06.08.2014
Việt Nam kêu gọi Quốc hội Hoa Kỳ thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế, đầu tư, thương mại song phương, tạo điều kiện để Việt Nam gia nhập Hiệp định Tự do Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP), và ủng hộ giải pháp ôn hòa cho vấn đề Biển Đông.
Đề nghị của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang được đưa ra hôm 5/8 tại Hà Nội nhân buổi tiếp Thượng nghị sĩ Bob Corker, thành viên cao cấp trong Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ, sang thăm Việt Nam.
Trang web Bộ Ngoại giao Việt Nam trích lời ông Sang nói ‘Việt Nam quyết tâm hoàn thành đàm phán về TPP’ và mong ‘Hoa Kỳ tạo điểu kiện để Việt Nam có lộ trình phù hợp.’
Trang web Bộ Ngoại giao Việt Nam trích lời ông Sang nói ‘Việt Nam quyết tâm hoàn thành đàm phán về TPP’ và mong ‘Hoa Kỳ tạo điểu kiện để Việt Nam có lộ trình phù hợp.’
Chủ tịch Trương Tấn Sang cho biết Việt Nam ‘sẵn sàng mở rộng hợp tác kinh tế thương mại với Hoa Kỳ’, ‘trao đổi thẳng thắn’ để tránh những trở ngại trong thương mại song phương.
Chưa có thông cáo từ văn phòng Thượng nghị sĩ Corker và VOA Việt ngữ chưa liên lạc được với nhà lập pháp này để ghi nhận phản hồi của ông trước lời kêu gọi của Việt Nam.
Một tuần trước, hàng chục dân biểu thuộc lưỡng đảng trong Hạ Viện Hoa Kỳ ngày 29/7 gửi thư cho Tổng thống Barack Obama phản đối cho Việt Nam gia nhập TPP nếu không có những cải thiện nhân quyền cụ thể từ chính phủ Hà Nội.
Dân biểu Cộng hòa Frank Wolf trong cuộc phỏng vấn với đài VOA.
Thư do dân biểu Cộng hòa Frank Wolf khởi xướng với chữ ký của 32 dân biểu khác nêu rõ Quốc hội Mỹ sẽ khó cho Việt Nam vào TPP nếu Hà Nội không có những thay đổi đáng kể về mặt nhân quyền, cải tổ luật lệ đáp ứng các tiêu chuẩn lao động quốc tế, và tỏ rõ cam kết về pháp quyền.
Trước đó hồi thượng tuần tháng 7, Đồng Chủ Tịch Ủy ban An ninh Quốc Nội và thành viên Ủy Ban kinh tế Lưỡng viện quốc hội Hoa Kỳ, dân biểu Loretta Sanchez ra thông cáo báo chí chống đối việc thương thuyết với Việt Nam về hiệp định tự do thương mại TPP viện dẫn các quan ngại về quyền của người lao động, tình trạng mất cân bằng mậu dịch, và vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.
Trước đó hồi thượng tuần tháng 7, Đồng Chủ Tịch Ủy ban An ninh Quốc Nội và thành viên Ủy Ban kinh tế Lưỡng viện quốc hội Hoa Kỳ, dân biểu Loretta Sanchez ra thông cáo báo chí chống đối việc thương thuyết với Việt Nam về hiệp định tự do thương mại TPP viện dẫn các quan ngại về quyền của người lao động, tình trạng mất cân bằng mậu dịch, và vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.
Trả lời phỏng vấn VOA Việt ngữ, bà Sanchez nhấn mạnh:
“Tôi chắc chắn sẽ làm chậm tiến trình thương thuyết TPP với Việt Nam cho tới khi nào chúng tôi thấy được một số chuyển biến tích cực trong lĩnh vực nhân quyền của Hà Nội. Chúng tôi muốn nhìn thấy những sự thay đổi thật sự. Chúng tôi muốn thấy các blogger bị tù đày vì thể hiện quan điểm bất đồng với nhà nước được phóng thích. Chúng tôi muốn thấy sự đàn áp nhắm vào các tín đồ Công giáo hay Phật giáo Việt Nam Thống nhất phải chấm dứt, và các điều luật mơ hồ về an ninh quốc gia Hà Nội dùng để bỏ tù dài hạn những người bất đồng chính kiến phải được sửa đổi.”
Dân biểu Loretta Sanchez.
Để TPP được thông qua, cần có sự phê chuẩn của Tổng thống và sự tán đồng của cả lưỡng viện trong Quốc hội Hoa Kỳ. Nếu không được đa số ủng hộ ở Hạ viện hoặc chỉ cần 1 thành viên trong Thượng viện chặn lại thì Việt Nam cũng không vào được TPP.
Nhà vận động về vấn đề nhân quyền và TPP của Việt Nam tại Mỹ, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, giám đốc Ủy ban Cứu người Vượt biển BPSOS, cho biết tiến trình vào TPP của Việt Nam khó khăn vì hai nút chặn chính tại Hạ viện và Thượng viện Hoa Kỳ, với khoảng 260 dân biểu Mỹ đã tỏ ra không đồng ý cho Việt Nam vào TPP nếu như không có những cải thiện căn bản về nhân quyền.
Tại Thượng viện Mỹ, một số Thượng nghị sĩ trong đó có ông Ben Cardin, Chủ tịch Tiểu ban đặc trách Châu Á-Thái Bình Dương, đã kêu gọi phải đưa các điều kiện về nhân quyền và quyền của người lao động vào các cuộc thương lượng TPP với Hà Nội.
Ngoài vấn đề TPP, tại buổi tiếp Thượng nghị sĩ Corker ở Hà Nội, Chủ tịch Trương Tấn Sang cũng cảm ơn Ủy ban Đối ngoại và Thượng viện Mỹ ủng hộ quan điểm của Việt Nam trong vấn đề Biển Đông. Ông Sang nói Việt Nam mong muốn một Biển Đông hòa bình, không có sự đe dọa hay dùng võ lực trong các các tranh chấp, và các tranh cãi phải được giải quyết trên luật pháp quốc tế.
Dân biểu Chris Smith (trái) và Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng (giữa).
Một thành viên cao cấp trong Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ từng tuyên bố Việt Nam có thể trông cậy vào một nước bạn Hoa Kỳ trước sự uy hiếp ngày càng tăng của Trung Quốc trên Biển Đông nếu Hà Nội cải thiện các thành tích nhân quyền đang bị lên án gay gắt.
Dân biểu Chris Smith nói với VOA Việt ngữ:
“Với sự đe dọa ngày càng tăng từ Trung Quốc ở Biển Đông và toàn khu vực, Việt Nam cần hết sức quan tâm về các vấn đề an ninh. Họ sẽ tìm thấy nơi Hoa Kỳ một người bạn sẵn lòng nhưng trước nhất, Mỹ cần Hà Nội chứng tỏ có cải thiện đáng kể trong lĩnh vực nhân quyền, mà chúng tôi lại chưa thấy, chỉ thấy tồi tệ đi.”
Hai nước cựu thù Việt-Mỹ hy vọng hoàn tất đàm phán TPP trước cuối năm nay. Đôi bên sẽ kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm sau.
No comments:
Post a Comment