Tuesday, February 11, 2014

Sĩ diện hão!


Nguyên Anh (Danlambao) - Nước VN là một quốc gia nghèo mạt rệp! Ai cũng công nhận điều đó chứ không phải là bôi bác, về kinh tế thì suy thoái trầm trọng kéo dài nhiều năm liền, vấn nạn thất nghiệp, người dân không có ruộng đất canh tác gần như bế tắc, nạn nhân mãn với diện tích nhỏ hẹp với dân số hơn 90 triệu người đã tạo nên những cảnh đời cơ cực khiến cho người dân phải bôn ba tha phương khắp nơi kiếm sống, mới đây nhất thông tin cho biết đội quân bán vé số Việt Nam đã tràn qua Campuchia để hành nghề, thật là tội cho nhưng công dân Việt Nam phải chấp nhận qua một đất nước cách đây không xa còn thua kém hơn mình mà ngày nay họ lại gọi người Việt là Duôn với lãnh tụ đảng đối lập Sam Rainsy...

Thế nhưng những quốc sách của nhà cầm quyền vẫn không xem trọng phát triển kinh tế, dân trí người dân mà chỉ toàn làm những chuyện ruồi bu kiến đậu không giống ai mà những tấm bằng công nhận của Unesco luôn được hô hào ầm ĩ và xem như đó là niềm vinh hạnh của đất nước! 

Dưới thời bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh, hắn đã lập hồ sơ xin vinh danh hàng loạt những di tích thiên nhiên ban tặng hoặc những sản phẩm phi vật thể mà mới đây nhất là buổi lễ nhận bằng chứng nhận cho đàn ca tài tử vùng sông nước phía nam đã được tổ chức rình rang sặc mùi cải lương chi bảo với sự tham dự của thủ tướng 3 Ếch. 

Việc UNESCO vinh danh Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại thể hiện sự trân trọng của quốc tế đối với loại hình nghệ thuật đặc sắc này của Việt Nam. Đây không chỉ là niềm tự hào của đồng bào Nam Bộ, của người Việt Nam chúng ta mà còn góp phần thiết thực vào việc giữ gìn sự đa dạng các biểu đạt văn hóa trong kho tàng văn hóa thế giới. Đồng thời cũng là một minh chứng sống động về sức sống, sức lan tỏa của văn hóa truyền thống Việt Nam trong dòng chảy hội nhập của văn hóa thế giới; làm cho bạn bè quốc tế hiểu nhiều hơn với sự ngưỡng mộ về một vùng Đất không chỉ anh dũng kiên cường trong đấu tranh giành độc lập dân tộc mà còn là một vùng quê trù phú - lúa thơm trái ngọt, một vùng sông nước mênh mang luôn đồng vọng tiếng đờn lời ca sâu nặng nghĩa tình. (1)

Có lẽ cái tố chất cải lương và khoác lác đã ngấm sâu vào trong máu của những người CS cho nên họ lấy làm hãnh diện chứ người dân Việt thì điềm nhiên tọa thị xem như một vở diễn hài... 

Unesco vinh danh nghệ thuật đờn ca tài tử nam bộ thì có ích gì cho các nghệ nhân? 

Chả có gì gọi là có ích khi tuyệt đại đời sống các ca sỹ cải lương, các nghệ nhân đàn hát nghèo vẫn hoàn nghèo (dĩ nhiên vẫn có một thiểu số khấm khá do có danh tiếng) và có thật bạn bè thế giới sẽ phải ngưỡng mộ như lời phát biểu của Nguyễn Tấn Dũng hay không? 

Chắc chắn rằng sẽ không quốc gia nào ngưỡng mộ vì không một nước nào lại không có bản sắc riêng của mình và cho dù Unesco không công nhận (vì họ không cần!) họ vẫn phát triển nhanh và mạnh khắp thế giới được nhiều người hâm mộ.. 

Chúng ta hãy nhìn về các quốc gia khác để so sánh, khoan hãy nói đến Mỹ, Úc với ban nhạc Bee Gees nổi đình nổi đám thập niên 80 nhiều năm liền, Thụy Điển với Abba làm say đắm lòng biết bao người khắp hành tinh mà giờ đây bản nhạc Happy New Year vẫn còn được sử dụng tại Việt Nam hay gần đây nhất là điệu nhảy Gangnam Style của anh chàng Hàn quốc Park Jae Sung đã chấn động giới trẻ và ngay cả người già cũng thấy vui lây, tất cả họ đâu có cần Unesco phải công nhận mình bằng tấm bằng chứng nhận? 

Tại Mỹ, không chỉ có một thể loại nhạc đồng quê (country music) mà còn có các dòng nhạc rock, pop, jazz, blues, R&B soul, hip hop, folk, electronic, dance và nhiều dòng khác và những ngôi sao gần như bất diệt như Karen Carpenter, Michael Jackson, Taylor Swift...

Họ có những giải thưởng dành cho âm nhạc của hiệp hội thu âm hay giải thưởng Grammy của viện thu âm và nghệ thuật quốc gia mà ngày nay đã phổ cập toàn thế giới và điều tối quan trọng tại đó là một khi đã phát triển tài năng được các cơ quan trên công nhận tao giải thưởng thì người được vinh danh ngoài sự nổi tiếng còn nhận được một số tiền không nhỏ và lời mời gọi của các nhà sản xuất. 

Bây giờ hãy cùng nhìn lại cái nền âm nhạc dưới chế độ CSVN... 

Với sự kềm kẹp của ban tuyên giáo TƯ thì tất cả các sản phẩm từ văn học cho đến ca nhạc đều có một nhiệm vụ: đánh bóng, tô hồng chế độ và ngay cả nền âm nhạc mới được vinh danh là đờn ca tài tử cũng không ngoại lệ cho nên Nguyễn Tấn Dũng mới phát biểu như trên thì làm gì có chuyện hát hò, sáng tác theo ý mình ngoài những vở tuồng cải lương tình yêu ướt át vô bổ vô hại? 

Ngoài lễ vinh danh của Unesco rình rang trên ngành nghệ thuật Việt Nam mà còn phải đối diện với vấn nạn sao chép in lậu hoành hành gần như giết chết nhà sản xuất với sự làm ngơ hoặc nếu bị phát hiện thì cũng gọi là được vạ thì má đã sưng! 

Người nghệ sỹ Việt Nam, ngoài các ngôi sao nhạc trẻ sớm nở tối tàn với các bài hát mau chóng bị quên lãng đã là một sự khó sống còn các nghệ nhân cải lương đờn ca tài tử còn khổ hơn khi họ không hề có một chế độ hổ trợ nào ngoài tiền thù lao khiêm tốn và nhà cầm quyền thì tư duy lại không có được sự văn minh như các quốc gia khác thành ra họ chỉ biết tự an ủi mình lỡ chọn kiếp cầm ca... 

Chỉ khi nào cái ban tuyên giáo khốn nạn biến mất toàn cõi Việt Nam thì giá trị đích thực của nền văn hóa, âm nhạc thực thụ mới trở về trên quê hương nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với chế độ cầm quyền không còn tồn tại... 

Vì vậy cái được gọi là Unesco vinh danh nghệ thuật đờn ca tài tử Việt Nam chỉ là một trò đểu lấy vải thưa che mắt thánh, tổ chức ồn ào tự sướng trên sự nghèo hèn khốn khó của một bộ phận hoạt động nghệ thuật nước nhà. 

Một chế độ thổ tả thì nhìn đâu cũng buồn ói! 

No comments:

Post a Comment