Các công ty và các cơ quan chính phủ Mỹ cam kết sẽ cung cấp các khoản đầu tư và hỗ trợ tài chính mới trị giá 33 tỷ USD cho nhiều lĩnh vực của châu Phi.
Sau ngày họp thứ hai (ngày 5/8) trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-châu Phi diễn ra từ ngày 4 đến 6/8 tại Washington, Tổng thống Mỹ Barack Obama thông báo các công ty và các cơ quan chính phủ Mỹ cam kết từ nay tới năm 2018 sẽ cung cấp các khoản đầu tư và hỗ trợ tài chính mới trị giá 33 tỷ USD cho nhiều lĩnh vực của châu Phi, trong đó có năng lượng, cơ sở hạ tầng và ngân hàng.
Động thái mới nhất của Mỹ này được đánh giá là nhằm thách thức sự hiện diện về mặt kinh tế của Trung Quốc và châu Âu tại "lục địa đen."
Số tiền 33 tỷ USD nói trên bao gồm 12 tỷ USD đầu tư mới cho lĩnh vực điện (trong đó có sự đóng góp của Thụy Điển và Ngân hàng Thế giới), các thỏa thuận đầu tư trị giá 14 tỷ USD và các khoản cho vay 7 tỷ USD để hỗ trợ hoạt động xuất khẩu của Mỹ sang châu Phi.
Số tiền 12 tỷ USD này sẽ giúp mở rộng dự án Điện lực châu Phi (Power Africa) mà Tổng thống Obama đã đề xuất trong chuyến thăm châu Phi lần thứ ba hồi tháng 6/2013.
Sáng kiến Điện lực châu Phi nhắm tới mục tiêu phát triển mạng lưới điện gồm thủy điện, nhiệt điện, phong điện và điện mặt trời theo đó trong vòng 5 năm cung cấp điện cho ít nhất 20 triệu người tại các nước Ethiopia, Ghana, Kenya, Liberia, Nigeria và Tanzania.
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), dự án này rất quan trọng với châu Phi, trong bối cảnh cứ ba người dân châu lục này thì có một người (tương đương khoảng 600 triệu người) vẫn sống trong tình cảnh thiếu điện.
Trong số tiền 14 tỷ USD mà các công ty Mỹ cam kết đầu tư vào châu Phi, hãng Coca-Cola cam kết chi 5 tỷ USD, General Electric đầu tư 2 tỷ USD, tập đoàn quản lý khách sạn Marriott International Inc. đầu tư 200 triệu USD, IBM cam kết rót số vốn 66 triệu USD để cung cấp công nghệ cho Ghana... Số còn lại là của các tập đoàn và công ty khác của Mỹ như Chevron Corp., Citigroup Inc., Ford Motor Co., Lockheed Martin Corp., Morgan Stanley và Wal-Mart Stores Inc.
Cam kết trên đây của Mỹ được đưa ra trong bối cảnh Mỹ hiện là đối tác thương mại lớn thứ ba của châu Phi, sau Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc.
Phát biểu tại diễn đàn kéo dài một ngày, Tổng thống Obama cam kết chính phủ và các công ty của Mỹ sẽ nỗ lực nhiều hơn và hiệu quả hơn, nhằm chuyển quan hệ với châu Phi từ thuần túy là cấp và nhận viện trợ nhân đạo sang xây dựng các mối quan hệ đối tác kinh tế bình đẳng.
Tổng thống Mỹ cho rằng với khoản cam kết đầu tư lớn này, “người dân châu Phi sẽ mua nhiều hàng hóa của Mỹ hơn và ngược lại người dân Mỹ cũng sẽ gia tăng mua các sản phẩm hàng hóa của châu Phi.” Mỹ quyết tâm trở thành một đối tác trong sự thành công của châu Phi “chứ không chỉ thuần túy nhòm ngó nguồn tài nguyên phong phú của châu lục này.”
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-châu Phi lần thứ nhất này hy vọng sẽ "đánh thức" và giúp các doanh nghiệp Mỹ nhận thức được thực tế rằng châu Phi có đà tăng trưởng nhanh và tầng lớp trung lưu khổng lồ.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo kinh tế châu Phi dự báo tăng trưởng 5,4% trong năm 2014 và 5,8% năm 2015, bỏ xa nhịp độ tăng trưởng của kinh tế toàn cầu./.
Động thái mới nhất của Mỹ này được đánh giá là nhằm thách thức sự hiện diện về mặt kinh tế của Trung Quốc và châu Âu tại "lục địa đen."
Số tiền 33 tỷ USD nói trên bao gồm 12 tỷ USD đầu tư mới cho lĩnh vực điện (trong đó có sự đóng góp của Thụy Điển và Ngân hàng Thế giới), các thỏa thuận đầu tư trị giá 14 tỷ USD và các khoản cho vay 7 tỷ USD để hỗ trợ hoạt động xuất khẩu của Mỹ sang châu Phi.
Số tiền 12 tỷ USD này sẽ giúp mở rộng dự án Điện lực châu Phi (Power Africa) mà Tổng thống Obama đã đề xuất trong chuyến thăm châu Phi lần thứ ba hồi tháng 6/2013.
Sáng kiến Điện lực châu Phi nhắm tới mục tiêu phát triển mạng lưới điện gồm thủy điện, nhiệt điện, phong điện và điện mặt trời theo đó trong vòng 5 năm cung cấp điện cho ít nhất 20 triệu người tại các nước Ethiopia, Ghana, Kenya, Liberia, Nigeria và Tanzania.
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), dự án này rất quan trọng với châu Phi, trong bối cảnh cứ ba người dân châu lục này thì có một người (tương đương khoảng 600 triệu người) vẫn sống trong tình cảnh thiếu điện.
Trong số tiền 14 tỷ USD mà các công ty Mỹ cam kết đầu tư vào châu Phi, hãng Coca-Cola cam kết chi 5 tỷ USD, General Electric đầu tư 2 tỷ USD, tập đoàn quản lý khách sạn Marriott International Inc. đầu tư 200 triệu USD, IBM cam kết rót số vốn 66 triệu USD để cung cấp công nghệ cho Ghana... Số còn lại là của các tập đoàn và công ty khác của Mỹ như Chevron Corp., Citigroup Inc., Ford Motor Co., Lockheed Martin Corp., Morgan Stanley và Wal-Mart Stores Inc.
Cam kết trên đây của Mỹ được đưa ra trong bối cảnh Mỹ hiện là đối tác thương mại lớn thứ ba của châu Phi, sau Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc.
Phát biểu tại diễn đàn kéo dài một ngày, Tổng thống Obama cam kết chính phủ và các công ty của Mỹ sẽ nỗ lực nhiều hơn và hiệu quả hơn, nhằm chuyển quan hệ với châu Phi từ thuần túy là cấp và nhận viện trợ nhân đạo sang xây dựng các mối quan hệ đối tác kinh tế bình đẳng.
Tổng thống Mỹ cho rằng với khoản cam kết đầu tư lớn này, “người dân châu Phi sẽ mua nhiều hàng hóa của Mỹ hơn và ngược lại người dân Mỹ cũng sẽ gia tăng mua các sản phẩm hàng hóa của châu Phi.” Mỹ quyết tâm trở thành một đối tác trong sự thành công của châu Phi “chứ không chỉ thuần túy nhòm ngó nguồn tài nguyên phong phú của châu lục này.”
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-châu Phi lần thứ nhất này hy vọng sẽ "đánh thức" và giúp các doanh nghiệp Mỹ nhận thức được thực tế rằng châu Phi có đà tăng trưởng nhanh và tầng lớp trung lưu khổng lồ.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo kinh tế châu Phi dự báo tăng trưởng 5,4% trong năm 2014 và 5,8% năm 2015, bỏ xa nhịp độ tăng trưởng của kinh tế toàn cầu./.
Theo Vietnam
No comments:
Post a Comment