VRNs (29.07.2014) – Sài
Gòn - Chú Tễu viết: “Ngày 28.07.2014, 61 đảng viên lão thành, đứng đầu là Tướng
Nguyễn Trọng Vĩnh gửi thư yêu cầu Đảng: 1- Bạch hóa Hội nghị Thành Đô và các
quan hệ với Trung Cộng. 2- Từ bỏ chủ nghĩa Mác – Lê nin, từ bỏ con đường đi lên
Chủ nghĩa xã hội”.
Thư ngỏ được gởi đến Ban Chấp hành Trung ương và
toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam có đoạn mở đầu:
“Từ nhiều năm nay, Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN)
dẫn dắt dân tộc đi theo đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô
hình xô-viết, được coi là dựa trên chủ nghĩa Mác-Lênin. Công cuộc đổi mới gần ba
nươi năm qua nhằm sửa chữa sai lầm về đường lối kinh tế nhưng chưa triệt để,
trong khi vẫn giữ nguyên thể chế độc đảng toàn trị kìm hãm tự do, dân chủ và
chia rẽ dân tộc. Đường lối sai cùng với bộ máy cầm quyền quan liêu, tha hóa tạo
điều kiện cho sự lộng hành của các nhóm lợi ích bất chính gắn với tệ tham nhũng,
đưa đất nước lâm vào khủng hoảng toàn diện, ngày càng tụt hậu so với nhiều nước
xung quanh.
Trong khi đó, giới lãnh đạo Trung Quốc từ lâu đã
theo đuổi mưu đồ đặt nước ta vào vị thế lệ thuộc, phục vụ lợi ích của Trung
Quốc. Sau Hội nghị Thành Đô năm 1990 đến nay,Việt Nam đã có nhiều nhân nhượng
trong quan hệ với Trung Quốc, phải trả giá đắt và càng nhân nhượng, Trung Quốc
càng lấn tới. Gần đây, trong bối cảnh quốc tế phức tạp, Trung Quốc có nhiều hành
vi leo thang mới trong mưu đồ xâm lược và bá chiếm Biển Đông, coi Việt Nam là
mắt xích yếu nhất cần khuất phục trước tiên. Thực tế bóc trần cái gọi là “cùng
chung ý thức hệ xã hội chủ nghĩa” chỉ là sự ngộ nhận và “4 tốt, 16 chữ” chỉ là
để che đậy dã tâm bành trướng. Cho đến nay, thế lực bành trướng Trung Quốc đã đi
được những bước quan trọng trong mưu đồ biến Việt Nam thành “chư hầu kiểu mới”
của họ”.
61 vị đảng viên cộng sản lão thành cho rằng để
tình trạng này xảy ra là do lỗi của toàn đảng CSVN, mà đứng đầu là Ban chấp hành
trung ương và Bộ chính trị.
Từ đó, các vị viết Thư Ngỏ đưa ra kiến nghị:
“Trước tình thế hiểm nghèo của đất nước, với
trách nhiệm và vị thế của mình, ĐCSVN tự giác và chủ động thay đổi Cương lĩnh,
từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội, chuyển hẳn sang đường lối
dân tộc và dân chủ, trọng tâm là chuyển đổi thể chế chính trị từ toàn trị sang
dân chủ một cách kiên quyết nhưng ôn hòa. Ngay từ bây giờ, cần thảo luận thẳng
thắn và dân chủ trong toàn Đảng và trong cả nước về tình hình mọi mặt của đất
nước và những thách thức trước bước đi mới rất trắng trợn của Trung Quốc bá
chiếm Biển Đông, vạch ra con đường chuyển đổi cơ cấu kinh tế lạc hậu và lệ thuộc
nghiêm trọng vào Trung Quốc hiện nay, xây dựng hệ thống nhà nước pháp quyền thật
sự dân chủ. Chỉ có như vậy mới phát huy được sức mạnh trí tuệ, tinh thần và vật
chất của dân tộc Việt Nam, tăng cường được đoàn kết, hòa hợp dân tộc và tranh
thủ được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhân loại tiến bộ, mở ra một thời kỳ mới cho sự
phát triển và bảo vệ đất nước”.
Nội dung này được các cụ yêu cầu phải đưa vào
trong các thảo luận trong giái đoạn chuẩn bị đại hội đảng CSVN lần thứ 12 đang
được tiến hành.
Để thực hiện căn bản và lâu dài đề nghị trên, 61
vị đưa ra những việc làm cụ thể, yêu cầu nhà chức trách phải thực hiện:
“Việc cần làm ngay để thể hiện sự thực tâm chuyển
đổi thể chế chính trị, tạo niềm tin trong dân là các cơ quan công quyền chấm dứt
các hành động sách nhiễu, trấn áp, quy kết tùy tiện đối với người dân biểu tình
yêu nước, đối với các tổ chức xã hội dân sự mới thành lập, trả tự do cho những
người đã và đang bị kết án hình sự chỉ vì công khai bày tỏ quan điểm chính trị
của mình”.
Kiến nghị thứ hai, 61 vị bô lão yêu cầu bạch hóa
thỏa hiệp Thành Đô năm 1990.
“Là người chủ đất nước, nhân dân có quyền được
biết và phải được biết sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc và những điều
quan trọng đã ký kết với Trung Quốc như thỏa thuận Thành Đô năm 1990, thỏa thuận
về hoạch định biên giới trên đất liền và vịnh Bắc Bộ, những thỏa thuận về kinh
tế v.v… “
Những việc cụ thể phải làm ở kiến nghị thứ hai
này là kiện cộng sản Hoa Lục ra tòa án quốc tế, chủ động giải quyết tranh chấp
với các nước cùng có quyền lợi trên Biển Đông thuộc khối Đông Nam Á, cùng với
các nước này chống lại mọi hành động bành trướng, muốn độc chiếm vùng biển của
Hoa Lục, phải liên kết quân sự với các nước lớn để được bảo vệ.
Đứng đầu danh sách 61 vị là các ông Nguyễn Trọng
Vĩnh, vào Đảng năm 1939, Thiếu tướng, nguyên Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành
trung ương Đảng khóa III, nguyên Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Trung
Quốc, Hà Nội. Đào Xuân Sâm, vào Đảng năm 1946, nguyên Trưởng khoa Quản lý kinh
tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, nguyên thành viên Ban nghiên cứu
của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội. Trần Đức Nguyên, vào Đảng năm 1946, nguyên
Trưởng ban Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội. Nguyễn Văn Tuyến, vào
Đảng năm 1946, Đại tá, Cựu chiến binh, Hà Nội. Lê Duy Mật, vào Đảng năm 1947,
Thiếu tướng, nguyên Tư lệnh phó, kiêm Tham mưu trưởng Quân khu II, Chỉ huy
trưởng Mặt trận Vị Xuyên, Hà Giang 1979 – 1988, Hà Nội.
Trong danh sách có nhiều tướng lãnh, cấp tá của
quân đôi. Được biết, những vị này vẫn đang ảnh hưởng trên Ban lãnh đạo ngành
quốc phòng hiện nay. Ngoài ra còn có một cựu cán bộ thuộc Bộ công an, nhiều nhà
trí thức, nhà báo. Trong danh sách không thấy tên những người đang đấu tranh cho
dân chủ.
Đảng viên kỳ cựu nhất được kết nạp năm 1939, đảng
viên mới nhất kết nạp năm 1991 đã cùng ký Thư Ngỏ này.
PV. VRNs
No comments:
Post a Comment