"Nếu không có tàu FLNG để chiết xuất và hóa lỏng khí đốt, giàn khoan trị giá 1 tỉ USD của Trung Quốc dù có hoạt động cũng chẳng hiệu quả.
Đó có thể chính là lý do khiến Trung Quốc đem giàn khoan về lãnh hải của họ. Và khi bỏ ra cả đống tiền để có FLNG thì Trung Quốc sẽ khó để không con tàu này, mà phải dùng nó đi khai thác để bù lỗ".
Tàu FLNG giống như nhà máy hóa lỏng trên biển có thể chiết xuất khí đốt và hóa lỏng nó trước khi giao nó cho tàu chở dầu vận chuyển vào bờ.
Tuy nhiên, việc đóng tàu FLNG đòi hỏi nhiều tiền bạc và công nghệ cao. Nhanh nhất, Trung Quốc cũng phải mất vài năm mới có chiếc tàu FLNG có công suất đủ lớn để phục vụ công việc "khai thác" xa bờ.
Ngoài phương án đóng tàu FLNG, Trung Quốc còn có một phương án khác mà công nghệ nằm trong tầm tay họ: đặt ống dẫn dầu.
Nếu Trung Quốc thành công trong việc đặt ống dẫn dầu trái phép từ đảo Hải Nam xuống quần đảo Hoàng Sa mà họ chiếm đóng phi pháp của Việt Nam, rồi từ đó kết nối với các giàn khoan ngoài khơi ở khu vực khác trên biển Đông thì thực sự rất nguy hiểm.
Trung Quốc rất mạnh trong việc xây dựng đường ống dẫn dầu |
Phong Tần, kỹ sư trưởng của tập đoàn lọc dầu hàng đầu châu Á Sinopec Corp cũng đề cập đến chuyện xây dựng ống dẫn dầu, nhưng cho biết nó không tối ưu bằng việc đóng tàu FLNG phục vụ cho việc khai thác trên ngoài khơi.
Cái khó của phương án dựng đường ống dẫn dầu không phải là kỹ thuật mà là an ninh. Phía Trung Quốc cho rằng với đường ống dẫn dầu dài thì việc đảm bảo an toàn sẽ khó khăn hơn nhiều so với hộ tống 1-2 chiếc FLNG.
Tuy nhiên, nếu như việc đóng tàu FLNG không tiến triển (cho đến giờ chưa hãng đóng tàu nào nhận lời tham gia dự án đóng tàu FLNG mà Trung Quốc mời chào), thì rất có thể phương án xây dựng đường ống dẫn dầu sẽ được tính đến.
Phương án này sẽ tốn khoản đầu tư ban đầu rất cao và đối mặt với các thách thức về an ninh nhưng giới chuyên gia Bắc Kinh cho rằng nó sẽ tiết kiệm kinh tế về lâu dài. Hơn nữa, dựng được đường ống dẫn dầu từ Hải Nam ra biển Đông thì Trung Quốc càng có cớ để "thể hiện chủ quyền" trên biển Đông.
Trong lúc này, Trung Quốc đang tích cực nạo vét tại một số đảo ở Hoàng Sa để thúc đẩy xây dựng các cơ sở hạ tầng tại đây. Sẽ không ngạc nhiên nếu họ xây dựng một nhà máy lọc dầu tại đó và chuyển thành phẩm khai thác được về đảo Hải Nam thông qua đường ống dẫn dầu. Những kịch bản dự báo mà báo chí phương Tây đưa ra là điều mà tất cả các nước trong khối ASEAN và cộng đồng quốc tế cần quan tâm, đề phòng trước khi mọi chuyện thành quá muộn.
No comments:
Post a Comment