Mới đây nhất, chúng ta kỷ niệm trận hải chiến Trường Sa, nơi các chiến sĩ hải quân Nhân Dân Việt Nam đã anh dũng hi sinh chống lại sự xâm lăng của kẻ thù phương Bắc.
Tuy hơi có phần mất lòng, nhưng qua một số việc làm tưởng niệm của những người được gọi là yêu nước. Chúng ta nên thấy rằng:
Không nên quá cực đoan khi đòi lấy lại Hoàng Sa, một phần Trường Sa hay đòi hỏi phần lớn lợi ích ở biển Đông … ngay cả kiện ra tòa án Quốc tế ( Kiện củ khoai. Luật thuộc về kẻ mạnh. Mỹ đánh ai, bất chấp hội đồng bảo an phủ quyết, nó tự làm luật nó đánh
Phần lãnh thổ đã mất, rất khó để có thể thu hồi lại, đặc biệt là bằng nước bọt hay ngòi viết cãi lý.
Thay vào đó, nên làm sao để đừng mất nữa thì có phần tốt hơn !
Thay vào đó, nên làm sao để đừng mất nữa thì có phần tốt hơn !
Tiêu biểu: Nga tự nhiên mang quân vô Ukraine, bất chấp sự phản đối của NATO,
Tương tự Tàu có thể dễ dàng mang quân qua Việt Nam, nếu nó có cớ là bảo vệ lợi ích của nó.
Tương tự Tàu có thể dễ dàng mang quân qua Việt Nam, nếu nó có cớ là bảo vệ lợi ích của nó.
Thay vì vĩ cuồng, muốn dùng lý, pháp luật với kẻ mạnh … thì hãy làm sao để mình mạnh lên đã. Dân có giàu thì nước mới mạnh. Hay đúng hơn là thì dân có mạnh, nước mới mạnh.
Động lực nào để đưa đất nước giàu mạnh: Cần phải cải cách thể chế. Cần có dân chủ, tự do, nhân quyền được tôn trọng … và tạo ra một cơ chế làm ăn vận hành theo nguyên tắc của thị trường đích thực, phải có cạnh tranh tự do, bình đẳng mới thúc đẩy được sự sáng tạo và cải thiến … mới nâng cấp được cái tầng kỹ nghệ cả dân sự lẫn quốc phòng của Việt Nam lên những tầm cao mới, khi đó mới đủ sức bảo vệ bờ cõi.
Hơn 20 năm được gọi là đổi mới (tình từ cái tuyên bố của ông Võ Văn Linh), Việt Nam khá thành công trong việc thu hút đầu tư nước ngoài … Luồng vốn đổ vào thì cũng tương đối nhiều, nhưng đa phần chỉ tập trung vào lắp ráp, chế biến công nghệ thấp … hay mua bán tài sản, bất động sản, xây hotels, resorts, trung tâm thương mại, vv … Giúp cho một lớp người nắm bắt được cơ hội, như doanh nhân, nhà tư vấn, nhà thầu, luật gia, vv … giàu lên nhanh chóng và trở thành tầng lớp trung lưu.
Nhưng cái yếu nhất của chúng ta vẫn là kỹ nghệ và khoa học.
Mấu chốt lại là ở giáo dục. Mà căn nguyên rốt cục vẫn tới từ sự yếu kém của thể chế.
Con đường nào để Việt Nam thoát khỏi tình cảnh khốn khổ này.
CẦN THIẾT PHẢI THAY ĐỔI THỂ CHẾ
No comments:
Post a Comment