúng ta cũng sẽ có một số người bỏ cuộc vì không chịu nổi sức ép của guồng máy an ninh. Cũng vậy, sẽ có người rút lui và cũng có người nhập cuộc. Dòng sinh mệnh và sức sống của Dân tộc sẽ đi tới, cho dù có bị các thế lực ngoại bang, tay sai vong bản tìm cách kéo lùi. Cuộc đấu tranh chống lại chế độ toàn trị, độc tài CSVN là một cuộc chiến tự nguyện, mỗi người là một chiến sĩ trên mọi mặt trận. Và đã là chiến sĩ tự nguyện, thì cũng đừng kỳ vọng người khác phải làm anh hùng cho mình, phải hy sinh cho mình và phải mẫu mực cho mình. Họ đã đóng góp trong một chừng mực, đã đánh đổi tương lai, sự nghiệp và đã cất tiếng nói dũng cảm. Họ đã hy sinh trong một giai đoạn, đã làm viên đá lót đường cho thế hệ tương lai tiếp nối, và đó chính là hướng thiện mà chúng ta cần trân trọng.
Hãy cứ can đảm đốt đuốc mà đi, thì trong chính bạn sẽ là những mẫu mực. Đừng sợ chúng ta sẽ thiếu nhân tố dân chủ cho dù CSVN có tìm mọi cách cô lập hoá anh chị em dân chủ. Thời gian đã minh chứng, dù bị đày ải để sống lưu vong hay dùng nhà tù để trừng trị, dập tắt khát vọng dân chủ thì chế độ độc tài, toàn trị cũng đã hoàn toàn thất bại. Chúng ta không sợ bị trấn áp, chúng ta không sợ bị đày ải, hay mất đi một số nhân tố dân chủ. Cái đáng sợ, chính là chúng ta đang thiếu vắng một chiến lược dân chủ.
© Đỗ Thành Công
No comments:
Post a Comment