Tuesday, February 11, 2014

Phong trào ‘Tết trồng cây’..việc làm hình thức ?!

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát động Tết trồng cây
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ”
Ảnh Tienphong.vn
RFA- 11/02/2014 
Suốt hơn nửa thế kỷ qua, sau mấy ngày đầu năm âm lịch, các cấp chính quyền Việt Nam từ trung ương đến địa phương nơi nào cũng tiến hành rầm rộ hoạt động gọi là ‘Tết Trồng cây’.
Công tác mang ý nghĩa môi trường lớn lao như thế từ khi được phát động đến nay thực sự mang lại hiệu quả ra sao?
Ý nghĩa tốt
‘Tết trồng cây’ là phong trào được ông Hồ Chí Minh khi còn là chủ tịch nước Việt Nam chính thức phát động hồi ngày 28 tháng 11 năm 1959. Lên tiếng khi triển khai hoạt động đó, ông Hồ Chí Minh nêu rõ việc trồng cây như thế trong vòng 10 năm sẽ giúp đất nước có phong cảnh đẹp hơn, cây gỗ đầy đủ hơn. Câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh ‘Vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người. Mùa Xuân là tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân’ trở thành khẩu hiệu được nhắc đi nhắc lại thường xuyên trong nước.
Hẳn nhiên không ai là không đồng ý với những điều hiển nhiên như thế. Nhất là đối với phát biểu của một vị chủ tịch nước luôn được tụng ca như là ‘vị cha già dân tộc’.
Hoạt động Tết trồng cây từ đó được khắp các địa phương trong cả nước tiến hành vào mỗi dịp xuân về sau mấy ngày đầu năm nghỉ ngơi mừng xuân mới với tên gọi ‘Tết trồng cây Nhớ Bác’.
Ông Hồ Chí Minh nêu rõ việc trồng cây như thế trong vòng 10 năm sẽ giúp đất nước có phong cảnh đẹp hơn, cây gỗ đầy đủ hơn. Câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh ‘Vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người...
Một người ở Hà Nội kể lại sinh hoạt Tết trồng cây mà bà này từng tham gia từ khi còn trẻ:
Trước đây khi chúng tôi còn đi học ở trường PTTH cấp 3, nhà trường dẫn chúng tôi đi trồng cây ở những chỗ ngoại thành. Hồi đó trồng cây xà cừ vì có ý kiến cho rằng cây đó mau lớn, chóng tạo được bóng mát ở hai bên đường. Đó là về cá nhân tôi. Còn tôi nhớ bố tôi kể chuyện năm Bác Hồ trồng cây tại đồi Vật Lại ở Sơn Tây ( hồi ấy bố tôi còn ở trong Trung ương Đang) , khi họp bác Hồ bảo với Bố tôi rằng mình dại quá hôm đó đi trồng cây trên Vật Lại đào đất, làm hăng quá thế là đến hôm nay vẫn còn đau lưng. Tôi chỉ nhớ có mỗi chuyện như thế thôi.
Các đại biểu, các lãnh đạo tham gia trồng cây tại Khu trung tâm hành chính huyện Mê Linh.
Các đại biểu, các lãnh đạo tham gia trồng cây tại Khu trung tâm hành chính huyện Mê Linh.(Melinh.hanoi.gov)<br /> Nhổ một cây cổ thụ nơi này để ‘trồng’ ở nơi khác, có được coi là trồng cây không? (Blog Quê Choa)
Sau này khi đi làm việc, đến Tết người ta cũng mang những cây xà cừ đến để trồng xunh quanh nhà làm việc của cơ quan để lấy bóng mát. Thế thôi, chứ chúng tôi chẳng còn tham gia gì ngoài xã  hội ‘trồng cây, trồng cối’ cả!
Chuyện ‘đến hẹn lại lên’!
Truyền thông trong nước loan tin hôm ngày 3 tháng 2 vừa rồi, đây cũng là ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã về huyện Ba Vì và tham gia Tết trồng cây tại Đồi Đồng Váng, thôn Yên Bồ, xã Vật Lai, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.
Tham dự trong đoàn của ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có các vị quan chức khác như ông Phạm Quang Nghị- bí thư thành ủy Hà Nội, ông Nguyễn Thế Thảo, chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, bà Ngô thị Doãn Thanh, chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thành phố Hà Nội.
Lý do phái đoàn của ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng về Ba Vì trồng cây nhân dịp tết Giáp Ngọ vừa qua như lời người phụ nữ ở Hà Nội vừa nêu vì vào ngày 16 tháng 2 năm 1969, chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã đến đó và trồng một cây đa trên đồi Đồng Váng, thôn Yên Bồ, xã Vật Lai. Nơi đây nay được gọi là khu di tích Đồi Cây Bác Hồ.
Lần này các vị trong đoàn của ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng không trồng cây đa mà hình ảnh cho thấy ông tổng bí thư cùng ba vị khác, hai ông một bà, cầm xẻng xúc đất hất vào một hố có sẵn một cây thông thân khá lớn. Sau đó cầm thùng hoa sen tưới nước cho cây.
Bây giờ các ông ấy bao nhiêu ông, mỗi ông một cái xẻng quấn giấy hoa vào đấy; hế rồi mỗi người xúc một xẻng bé tí đất hất vào, sau đó lại được chưa cho một cái bình hoa sen để tưới nước. Tôi cho đó rất là hình thức
Người phụ nữ ở Hà Nội
Việc làm hình thức?
Mạng Quê Choa có bài tựa đề ‘Sự nhạo báng “ Tết Trồng Cây” với ba tấm hình được đưa ra như là gợi ý đề văn tốt nghiệp PTTH năm nay.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự “Tết trồng cây” trên đồi Đồng Váng. (Binh Duong TV online)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự “Tết trồng cây” trên đồi Đồng Váng. (Binh Duong TV online)
Tấm thứ nhất là hình tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng bí thư thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị và bà chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội mặc complet, cà vạt đang tưới cho cây thông nhân dịp Tết trồng cây năm nay ở Ba Vì. Tấm hình này là gợi ý ‘1. Bạn cho biết thế nào là tết trồng cây’.
Tấm hình thứ hai trong đó có chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng đang cầm bình hoa sen tưới cho một cây có thân khá lớn. Gợi ý cho tấm hình này là ‘2.Nhổ một cây cổ thụ nơi này để ‘trồng’ ở nơi khác, có được coi là trồng cây không?
Tấm hình thứ ba trong đó có hình bà phó chủ tịch nước Nguyễn thị Doan mặc áo dài tươi cười cầm bình hoa sen và một số vị khác cũng trong những bộ đại lễ tay cầm xẻng quanh một gốc cây có bệ vuông xây chung quanh. Gợi ý dưới tấm hình này là ‘3.Qua những bức ảnh này hãy nói về Tết trồng cây do chủ tịch Hồ Chí Minh khởi xướng đã bị nhạo báng như thế nào’!
Blogger Mai Thanh Hải hôm ngày 5 tháng 2 cũng post lên hai tấm hình với tựa ‘Sau mùa xuân, sau Tết trồng cây…’. Hai tấm hình cho thấy cận cảnh và xa hơn một chút khoảnh sân nhỏ rải đá dăm. Trong đó có bốn gốc cây nhỏ- có cây có lá có cây chỉ là cành. Trước mỗi vòng tròn xây quanh gốc có bệ nhỏ hình vuông. Gần chỗ bốn gốc cây thẳng hàng còn có bốn bệ tương tự trên có bảng đá nhỏ ghi tên người trồng cây và một viên tròn không biết bằng đá hay bê tông. Một trong những bảng đá đọc được dòng chữ khắc trên đó ‘Tiến sĩ Đinh La Thăng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận Tải. Trồng lưu niệm ngày 15 tháng 5 năm 2012.’ Lác đác quanh bốn chiếc bệ ghi tên như thế có mấy chiếc lá rụng.
Các lãnh đạo tỉnh trồng cây tại khuôn viên bệnh viện đa khoa.  Truyenhinhnghean
Các lãnh đạo tỉnh Nghệ An trồng cây tại khuôn viên bệnh viện đa khoa. Truyenhinhnghean
Bây giờ các vị lãnh đạo ra trồng cũng chẳng động viên được gì cho phong trào. Chỉ mấy xẻng đất đó thôi, thì sau này những công nhân phải trồng lại những cây đó...các ông không làm thì công nhân người ta cũng làm. Chúng tôi không thấy có tác dụng gì ‘trồng cây, gây rừng’ cả. Chỉ rất hình thức
Một người ở Quảng Trị nói về chương trình Tết trồng cây ở khu vực mà ông sinh sống:
Tôi thấy đó cũng là vấn đề tốt, có nơi này, nơi nọ người ta làm hình thức thôi; nhưng người dân cũng quan tâm đến chuyện này. Chỉ có lãnh đạo hay diễn thôi, chứ còn người dân cũng tích cực đối với việc trồng cây này lắm. Ngay tại gia đình người dân, tự họ cũng lo chuyện đó. Còn chuyện trồng cây ở đường phố chỉ là hình thức làm cho vui, người ta trồng 10 cây thì chết hết 7 cây rồi, chả có ý nghĩa gì lắm đâu. Nhưng người dân vẫn thích mùa này, vì đây là mùa trồng cây từ xưa đến nay chứ không phải do Bác Hồ phát động. Gia đình tôi cũng làm như thế.
Người dân thực ra rất quan tâm đến việc trồng cây vì nó đem lại kinh tế cho gia đình họ.
Ví dụ họ trồng cây để làm nhà cửa, bán làm nguyên liệu giấy thì người ta vẫn thích thú, chẳng có sao đâu! Những gia đình được giao diện tích đất lâu dài thì họ trồng cây để bán. Mùa này là mùa trồng cây của họ nên họ rất tích cực. Trồng cây bóng mát ở các đô thị thì các công ty đô thị họ trồng, chẳng có ích lợi gì đâu. Các quan chức trồng thì năm nào cũng phát động và là hình thức là chính. Người dân cũng thấy điều đó và họ không đồng tình đâu.
Người phụ nữ ở Hà Nội đưa ra nhận định về hình thức của việc làm trồng cây vào dịp tết:
Trồng cây trước đây Bác Hồ tự đào hố rồi người ta mang cây đến và ông lấp lại… Bây giờ các ông ấy bao nhiêu ông, mỗi ông một cái xẻng quấn giấy hoa vào đấy; hế rồi mỗi người xúc một xẻng bé tí đất hất vào, sau đó lại được chưa cho một cái bình hoa sen để tưới nước. Tôi cho đó rất là hình thức.
Còn trồng ở những chỗ đường phố… không có tác dụng trồng cây gây rừng. Mà trồng cây ở đường phố là việc làm của Công ty Công viên Cây Xanh hoặc việc của người có nhiệm vụ là công ăn việc làm của họ. Bây giờ các vị lãnh đạo ra trồng cũng chẳng động viên được gì cho phong trào. Chỉ mấy xẻng đất đó thôi, thì sau này những công nhân phải trồng lại những cây đó. Tất nhiên cây cũng sẽ có bóng phát phủ cho đường phố; nhưng các ông không làm thì công nhân người ta cũng làm. Chúng tôi không thấy có tác dụng gì ‘trồng cây, gây rừng’ cả. Chỉ rất hình thức và tôi không thích điều đó tí nào cả!
Tôi thấy đó cũng là vấn đề tốt, có nơi này, nơi nọ người ta làm hình thức thôi; nhưng người dân cũng quan tâm đến chuyện này. Chỉ có lãnh đạo hay diễn thôi, chứ còn người dân cũng tích cực đối với việc trồng cây này lắm. Ngay tại gia đình người dân, tự họ cũng lo chuyện đó
Một người ở Quảng Trị
Bà này cũng có ý kiến về hiệu quả của phong trào Tết Trồng Cây suốt hơn nửa thế kỷ qua ở Việt Nam:
Cụ thể mấy cây đa cụ Hồ trồng, tôi thấy cây ở Công viên Thống Nhất trước nhà tôi cây xòa bóng ra đến cả một sào đất. Người ta đặt mấy chiếc ghế ở đó cho dân ngồi chơi, tôi thấy cũng tốt. Còn cây trên Đông Anh, nơi tôi hay đi qua, được Bác Hồ trồng hồi ấy nhưng do đa ưa đất thấp, nhiều nước nên cây lâu lớn vì trồng trên đồi. Có thể lúc đó ý của Bác Hồ thấy chỗ đó thưa cây quá nên mới đem cây đa lên trồng, mà trồng ở đó không thích hợp nên cây vẫn nhỏ không lớn như cây chỗ Công viên Lê Nin. Ở những nơi khác, tôi thấy có nơi trồng cây cũng đẹp như chỗ hồ Đại Lãi.
Nhưng có những nơi chúng tôi đi qua thấy họ trồng nhiều cây bạch đàn quá. Cây bạch đàn cũng tạo nên những cánh rừng nhưng không biết được dùng để làm gì; nhưng sẽ làm hư đất ở cùng đó. Do vậy theo tôi không nên trồng bạch đàn ở trên đầu nguồn.Tôi có quen một người trồng rất nhiều cây ở miền Tây Thanh Hóa, nhưng sau đó họ phải chặt phá đi vì không có tác dụng gì ở làng, xã đó cả. Họ đang tính trồng cây khác vì gỗ không lấy được, còn củi thì bây giờ người dân không còn đun bằng củi nữa rồi. Đất đó nếu trồng cây công nghiệp, cây lương thực lại có tác dụng hơn.
Còn trồng cây gây rừng, tôi hay đi du lịch qua nhiều nơi, tôi thấy không vui vì thấy nhiều vùng rừng bị chặt phá hơn là trồng cây.
Một việc làm đầy ý nghĩa nhằm khôi phục mảng xanh tại Việt Nam như trồng cây nhân dịp Tết vẫn mang tính hình thức như trình bày của nhiều người dân trong nước. Chuyện hình thức này không chỉ trong lĩnh vực trồng cây dịp Tết mà còn trong nhiều hoạt động khác nữa. Người dân thường mỉa mai nói có ‘phát’ mà không có ‘động’.
Tạp chí Khoa học- Môi trường kỳ này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại các bạn trong chuyên mục Khoa học- Môi trường kỳ tới,
Gia Minh chào tạm biệt.

No comments:

Post a Comment