Truyền thông trong nước nói lễ công bố và trao quyết định đã diễn ra tại Phủ Chủ tịch hôm 8/2.
Trong buổi lễ, ông Trương Tấn Sang nói hiến pháp mới bắt đầu có hiệu lực từ đầu năm nay "đặt ra nhiều nhiệm vụ quan trọng và cấp bách đối với các cơ quan tư pháp nói chung và ngành kiểm sát nhân dân nói riêng," theo trang tin BấmVOV.vn.
Đợt bổ nhiệm mới nhất này "thể hiện sự quan tâm ghi nhận của Đảng, Nhà nước đối với những đóng góp của các cơ quan tư pháp trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN," ông Sang được dẫn lời nói.
Ông Sang cũng đề cập tới vấn đề "xây dựng đội ngũ cán bộ" trong ngành kiểm sát nhằm "có đội ngũ cán bộ đủ năng lực, phẩm chất".
Việc tiết lộ gây sốc của cựu lãnh đạo Vinalines Dương Chí Dũng gần đây có thể xem là lực đẩy cho nhu cầu tăng cường tính nghiêm minh của bộ máy hành pháp.
Tại phiên xử em trai mình là ông Dương Tự Trọng, ông Dũng đã nêu tên một thứ trưởng Bộ Công an là người mật báo quyết định truy tố ông, dẫn tới việc ông bỏ trốn. Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ cũng bị cáo buộc đã nhận hối lộ.
Ông Ngọ được Tổng biên tập báo BấmPetroTimes là Nguyễn Như Phong dẫn lời nói rằng: "Kệ nó. Nó [Dương Chí Dũng] muốn khai gì thì khai. Sẽ có nơi điều tra làm rõ".
Hiện chưa rõ cơ quan nào dược giao điều tra Bấmvụ án lộ bí mật nhà nướctuy dư luận dường như quan tâm nhiều hơn tới cáo buộc đưa và nhận hối lộ liên quan tới ông Phạm Quý Ngọ.
Đại biểu Quốc hội Lê Như Tiến Bấmtừng nói với BBC ''dư luận e ngại nếu giao cho Bộ Công an làm thì thiếu khách quan vì một đồng chí [trong vụ này] là lãnh đạo của bộ nhưng tôi vẫn tin tưởng vào lãnh đạo ngành công an, nhất là Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang và tập thể Đảng ủy công an Trung ương chắc cũng đủ sáng suốt để điều tra một cách khách quan."
Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh vào đầu tháng 01/2014 nói trong năm nay ''ban này sẽ tham mưu, thành lập và phục vụ các đoàn công tác nhằm kiểm tra, giám sát các vụ việc, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp.''
'Tuyệt đối trung thành'
Tại lễ trao quyết định bổ nhiệm, thay mặt cho các kiểm sát viên vừa được bổ nhiệm, ông Nguyễn Minh Quang, Chánh Thanh tra VKS Tối cao, cam kết "sẽ tuyệt đối trung thành với Hiến pháp, tuân thủ pháp luật, đem hết sức mình phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân," theo trang tin Bấmbaobaovephapluat.vn.
Theo luật, Chủ tịch nước là người có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức kiểm sát viên thuộc Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương.
Tuy nhiên, hoạt động này hầu như chỉ mang tính nghi thức, với trình tự bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức các kiểm sát viên cấp cao luôn phải thực hiện thông qua một hội đồng tuyển chọn gồm các thành viên là Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, đại diện Bộ Quốc phòng và Bộ Nội vụ, Mặt trận Tổ quốc Trung ương và Hội Luật gia Việt Nam.
Về phần mình, bản thân các thành viên của hội đồng tuyển chọn cũng phải do Ủy ban Thường vụ Quốc hội chấp nhận chọn lựa.
Tại một hội nghị được tổ chức ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao vào ngày 16/1/2014, Chủ tịch Sang được dẫn lời đã lưu ý ngành kiểm sát nhân dân cần tập trung thực hiện tốt chức năng thực hành quyền công tố.
"Chủ tịch nước gợi ý, để hoàn thành tốt nhiệm vụ này, trước hết Viện kiểm sát các cấp phải Bấmtăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra; kiểm sát đầy đủ, chặt chẽ việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố;
"Kiên quyết thực hiện đầy đủ các quyền hạn khi thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp để loại trừ oan sai và lọt tội, bảo đảm các quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng có căn cứ, đúng pháp luật. Phối hợp chặt chẽ với Cơ quan điều tra để làm tốt vai trò, trách nhiệm của công tố", báo Tin tức viết.
Danh sách các tân kiểm sát viên
15 Kiểm sát viên Tối cao
Hai Kiểm sát viên Quân sự Trung ương
No comments:
Post a Comment