Sunday, July 13, 2014

Lún đường, đại dịch không thuốc chữa

07/12/2014 - 14:29
Lê Diễn Đức
Photo: Lún đường, đại dịch không thuốc chữa
07/12/2014 - 14:29
Lê Diễn Đức
Ngày 9 tháng 7, đoàn công tác của Bộ trưởng Bộ Giao Thông Vận tải (GTVT) Đinh La Thăng đi kiểm tra các công trình trên Quốc lộ 1, đoạn Thanh Hóa - Thừa Thiên Huế, xác định mặt đường trước cửa hầm đường bộ qua Đèo Ngang do Tổng công ty Sông Đà là Nhà đầu tư BOT (Built-Operation-Transfer: Xây dựng-Vận hành-Chuyển giao) bị hằn lún vệt bánh xe, gây nguy hiểm. Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng đề nghị không thu phí giao thông từ ngày 10 tháng 7 vì tình trạng đường quá xấu.
 
Trong một đất nước, mạng lưới giao thông công cộng được cho là biểu tượng của văn minh và hiện đại, thể hiện mức sống và sự phát triển của nền kinh tế.
 
Đầu tư vào đường xá, cầu cống ở Việt Nam là đầu tư công, tiền lấy từ các nguồn vốn vay ODA , bán trái phiếu chính phủ. Những khoản đầu tư này thường rất lớn, là món nợ lâu dài đè lên các thế hệ tiếp nối, nhưng cũng là mảnh đất màu mỡ cho những con sâu tham nhũng đục khoét, rút ruột công trình. Chẳng thế mà theo một nguồn tin đáng tin cậy, trong nội các của Thủ tuớng Nguyễn Tấn Dũng, giá cái ghế Bộ trưởng GTVT được cho là đắt nhất.
 
Con đường cao tốc mà báo chí trong nước gọi là "con đường đắt nhất hành tinh" Sài Gòn - Trung Lương được thi công với giá thành 250 tỷ đồng 1 km (tức là 12,5 triệu USD/1km), trong khi đó ở Trung Quốc chỉ vào khoảng 70 tỷ và ở châu Âu khoảng 30-40 tỷ. Đường được đưa vào khai thác từ ngày 3 tháng 2 năm 2010, cho phép các loại ô tô chạy tốc độ 100 km/giờ. Thế nhưng, chỉ sau 2 tháng thông xe đã bắt đầu có hiện tượng lún cục bộ, tạo thành các gờ cao thấp và lồi lõm, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn.
 
Đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình, tổng mức đầu tư khoảng 8.900 tỷ đồng, thông xe thông xe vào ngày 30 tháng 6/2012, sau vài tháng đã lún, hỏng, nhiều đoạn như ruộng mới cày.
 
Tuyến cao tốc Sài Gòn – Long Thành – Dầu Giây đầu tư hơn 20 ngàn tỷ đồng, mới thông xe được vài tháng cũng đã xuất hiện tình trạng bị lún, nứt, mặt đường xấu.
 
Quốc lộ 1A Bến Thủy - Hà Tĩnh khánh thành được 4 tháng thì xuất hiện vệt lún bánh xe, được chủ đầu tư bóc lớp nhựa dài vài km để thay thế bằng nhựa polymer.
 
Mặt đường nham nhở vì công trình bị rút ruột nhưng vỉa hè cũng chung một số phận. Cứ làm thì mới có ăn, nên các quan chức chẳng từ một thủ đoạn nào.
 
Nhớ lại Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội năm 2010, Hà Nội cho bóc vỉa hè vẫn còn khá mới xung quanh Hồ Gươm để lát đá xanh, nặng chừng 50 kg mỗi viên, mặc dù đá xanh là vật liệu không thích hợp, mặt trơn nhẵn sẽ dễ gây trượt ngã khi có nước mưa. Dư luận chỉ trích ghê quá nên đã dừng lại.
 
Tuyến đường Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu (Hà Nội) khánh thành vào cuối tháng 12/2013, dài 547 m với tổng đầu tư 642 tỷ đồng, được coi là tuyến đường đắt nhất thủ đô với số tiền trên 1 tỷ đồng một mét. Công trình này đưa vào hoạt động đã 7 tháng nhưng hiện nay vỉa hè biến thành công trường vì bị sụt lún nhiều đoạn, phải đào lên, lát lại.
 
Trong một cuộc họp tìm giải pháp xử lý hằn lún vệt bánh xe ngày 24 tháng 6 vừa qua, "Bộ trưởng Đinh La Thăng không ngần ngại thừa nhận rằng, việc khắc phục sự cố hằn lún vệt bánh xe mặt đường của ngành GTVT suốt mấy năm qua không có kết quả. Thậm chí, một hiện thực trái quy luật đang diễn ra là đường càng làm càng lún"!
 
Nếu đổ lỗi cho xe qua tải chạy nhiều là không đúng thực tế, bởi vì tuyến đường Sài Gòn -Biên Hòa và xa lộ Đại Hàn ở Sài Gòn cũ do Mỹ và Hàn Quốc xây dựng, sau 50 năm sử dụng vẫn không bị lún cho dù có xe quá tải.
 
Thế thì nguyên do còn lại là cái gì? Ai cũng biết rằng, chỉ có thể là do thiết kế, thi công không đảm bảo chất lượng. Người ta đã cắt xén, rút ruột công trình nên mới ra nông nỗi này. Không rút ruột cũng xong vì lấy đâu ra tiền để bù vào các chí phí bôi trơn để được thực hiện dự án.
 
Một cuộc khảo sát của Thanh tra Chính phủ về “Tham nhũng, hối lộ, gian lận trong hoạt động của doanh nghiệp  - thực trạng và giải pháp” cho thấy, 70% chủ động đưa để được giải quyết công việc nhanh chóng; 30% là do cán bộ, công chức gợi ý.
 
Theo Kiểm toán Nhà nước, "mặc dù chưa có một cơ quan, tổ chức nào đưa ra được tỷ lệ và số liệu chính xác về thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản là bao nhiêu (10, 20 hay 30% như nhiều chuyên gia nhận định) nhưng thất thoát, lãng phí là có thực và nó xẩy ra ở tất cả các khâu, giai đoạn của quá trình đầu tư, từ chủ trương đầu tư, chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, cấp phát vốn đầu tư, đến khâu nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng và quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình".
 
"Cứ lập dự án, dù khó đến mấy cũng có cách vượt qua”, vụ trưởng Vụ Đầu tư Bộ Tài chính Đỗ Văn Thành đã phát biểu như vậy. Quy trình khép kín từ A đến Z, từ qui hoạch, quyết định đầu tư đến đấu thầu, thi công, tư vấn... đều nằm trong vòng tròn thuộc một bộ, ngành, nên không xảy ra lạm quyền, tham nhũng mới là điều lạ!
 
“Nhưng tham nhũng nguy hiểm và khó chịu vì đã thành khá phổ biến. Nó thành đường giây có tổ chức rồi, chứ không còn từng người một người ăn mảnh nữa. Chúng tôi hay nói đó là lợi ích nhóm, cấu kết với nhau nên phải có cơ chế trị tận gốc, việc này rất khó chứ không phải dễ”, Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, nói.
 
Đã là đương giây có tổ chức thì phải xuyên suốt các khâu, từ dưới lên trên. Bộ trưởng Đinh La Thăng nói "nhiều đêm mất ngủ" là dối trá, nực cười. Tình trạng này đã diễn ra liên tiếp từ hơn hai thập niên nay. Đây là đại dịch không thuốc chữa của guồng máy chuyên quyền và vô trách nhiệm.
 
Bài “Xử lý ai nếu chính người đứng đầu tham nhũng” trên tờ Người Ðưa Tin ngày 9 tháng 8 năm 2012 viết rằng, chúng ta chỉ bắt được “con mèo ăn miếng mỡ,” còn “con cọp bắt heo” lại không tóm được bao nhiêu”.
 
Chuyên gia quản trị cao cấp của Ngân hàng thế giới, ông James Anderson, cho biết, tham nhũng là thực trạng tồn tại ở hầu hết các quốc gia, vấn đề là ít hay nhiều mà thôi. Nhưng với Việt Nam, tham nhũng đang là vấn nạn khá phổ biến.
 
Tham nhũng ở Việt Nam đã trở thành một tập quán giao tiếp, một thứ văn hoá, mặc nhiên, trong mọi lĩnh vực, huỷ hoại đạo đức con người và suy kiệt tài sản chung của xã hội.
 
Kết quả điều tra doanh nghiệp của WB (năm 2009) tại 5 quốc gia gồm Indonesia, Philippines, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam cho thấy tình hình tham nhũng ở Việt Nam chỉ đứng thứ 2, sau Nga, với hơn 70% các doanh nghiệp thừa nhận là phải đưa hối lộ.
 
Lún đường đã trở thành đại dịch vì quy mô quá lớn của nó trong hệ thống chính trị hiện hành khi mà Đảng Cộng sản Việt Nam độc quyền và đặc quyền lãnh đạo, tước bỏ mọi cơ hội kiểm tra của xã hội đôi với các chủ trương, chính sách của nhà nước.
 
Đảng Cộng sản Việt Nam duy trì và củng cố hệ thống, bám chặt lấy quyền lực cũng chính vì để dễ dàng ban phát ơn huệ, giành đặc quyền để tham nhũng, vinh thân phì gia.
 
Những con đường cao tốc đây đó có vẻ làm thay đổi bộ mặt đất nước nhưng là món nợ khổng lồ trả không biết ngày nào mới hết và cũng là núi bạc để các quan chức rút tỉa bỏ túi riêng!
 
© Lê Diễn Đức

http://www.rfavietnam.com/node/2115

Ngày 9 tháng 7, đoàn công tác của Bộ trưởng Bộ Giao Thông Vận tải (GTVT) Đinh La Thăng đi kiểm tra các công trình trên Quốc lộ 1, đoạn Thanh Hóa - Thừa Thiên Huế, xác định mặt đường trước cửa hầm đường bộ qua Đèo Ngang do Tổng công ty Sông Đà là Nhà đầu tư BOT (Built-Operation-Transfer: Xây dựng-Vận hành-Chuyển giao) bị hằn lún vệt bánh xe, gây nguy hiểm. Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng đề nghị không thu phí giao thông từ ngày 10 tháng 7 vì tình trạng đường quá xấu.

Trong một đất nước, mạng lưới giao thông công cộng được cho là biểu tượng của văn minh và hiện đại, thể hiện mức sống và sự phát triển của nền kinh tế.

Đầu tư vào đường xá, cầu cống ở Việt Nam là đầu tư công, tiền lấy từ các nguồn vốn vay ODA , bán trái phiếu chính phủ. Những khoản đầu tư này thường rất lớn, là món nợ lâu dài đè lên các thế hệ tiếp nối, nhưng cũng là mảnh đất màu mỡ cho những con sâu tham nhũng đục khoét, rút ruột công trình. Chẳng thế mà theo một nguồn tin đáng tin cậy, trong nội các của Thủ tuớng Nguyễn Tấn Dũng, giá cái ghế Bộ trưởng GTVT được cho là đắt nhất.

Con đường cao tốc mà báo chí trong nước gọi là "con đường đắt nhất hành tinh" Sài Gòn - Trung Lương được thi công với giá thành 250 tỷ đồng 1 km (tức là 12,5 triệu USD/1km), trong khi đó ở Trung Quốc chỉ vào khoảng 70 tỷ và ở châu Âu khoảng 30-40 tỷ. Đường được đưa vào khai thác từ ngày 3 tháng 2 năm 2010, cho phép các loại ô tô chạy tốc độ 100 km/giờ. Thế nhưng, chỉ sau 2 tháng thông xe đã bắt đầu có hiện tượng lún cục bộ, tạo thành các gờ cao thấp và lồi lõm, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn.

Đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình, tổng mức đầu tư khoảng 8.900 tỷ đồng, thông xe thông xe vào ngày 30 tháng 6/2012, sau vài tháng đã lún, hỏng, nhiều đoạn như ruộng mới cày.

Tuyến cao tốc Sài Gòn – Long Thành – Dầu Giây đầu tư hơn 20 ngàn tỷ đồng, mới thông xe được vài tháng cũng đã xuất hiện tình trạng bị lún, nứt, mặt đường xấu.

Quốc lộ 1A Bến Thủy - Hà Tĩnh khánh thành được 4 tháng thì xuất hiện vệt lún bánh xe, được chủ đầu tư bóc lớp nhựa dài vài km để thay thế bằng nhựa polymer.

Mặt đường nham nhở vì công trình bị rút ruột nhưng vỉa hè cũng chung một số phận. Cứ làm thì mới có ăn, nên các quan chức chẳng từ một thủ đoạn nào.

Nhớ lại Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội năm 2010, Hà Nội cho bóc vỉa hè vẫn còn khá mới xung quanh Hồ Gươm để lát đá xanh, nặng chừng 50 kg mỗi viên, mặc dù đá xanh là vật liệu không thích hợp, mặt trơn nhẵn sẽ dễ gây trượt ngã khi có nước mưa. Dư luận chỉ trích ghê quá nên đã dừng lại.

Tuyến đường Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu (Hà Nội) khánh thành vào cuối tháng 12/2013, dài 547 m với tổng đầu tư 642 tỷ đồng, được coi là tuyến đường đắt nhất thủ đô với số tiền trên 1 tỷ đồng một mét. Công trình này đưa vào hoạt động đã 7 tháng nhưng hiện nay vỉa hè biến thành công trường vì bị sụt lún nhiều đoạn, phải đào lên, lát lại.

Trong một cuộc họp tìm giải pháp xử lý hằn lún vệt bánh xe ngày 24 tháng 6 vừa qua, "Bộ trưởng Đinh La Thăng không ngần ngại thừa nhận rằng, việc khắc phục sự cố hằn lún vệt bánh xe mặt đường của ngành GTVT suốt mấy năm qua không có kết quả. Thậm chí, một hiện thực trái quy luật đang diễn ra là đường càng làm càng lún"!

Nếu đổ lỗi cho xe qua tải chạy nhiều là không đúng thực tế, bởi vì tuyến đường Sài Gòn -Biên Hòa và xa lộ Đại Hàn ở Sài Gòn cũ do Mỹ và Hàn Quốc xây dựng, sau 50 năm sử dụng vẫn không bị lún cho dù có xe quá tải.

Thế thì nguyên do còn lại là cái gì? Ai cũng biết rằng, chỉ có thể là do thiết kế, thi công không đảm bảo chất lượng. Người ta đã cắt xén, rút ruột công trình nên mới ra nông nỗi này. Không rút ruột cũng xong vì lấy đâu ra tiền để bù vào các chí phí bôi trơn để được thực hiện dự án.

Một cuộc khảo sát của Thanh tra Chính phủ về “Tham nhũng, hối lộ, gian lận trong hoạt động của doanh nghiệp  - thực trạng và giải pháp” cho thấy, 70% chủ động đưa để được giải quyết công việc nhanh chóng; 30% là do cán bộ, công chức gợi ý.

Theo Kiểm toán Nhà nước, "mặc dù chưa có một cơ quan, tổ chức nào đưa ra được tỷ lệ và số liệu chính xác về thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản là bao nhiêu (10, 20 hay 30% như nhiều chuyên gia nhận định) nhưng thất thoát, lãng phí là có thực và nó xẩy ra ở tất cả các khâu, giai đoạn của quá trình đầu tư, từ chủ trương đầu tư, chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, cấp phát vốn đầu tư, đến khâu nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng và quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình".

"Cứ lập dự án, dù khó đến mấy cũng có cách vượt qua”, vụ trưởng Vụ Đầu tư Bộ Tài chính Đỗ Văn Thành đã phát biểu như vậy. Quy trình khép kín từ A đến Z, từ qui hoạch, quyết định đầu tư đến đấu thầu, thi công, tư vấn... đều nằm trong vòng tròn thuộc một bộ, ngành, nên không xảy ra lạm quyền, tham nhũng mới là điều lạ!

“Nhưng tham nhũng nguy hiểm và khó chịu vì đã thành khá phổ biến. Nó thành đường giây có tổ chức rồi, chứ không còn từng người một người ăn mảnh nữa. Chúng tôi hay nói đó là lợi ích nhóm, cấu kết với nhau nên phải có cơ chế trị tận gốc, việc này rất khó chứ không phải dễ”, Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, nói.

Đã là đương giây có tổ chức thì phải xuyên suốt các khâu, từ dưới lên trên. Bộ trưởng Đinh La Thăng nói "nhiều đêm mất ngủ" là dối trá, nực cười. Tình trạng này đã diễn ra liên tiếp từ hơn hai thập niên nay. Đây là đại dịch không thuốc chữa của guồng máy chuyên quyền và vô trách nhiệm.

Bài “Xử lý ai nếu chính người đứng đầu tham nhũng” trên tờ Người Ðưa Tin ngày 9 tháng 8 năm 2012 viết rằng, chúng ta chỉ bắt được “con mèo ăn miếng mỡ,” còn “con cọp bắt heo” lại không tóm được bao nhiêu”.

Chuyên gia quản trị cao cấp của Ngân hàng thế giới, ông James Anderson, cho biết, tham nhũng là thực trạng tồn tại ở hầu hết các quốc gia, vấn đề là ít hay nhiều mà thôi. Nhưng với Việt Nam, tham nhũng đang là vấn nạn khá phổ biến.

Tham nhũng ở Việt Nam đã trở thành một tập quán giao tiếp, một thứ văn hoá, mặc nhiên, trong mọi lĩnh vực, huỷ hoại đạo đức con người và suy kiệt tài sản chung của xã hội.

Kết quả điều tra doanh nghiệp của WB (năm 2009) tại 5 quốc gia gồm Indonesia, Philippines, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam cho thấy tình hình tham nhũng ở Việt Nam chỉ đứng thứ 2, sau Nga, với hơn 70% các doanh nghiệp thừa nhận là phải đưa hối lộ.

Lún đường đã trở thành đại dịch vì quy mô quá lớn của nó trong hệ thống chính trị hiện hành khi mà Đảng Cộng sản Việt Nam độc quyền và đặc quyền lãnh đạo, tước bỏ mọi cơ hội kiểm tra của xã hội đôi với các chủ trương, chính sách của nhà nước.

Đảng Cộng sản Việt Nam duy trì và củng cố hệ thống, bám chặt lấy quyền lực cũng chính vì để dễ dàng ban phát ơn huệ, giành đặc quyền để tham nhũng, vinh thân phì gia.

Những con đường cao tốc đây đó có vẻ làm thay đổi bộ mặt đất nước nhưng là món nợ khổng lồ trả không biết ngày nào mới hết và cũng là núi bạc để các quan chức rút tỉa bỏ túi riêng!

© Lê Diễn Đức

No comments:

Post a Comment