Bài báo trở lại mục tiêu chuyến đi của ông Obama là nhằm trấn an các đối tác, đồng minh trong khu vực trong bối cảnh tình hình hành tinh đang bất ổn với hồ sơ Ukraina, với chính sách bành trướng của Trung Quốc và với hành vi khó lường của chế độ Bắc Triều Tiên.
Trong bối cảnh đó, Le Figaro thấy rằng Thủ tướng Nhật Shinzo Abe lại không tạo điều kiện dễ dàng cho Obama, khi cho gởi lễ vật lên đền Yasukuni, nơi có thờ bài vị tội phạm chiến tranh. Trong mắt Hàn Quốc – cũng như Trung Quốc – đây là biểu tượng của thời quân phiệt Nhật.
Hành động trên của ông Abe, theo Le Figaro, có nguy cơ làm yếu đi mặt trận chung của các nền dân chủ châu Á trước sự vươn lên của Trung Quốc trên mặt quân sự.
Le Figaro nhắc lại : Phía Nhật đã đưa ra giải thích rằng lãnh đạo Nhật viếng một đền thờ tử sĩ là một chuyện bình thường ở mọi nơi. Nhưng đối với tờ báo, viếng một nơi có một bảo tàng bên cạnh, thuật lại lịch sử quân sự Nhật, mà các cuộc tấn công vào Trung Quốc từ 1931, đến cuộc tấn công ở vùng Thái Bình Dương từ 1941, như cuộc chiến giải phóng các nước châu Á khỏi ách đô hộ phương Tây và lờ đi những sự cố như vụ thảm sát Nam Kinh, thì quả là một hành động khiêu khích.
Le Figaro lấy làm tiếc là Nhật không biết xin lỗi và để quá khứ tiếp tục đè nặng. Tờ báo cho là từ những năm 1970, các chính phủ Nhật đều lên tiếng xin lỗi, ngay cả về vấn đề phụ nữ giải sầu.
Nhưng khi một quốc gia quyết định xin lỗi, điều quan trọng là nằm ở việc các dân tộc nạn nhân trước đây cảm nhận như thế nào về những lời nói, về hành vi xin lỗi này.
Nhật theo Le Figaro đã không làm được như Đức : Sau khi Thủ tướng Đức Willy Brandt, năm 1970, trong một cử chỉ bất ngờ, gây xúc động mạnh, quỳ gối, chân thành, trước đài tưởng niệm ở khu Do thái tại Vacxava, thì người Đức đã được đón tiếp vui vẻ trở lại ở Đông Âu.
Khi xây dựng ở trung tâm Berlin một đài tưởng niệm nạn nhân vụ diệt chủng người Do thái thời Đức Quốc xã, thì nước Đức đã không tự hạ mình chút nào mà còn được khen ngợi nữa là khác.
Ngày nay thì Đức được tôn trọng, được người ta lắng nghe, khâm phục, không chỉ ở Châu Âu, mà cả trên thế giới. Đáng tiếc là Nhật đã không thành công như thế, đã không hội nhập được một cách hoàn toàn vào môi trường châu Á của mình.
Trong đối ngoại xin lỗi thật tình không phải là tỏ sự yếu đuối mà là tỏ sức mạnh của một nước biết trực diện đối mặt với lịch sử của mình.
Le Figaro còn cho rằng ngay cả Tổng thống Nga Vladimir Putin còn biết cách xin lỗi Ba Lan trong vụ thảm sát Katyn (1940), và cho chiếu vào giờ cao điểm trên đài truyền hình Nga phim của Wajda về sự cố này.
Pháp : Con tin được thả và vấn đề tiền chuộc
Đa số báo hôm nay hầu như đăng cùng một bức ảnh trên trang nhất : Bốn nhà báo Pháp bị bắt làm con tin ở Syria được trả tự do và an toàn về đến Pháp. Ảnh chụp cùng với Tổng thống François Hollande và Ngoại trưởng Laurent Fabius ra tận sân bay Villacoublay đón họ.
Nếu Le Monde chỉ nói đến « 4 người Pháp ra khỏi địa ngục Syria », thì báo Libération bên trên bức ảnh cho biết là đã tìm hiểu « hậu trường vụ trả tự do » : 4 con tin được trở về đã đặt lại vấn đề bắt cóc như một phương thức "kinh doanh" ở các vùng có tranh chấp. Trong khi đó, Le Figaro tiết lộ kế hoạch của Pháp chống các đường dây thánh chiến.
Tại Syria các thành phần nổi dậy tranh nhau bắt cóc con tin, nhóm bắt 4 con tin vừa được trả tự do, được xem là cực đoan nhất, mang tên Nhà nước Hồi giáo tại Irak và Cận đông – gọi tắt là EIIL hay Daesh. Nhóm này nổi tiếng trong các vụ bắt cóc, không phải chỉ để tống tiền mà còn sử dụng con tin làm bia đỡ đạn.
Theo Libération, những con tin lọt vào tay họ xem như mạng sống khó bảo toàn, họ vừa cuồng tín, vừa vô cùng kín đáo, ít sơ hở. Bốn con tin Pháp đã được trả tự do sau nhiều cuộc thương lượng gay go. Theo một số nguồn tin, có lúc như không còn hy vọng, nhưng cuối cùng đã đạt kết cục mỹ mãn. Điều này, theo tờ báo, có lẽ cho thấy là nhóm EIIL có phần nào bị suy yếu.
Đối với Libération, thì dĩ nhiên bí mật vẫn phần nào bao trùm trên việc các con tin được trả tự do, và mọi người cũng tôn trọng nó, vì có liên quan tới an nguy của những người còn bị bắt. Libération nhắc lại còn hơn một chục con tin người phương Tây trong tay nhóm EIIL, tuy nhiên cũng có nhiều người đi theo nhóm thánh chiến này : Trong số những ‘cai ngục’ của các con tin người Pháp, có 4 người Pháp khác và một người Bỉ đi theo thánh chiến. Họ đều bịt mặt. Các con tin bị cảnh cáo, nếu nhìn thấy mặt họ thì sẽ bị giết ngay.
Do đó, Le Figaro hôm nay, trong hàng tựa đầu, nói đến « Kế hoạch của Pháp chống các đường dây thánh chiến ». Tờ báo tiết lộ những hướng chính mà chính phủ sẽ đưa ra trong cuộc họp vào ngày mai, 23/04 để ngăn chặn hiện tượng thanh niên Pháp gia nhập hàng ngũ thánh chiến ở Syria.
Khoảng 20 biện pháp được dự trù, từ việc trẻ vị thành niên phải được giấy phép khi ra khỏi Pháp, cho đến việc theo dõi hành động của các thanh niên lui tới những đền Hồi giáo có xu hướng quá khích, lập ra một cơ chế trao đổi, giúp đỡ các em.
Hiện nay, theo le Figaro, hàng trăm thanh niên Pháp đã đi Syria tham gia thánh chiến. Riêng trong tháng Giêng đã có khoảng 250 em. Trong đó nhiều em độ tuổi 15, 16, có em 14 tuổi.
Các đường dây tuyển mộ sử dụng nguời quen gia đình, quen biết với bạn bè để dụ dỗ các em. Sau đó là những buổi "tẩy não", ca ngợi các em được tôn là những người được ơn trên "chọn" cho cuộc thánh chiến. Những em đi theo, thường là tâm lý không vững vàng hay có những mối bất bình trong gia đình, học đường...
Vụ đắm phà ở Hàn Quốc : Nỗi đau của gia đình các nạn nhân
Về Châu Á, hai báo Le Monde và Le Figaro tiếp tục theo dõi vụ chiếc phà Sewol bị chìm ở Hàn Quốc, tuần qua. Le Figaro nói đến một thảm kịch quốc gia, trong lúc Le Monde nhìn cảnh hoang mang của người thân nạn nhân tai nạn.
Cả hai tờ báo mô tả cảnh đau khổ những người không rời bến cảng Jindo, chờ đợi tin, trông mong người sống sót, nhưng lại thấy cảnh thợ lặn của quân đội, của lực lựợng tuần duyên và cả người dân thường lần lược đưa thi thể người còn kẹt trong phà.
Le Monde còn mô tả cảnh những bà mẹ hỗn loạn, vì có những danh sách nêu sai, nêu tên con mình còn sống nhưng cuối cùng thì nhìn ra được trên bức màn hình lớn xác con mình mà thợ lặn đưa ra khỏi phà.
Thủy thủ đoàn chiếc phà bị ‘kết tội’ nghiêm khắc, vì không những đã rời bỏ phà, bỏ rơi hành khách, mà cuộc điều tra còn cho thấy người lái tàu chưa từng đi qua ngã tắt nguy hiểm mà chiếc phà đã sử dụng vì khởi hành muộn. Hơn nữa thủy thủ đoàn cũng không được huấn luyện trong việc cứu hộ.
Le Figaro cũng nhắc lại yếu tố này, gắn nó với sự kiện là phải mất một khoảng thời gian quý báu : suốt hơn nửa tiếng đồng hồ sau khi báo hiệu cấp cứu, hành khách được lệnh ngồi yên, trong lúc mà phà nghiên một bên và bắt đầu chìm.
Theo tờ báo đây là thảm kịch nghiêm trọng nhất xẩy ra ngoài khơi Hàn Quốc từ hai thập niên nay, và người dân oán hận không chỉ thủy thủ đoàn mà cả chính quyền, đã hành xử tồi nên khiến nhiều người chết.
Vì không tập trung thông tin, cho nên Chính quyền đưa ra thông báo lộn xộn, người dân có cảm giác đi trong sương mù, bị bỏ rơi. Nhiều người tuyên bố thẳng thừng không còn tin tưởng vào chính phủ nữa. Cảm nhận được sự tức giận nguy hiểm này, Tổng thống Hàn Quốc đã lên tiếng vào hôm qua, quy tội thuyền trưởng và thủy thủ đoàn.
Le Figaro nhận thấy thảm kịch phà Sewol là một cú sốc rất lớn đối với một đất nước Hàn Quốc rất nhạy cảm. Nằm trong tổ chức các quốc gia phát triển OCDE – (Tổ chức Hợp tác Phát triển Kinh tế), Hàn Quốc đã cố khẳng định chỗ đứng của mình trên trường quốc tế, nhưng tai nạn Sewol đã phơi bày những thiếu sót về an toàn, phối họp hoạt động, thông tin yếu kém. Hiện nay cũng chưa chắc tai nạn là do đụng phải mỏm đá !
Trung Quốc : Tín hiệu cáo chung của mô hình kinh tế gia công
Trên bình diện kinh tế, báo Les Echos trở lại vụ đình công xưởng gia công giày cho Nike, Adidas, Asics ở Đông Quan, nhận thấy mô hình gia công hiện nay ở Trung Quốc khó thể tồn tại lâu dài. Dưới tựa đề « Trung Quốc đối mặt với chi phí sản xuất ngày càng cao », Les Echos nhắc lại khía cạnh mới trong phong trào đình công của hơn 10.000 công nhân xưởng gia công của một công ty Đài Loan ở Đông Quan : Họ đình công không phải để đòi tăng lương mà đòi các quyền lợi xã hội – bảo hiểm y tế, xã hội – sao cho tương xứng với đồng lương.
Tờ báo cho là vụ đình công ở Đông Quan cho thấy rõ tương quan lực lượng giữa công nhân và chủ nhân ở miền nam Trung Quốc, nơi mà lương bổng đã tăng nhiều trong những năm gần đây, buộc một số nhà sản xuất trong ngành dệt may và đồ chơi phải đóng cửa.
Số lượng đình công ngày càng nhiều, từ đầu năm 2014 đến nay đã tăng như thế là 1/3 so cùng thời kỳ năm ngoái. Giới chủ xí nghiệp tại đây đều có cùng kết luận : Giá sản xuất đã tăng nhanh đến nỗi mà mô hình gia công giá rẻ không còn có thể áp dụng ở Quảng Đông, nơi được xem như cái nôi của sự khởi sắc kinh tế của Trung Quốc.
Một số nhà sản xuất đã đổi chiến lược, hoặc đi vào những vùng nghèo hơn như Quảng Tây, nơi giá nhân công còn dưới 2000 yuan/tháng - trong khi ở Quảng Đông, trung bình là 3000 – hoặc đầu tư nhiều vào việc tự động hóa sản xuất, giảm bớt nhân công nếu tiếp tục ở lại Quảng Đông.
Nhưng theo les Echos, chưa chắc là ở những vùng mới đến, giá sản xuât sẽ còn thấp trong thời gian tới, mà lương hướng sẽ tăng lên, chuyên chở từ những vùng này cũng tốn kém hơn.
Tóm lại trong những ngành không đòi hỏi kỹ thuật cao như vải sợi hay đồ chơi, mô hình gia công, tạo nên sự thành công của Trung Quốc trong thời gian qua, không còn hiệu quả nữa. Theo Les Echos thì không còn cách nào khác là nâng cấp sản xuất.
Trung Quốc : Gấu trúc không bằng mỏ phốt phát ?
Trong lãnh vực môi trường, báo Le Monde hôm nay rất chú ý đến một thực tế ở Trung Quốc được tờ báo nêu bật thành tựa : « Tại Tứ Xuyên, việc bảo vệ gấu trúc bị hy sinh cho ngành khai thác mỏ ». Đặc phái viên Harold Thibault của nhật báo Pháp, được cử đến tỉnh ở miền Tây nam Trung Quốc này không ngần ngại tố cáo : « Số phận của khu bảo tồn thiên nhiên Cửu Đính (Jiuding) chứng tỏ giọng điệu nước đôi của Bắc Kinh trong địa hạt môi trường ».
Phóng viên của Le Monde đã đến thăm một khu khai thác mỏ phosphate tại Trấn Thanh Bình (Qingping), tỉnh Tứ Xuyên, tọa lạc ngay giữa khu bảo tồn thiên nhiên vùng núi Cửu Đính, trên nguyên tắc được dùng làm nơi bảo vệ loài gấu trúc quý hiếm.
Ghi nhận đầu tiên của nhà báo Pháp là công việc khai thác, với hàng đoàn xe tải lên xuống các con đèo, với xe ủi, xe kéo rất ồn ào tại khu mỏ, chưa kể đến các tiếng nổ inh tai của các thanh thuốc nổ được dùng để phá núi, tất cả các điều kiện này hoàn toàn không phù hợp chút nào cho việc bảo vệ môi trường sống cho loài gấu trúc, vốn đã phải chạy đi nơi khác vì hãi sợ.
Theo Le Monde, cho dù chính quyền trung ương Bắc Kinh có ra sức lặp đi lặp lại quyết tâm của họ trong việc bảo vệ môi trường, thì số phận của khu bảo tồn thiên nhiên Cửu Đính San này ở tỉnh Tứ Xuyên, đã chứng minh điều ngược lại, nhất là trong trường hợp khu vực có một nguồn tài nguyên có giá trị.
Tại vùng đã từng bị trận động đất năm 2008 tàn phá, mỏ phosphate là một vận may đáng kể. Giới làm phân bón từ phosphate đã tìm ra những lý lẽ lọt tai thuyết phục chính quyền cho họ quyền mở rộng địa bàn khai thác mỏ, một cách hoàn toàn hợp pháp, ngay giữa khu bảo tồn trên nguyên tắc được lập ra để bảo vệ các con gấu trúc.
Tờ báo nêu bật ví dụ của Tập đoàn hóa chất Hoành Đạt (Hongda), vào mùa hè năm 2012 đã khéo luồn lách để giành được quyền khai thác một diện tích rộng 325 hecta ngay giữa khu bảo tồn. Các đơn xin đặc quyền khai thác trong các khu bảo tồn thiên nhiên ở Tứ Xuyên rất nhiều, và tệ nạn chiếm đất bảo tồn để khai thác mỏ đã tới tai chính quyền trung ương từ rất lâu. Vấn đề này tuy nhiên chưa thể giải quyết vì đụng chạm đến quyền lợi của nhiều người.
Cho dù giới lãnh đạo Trung Quốc, cụ thể là Thủ tướng Lý Khắc Cường, đã hô hào khởi động một « cuộc chiến chống ô nhiễm », tình trạng mập mờ vẫn tiếp diễn và nhiều người chống lại, nhân danh việc bảo vệ môi trường đã bị đàn áp.
Le Monde cho biết là tại thành phố Mậu Danh, miền Đông Nam Trung Quốc, vào đầu tháng Tư này, những người biểu tình phản đối việc mở một nhà máy hoá dầu trong vùng bị công an dùng dùi cui đánh đập thô bạo.
Phóng sự của báo Le Monde kết thúc bằng lời chứng của một thợ mỏ kỳ cựu tại trấn Thanh Bình. Khi được hỏi là ông ta có biết gì về khu bảo tồn thiên nhiên hay không, người này trả lời là có, nhưng lại rất ngạc nhiên trước câu hỏi vì theo ông « tất cả nơi đây đều thuộc về công ty hầm mỏ ».
Trong bối cảnh đó, Le Figaro thấy rằng Thủ tướng Nhật Shinzo Abe lại không tạo điều kiện dễ dàng cho Obama, khi cho gởi lễ vật lên đền Yasukuni, nơi có thờ bài vị tội phạm chiến tranh. Trong mắt Hàn Quốc – cũng như Trung Quốc – đây là biểu tượng của thời quân phiệt Nhật.
Hành động trên của ông Abe, theo Le Figaro, có nguy cơ làm yếu đi mặt trận chung của các nền dân chủ châu Á trước sự vươn lên của Trung Quốc trên mặt quân sự.
Le Figaro nhắc lại : Phía Nhật đã đưa ra giải thích rằng lãnh đạo Nhật viếng một đền thờ tử sĩ là một chuyện bình thường ở mọi nơi. Nhưng đối với tờ báo, viếng một nơi có một bảo tàng bên cạnh, thuật lại lịch sử quân sự Nhật, mà các cuộc tấn công vào Trung Quốc từ 1931, đến cuộc tấn công ở vùng Thái Bình Dương từ 1941, như cuộc chiến giải phóng các nước châu Á khỏi ách đô hộ phương Tây và lờ đi những sự cố như vụ thảm sát Nam Kinh, thì quả là một hành động khiêu khích.
Le Figaro lấy làm tiếc là Nhật không biết xin lỗi và để quá khứ tiếp tục đè nặng. Tờ báo cho là từ những năm 1970, các chính phủ Nhật đều lên tiếng xin lỗi, ngay cả về vấn đề phụ nữ giải sầu.
Nhưng khi một quốc gia quyết định xin lỗi, điều quan trọng là nằm ở việc các dân tộc nạn nhân trước đây cảm nhận như thế nào về những lời nói, về hành vi xin lỗi này.
Nhật theo Le Figaro đã không làm được như Đức : Sau khi Thủ tướng Đức Willy Brandt, năm 1970, trong một cử chỉ bất ngờ, gây xúc động mạnh, quỳ gối, chân thành, trước đài tưởng niệm ở khu Do thái tại Vacxava, thì người Đức đã được đón tiếp vui vẻ trở lại ở Đông Âu.
Khi xây dựng ở trung tâm Berlin một đài tưởng niệm nạn nhân vụ diệt chủng người Do thái thời Đức Quốc xã, thì nước Đức đã không tự hạ mình chút nào mà còn được khen ngợi nữa là khác.
Ngày nay thì Đức được tôn trọng, được người ta lắng nghe, khâm phục, không chỉ ở Châu Âu, mà cả trên thế giới. Đáng tiếc là Nhật đã không thành công như thế, đã không hội nhập được một cách hoàn toàn vào môi trường châu Á của mình.
Trong đối ngoại xin lỗi thật tình không phải là tỏ sự yếu đuối mà là tỏ sức mạnh của một nước biết trực diện đối mặt với lịch sử của mình.
Le Figaro còn cho rằng ngay cả Tổng thống Nga Vladimir Putin còn biết cách xin lỗi Ba Lan trong vụ thảm sát Katyn (1940), và cho chiếu vào giờ cao điểm trên đài truyền hình Nga phim của Wajda về sự cố này.
Pháp : Con tin được thả và vấn đề tiền chuộc
Đa số báo hôm nay hầu như đăng cùng một bức ảnh trên trang nhất : Bốn nhà báo Pháp bị bắt làm con tin ở Syria được trả tự do và an toàn về đến Pháp. Ảnh chụp cùng với Tổng thống François Hollande và Ngoại trưởng Laurent Fabius ra tận sân bay Villacoublay đón họ.
Nếu Le Monde chỉ nói đến « 4 người Pháp ra khỏi địa ngục Syria », thì báo Libération bên trên bức ảnh cho biết là đã tìm hiểu « hậu trường vụ trả tự do » : 4 con tin được trở về đã đặt lại vấn đề bắt cóc như một phương thức "kinh doanh" ở các vùng có tranh chấp. Trong khi đó, Le Figaro tiết lộ kế hoạch của Pháp chống các đường dây thánh chiến.
Tại Syria các thành phần nổi dậy tranh nhau bắt cóc con tin, nhóm bắt 4 con tin vừa được trả tự do, được xem là cực đoan nhất, mang tên Nhà nước Hồi giáo tại Irak và Cận đông – gọi tắt là EIIL hay Daesh. Nhóm này nổi tiếng trong các vụ bắt cóc, không phải chỉ để tống tiền mà còn sử dụng con tin làm bia đỡ đạn.
Theo Libération, những con tin lọt vào tay họ xem như mạng sống khó bảo toàn, họ vừa cuồng tín, vừa vô cùng kín đáo, ít sơ hở. Bốn con tin Pháp đã được trả tự do sau nhiều cuộc thương lượng gay go. Theo một số nguồn tin, có lúc như không còn hy vọng, nhưng cuối cùng đã đạt kết cục mỹ mãn. Điều này, theo tờ báo, có lẽ cho thấy là nhóm EIIL có phần nào bị suy yếu.
Đối với Libération, thì dĩ nhiên bí mật vẫn phần nào bao trùm trên việc các con tin được trả tự do, và mọi người cũng tôn trọng nó, vì có liên quan tới an nguy của những người còn bị bắt. Libération nhắc lại còn hơn một chục con tin người phương Tây trong tay nhóm EIIL, tuy nhiên cũng có nhiều người đi theo nhóm thánh chiến này : Trong số những ‘cai ngục’ của các con tin người Pháp, có 4 người Pháp khác và một người Bỉ đi theo thánh chiến. Họ đều bịt mặt. Các con tin bị cảnh cáo, nếu nhìn thấy mặt họ thì sẽ bị giết ngay.
Do đó, Le Figaro hôm nay, trong hàng tựa đầu, nói đến « Kế hoạch của Pháp chống các đường dây thánh chiến ». Tờ báo tiết lộ những hướng chính mà chính phủ sẽ đưa ra trong cuộc họp vào ngày mai, 23/04 để ngăn chặn hiện tượng thanh niên Pháp gia nhập hàng ngũ thánh chiến ở Syria.
Khoảng 20 biện pháp được dự trù, từ việc trẻ vị thành niên phải được giấy phép khi ra khỏi Pháp, cho đến việc theo dõi hành động của các thanh niên lui tới những đền Hồi giáo có xu hướng quá khích, lập ra một cơ chế trao đổi, giúp đỡ các em.
Hiện nay, theo le Figaro, hàng trăm thanh niên Pháp đã đi Syria tham gia thánh chiến. Riêng trong tháng Giêng đã có khoảng 250 em. Trong đó nhiều em độ tuổi 15, 16, có em 14 tuổi.
Các đường dây tuyển mộ sử dụng nguời quen gia đình, quen biết với bạn bè để dụ dỗ các em. Sau đó là những buổi "tẩy não", ca ngợi các em được tôn là những người được ơn trên "chọn" cho cuộc thánh chiến. Những em đi theo, thường là tâm lý không vững vàng hay có những mối bất bình trong gia đình, học đường...
Vụ đắm phà ở Hàn Quốc : Nỗi đau của gia đình các nạn nhân
Về Châu Á, hai báo Le Monde và Le Figaro tiếp tục theo dõi vụ chiếc phà Sewol bị chìm ở Hàn Quốc, tuần qua. Le Figaro nói đến một thảm kịch quốc gia, trong lúc Le Monde nhìn cảnh hoang mang của người thân nạn nhân tai nạn.
Cả hai tờ báo mô tả cảnh đau khổ những người không rời bến cảng Jindo, chờ đợi tin, trông mong người sống sót, nhưng lại thấy cảnh thợ lặn của quân đội, của lực lựợng tuần duyên và cả người dân thường lần lược đưa thi thể người còn kẹt trong phà.
Le Monde còn mô tả cảnh những bà mẹ hỗn loạn, vì có những danh sách nêu sai, nêu tên con mình còn sống nhưng cuối cùng thì nhìn ra được trên bức màn hình lớn xác con mình mà thợ lặn đưa ra khỏi phà.
Thủy thủ đoàn chiếc phà bị ‘kết tội’ nghiêm khắc, vì không những đã rời bỏ phà, bỏ rơi hành khách, mà cuộc điều tra còn cho thấy người lái tàu chưa từng đi qua ngã tắt nguy hiểm mà chiếc phà đã sử dụng vì khởi hành muộn. Hơn nữa thủy thủ đoàn cũng không được huấn luyện trong việc cứu hộ.
Le Figaro cũng nhắc lại yếu tố này, gắn nó với sự kiện là phải mất một khoảng thời gian quý báu : suốt hơn nửa tiếng đồng hồ sau khi báo hiệu cấp cứu, hành khách được lệnh ngồi yên, trong lúc mà phà nghiên một bên và bắt đầu chìm.
Theo tờ báo đây là thảm kịch nghiêm trọng nhất xẩy ra ngoài khơi Hàn Quốc từ hai thập niên nay, và người dân oán hận không chỉ thủy thủ đoàn mà cả chính quyền, đã hành xử tồi nên khiến nhiều người chết.
Vì không tập trung thông tin, cho nên Chính quyền đưa ra thông báo lộn xộn, người dân có cảm giác đi trong sương mù, bị bỏ rơi. Nhiều người tuyên bố thẳng thừng không còn tin tưởng vào chính phủ nữa. Cảm nhận được sự tức giận nguy hiểm này, Tổng thống Hàn Quốc đã lên tiếng vào hôm qua, quy tội thuyền trưởng và thủy thủ đoàn.
Le Figaro nhận thấy thảm kịch phà Sewol là một cú sốc rất lớn đối với một đất nước Hàn Quốc rất nhạy cảm. Nằm trong tổ chức các quốc gia phát triển OCDE – (Tổ chức Hợp tác Phát triển Kinh tế), Hàn Quốc đã cố khẳng định chỗ đứng của mình trên trường quốc tế, nhưng tai nạn Sewol đã phơi bày những thiếu sót về an toàn, phối họp hoạt động, thông tin yếu kém. Hiện nay cũng chưa chắc tai nạn là do đụng phải mỏm đá !
Trung Quốc : Tín hiệu cáo chung của mô hình kinh tế gia công
Trên bình diện kinh tế, báo Les Echos trở lại vụ đình công xưởng gia công giày cho Nike, Adidas, Asics ở Đông Quan, nhận thấy mô hình gia công hiện nay ở Trung Quốc khó thể tồn tại lâu dài. Dưới tựa đề « Trung Quốc đối mặt với chi phí sản xuất ngày càng cao », Les Echos nhắc lại khía cạnh mới trong phong trào đình công của hơn 10.000 công nhân xưởng gia công của một công ty Đài Loan ở Đông Quan : Họ đình công không phải để đòi tăng lương mà đòi các quyền lợi xã hội – bảo hiểm y tế, xã hội – sao cho tương xứng với đồng lương.
Tờ báo cho là vụ đình công ở Đông Quan cho thấy rõ tương quan lực lượng giữa công nhân và chủ nhân ở miền nam Trung Quốc, nơi mà lương bổng đã tăng nhiều trong những năm gần đây, buộc một số nhà sản xuất trong ngành dệt may và đồ chơi phải đóng cửa.
Số lượng đình công ngày càng nhiều, từ đầu năm 2014 đến nay đã tăng như thế là 1/3 so cùng thời kỳ năm ngoái. Giới chủ xí nghiệp tại đây đều có cùng kết luận : Giá sản xuất đã tăng nhanh đến nỗi mà mô hình gia công giá rẻ không còn có thể áp dụng ở Quảng Đông, nơi được xem như cái nôi của sự khởi sắc kinh tế của Trung Quốc.
Một số nhà sản xuất đã đổi chiến lược, hoặc đi vào những vùng nghèo hơn như Quảng Tây, nơi giá nhân công còn dưới 2000 yuan/tháng - trong khi ở Quảng Đông, trung bình là 3000 – hoặc đầu tư nhiều vào việc tự động hóa sản xuất, giảm bớt nhân công nếu tiếp tục ở lại Quảng Đông.
Nhưng theo les Echos, chưa chắc là ở những vùng mới đến, giá sản xuât sẽ còn thấp trong thời gian tới, mà lương hướng sẽ tăng lên, chuyên chở từ những vùng này cũng tốn kém hơn.
Tóm lại trong những ngành không đòi hỏi kỹ thuật cao như vải sợi hay đồ chơi, mô hình gia công, tạo nên sự thành công của Trung Quốc trong thời gian qua, không còn hiệu quả nữa. Theo Les Echos thì không còn cách nào khác là nâng cấp sản xuất.
Trung Quốc : Gấu trúc không bằng mỏ phốt phát ?
Trong lãnh vực môi trường, báo Le Monde hôm nay rất chú ý đến một thực tế ở Trung Quốc được tờ báo nêu bật thành tựa : « Tại Tứ Xuyên, việc bảo vệ gấu trúc bị hy sinh cho ngành khai thác mỏ ». Đặc phái viên Harold Thibault của nhật báo Pháp, được cử đến tỉnh ở miền Tây nam Trung Quốc này không ngần ngại tố cáo : « Số phận của khu bảo tồn thiên nhiên Cửu Đính (Jiuding) chứng tỏ giọng điệu nước đôi của Bắc Kinh trong địa hạt môi trường ».
Phóng viên của Le Monde đã đến thăm một khu khai thác mỏ phosphate tại Trấn Thanh Bình (Qingping), tỉnh Tứ Xuyên, tọa lạc ngay giữa khu bảo tồn thiên nhiên vùng núi Cửu Đính, trên nguyên tắc được dùng làm nơi bảo vệ loài gấu trúc quý hiếm.
Ghi nhận đầu tiên của nhà báo Pháp là công việc khai thác, với hàng đoàn xe tải lên xuống các con đèo, với xe ủi, xe kéo rất ồn ào tại khu mỏ, chưa kể đến các tiếng nổ inh tai của các thanh thuốc nổ được dùng để phá núi, tất cả các điều kiện này hoàn toàn không phù hợp chút nào cho việc bảo vệ môi trường sống cho loài gấu trúc, vốn đã phải chạy đi nơi khác vì hãi sợ.
Theo Le Monde, cho dù chính quyền trung ương Bắc Kinh có ra sức lặp đi lặp lại quyết tâm của họ trong việc bảo vệ môi trường, thì số phận của khu bảo tồn thiên nhiên Cửu Đính San này ở tỉnh Tứ Xuyên, đã chứng minh điều ngược lại, nhất là trong trường hợp khu vực có một nguồn tài nguyên có giá trị.
Tại vùng đã từng bị trận động đất năm 2008 tàn phá, mỏ phosphate là một vận may đáng kể. Giới làm phân bón từ phosphate đã tìm ra những lý lẽ lọt tai thuyết phục chính quyền cho họ quyền mở rộng địa bàn khai thác mỏ, một cách hoàn toàn hợp pháp, ngay giữa khu bảo tồn trên nguyên tắc được lập ra để bảo vệ các con gấu trúc.
Tờ báo nêu bật ví dụ của Tập đoàn hóa chất Hoành Đạt (Hongda), vào mùa hè năm 2012 đã khéo luồn lách để giành được quyền khai thác một diện tích rộng 325 hecta ngay giữa khu bảo tồn. Các đơn xin đặc quyền khai thác trong các khu bảo tồn thiên nhiên ở Tứ Xuyên rất nhiều, và tệ nạn chiếm đất bảo tồn để khai thác mỏ đã tới tai chính quyền trung ương từ rất lâu. Vấn đề này tuy nhiên chưa thể giải quyết vì đụng chạm đến quyền lợi của nhiều người.
Cho dù giới lãnh đạo Trung Quốc, cụ thể là Thủ tướng Lý Khắc Cường, đã hô hào khởi động một « cuộc chiến chống ô nhiễm », tình trạng mập mờ vẫn tiếp diễn và nhiều người chống lại, nhân danh việc bảo vệ môi trường đã bị đàn áp.
Le Monde cho biết là tại thành phố Mậu Danh, miền Đông Nam Trung Quốc, vào đầu tháng Tư này, những người biểu tình phản đối việc mở một nhà máy hoá dầu trong vùng bị công an dùng dùi cui đánh đập thô bạo.
Phóng sự của báo Le Monde kết thúc bằng lời chứng của một thợ mỏ kỳ cựu tại trấn Thanh Bình. Khi được hỏi là ông ta có biết gì về khu bảo tồn thiên nhiên hay không, người này trả lời là có, nhưng lại rất ngạc nhiên trước câu hỏi vì theo ông « tất cả nơi đây đều thuộc về công ty hầm mỏ ».
No comments:
Post a Comment