- Làm rõ trách nhiệm đội vốn của nhà thầu Trung Quốc
- Đội vốn của nhà thầu Trung Quốc: Bộ sẽ tính xin thêm!
PGS.TS Nguyễn Đình Thám - Bộ môn Công nghệ và Quản lý xây dựng, Đại học Xây dựng Hà Nội khẳng định.
Không có cơ sở điều chỉnh tổng đầu tư gần 100%
Theo
Luật Xây dựng quy định nhà thầu chỉ được điều chỉnh vốn đầu tư dự án
tăng tối đa 10% tổng mức đầu tư. Nếu vượt quá 10% là phải thực hiện thẩm
định dự án lại từ đầu và trên cơ sở đội vốn công trình phải có lợi cho
nhà đầu tư.
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông bị đội vốn lên gần 100% |
Tuy
nhiên, với dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, con số nhà thầu Trung
Quốc đưa ra đã bị đội vốn gần 100% (từ 552 triệu USD lên 891 triệu
USD, tăng thêm 339 triệu USD so với tổng mức đầu tư được phê
duyệt trước đó), điều này theo luật là không được phép.
PGS.TS
Nguyễn Đình Thám nhấn mạnh, khi một công trình xây dựng bị đội giá như
vậy bắt buộc phải làm lại từ đầu, từ khâu giải trình, thẩm định… không
phải nghiễm nhiên công bố con số là được.
“Không
thể để tình trạng “chuyện đã rồi” như vậy được, trên thực tế nhiều nhà
thầu bắt tay các nhà quản lý áp dụng thủ thuật đưa giá thầu rẻ rồi chờ
thời cơ đẩy vốn đầu tư lên. Nếu không quản lý nghiêm khắc, dễ dẫn tới
việc công trình đội giá vô tội vạ”, ông cho biết.
Thông
tin, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa có ý kiến giao Bộ GTVT thẩm
định, quyết định và chịu trách nhiệm vụ đội vốn 339 triệu USD. Đồng thời
cũng giao, Bộ GTVT phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch - đầu tư cùng các
cơ quan liên quan làm việc với phía Trung Quốc để bổ sung nguồn vốn ODA
của Trung Quốc cho phần vốn tăng thêm của dự án.
Theo
giải trình, các khoản phát sinh lớn nhất tại dự án là chi phí xây dựng
(tăng 221 triệu USD), chi phí thiết bị (tăng 20 triệu USD), chi phí giải
phóng mặt bằng (tăng 25 triệu USD)... Tuy nhiên, lý do này cũng không
nhận được sự đồng tình của PGS.TS Nguyễn Đình Thám.
“Xin
điều chỉnh tổng vốn đầu tư với lý do chi phí thiết bị xây dựng tăng giá
là không thể chấp nhận được, đó là mức giá bỏ thầu nên không được coi
là yếu tố bị ảnh hưởng và được điều chỉnh. Về giải phóng mặt bằng có thể
xem xét nhưng phải có giải trình cụ thể”.
Trước ý
kiến Thứ trưởng Bộ GTVT cho rằng, việc thiếu vốn xin thêm là bình thường
và đang xem xét đề xuất phía Trung Quốc cho vay thêm, ông Thám cho rằng
chính quan điểm này của lãnh đạo nên mới dẫn tới tình trạng “việc đã
rồi” và không theo kế hoạch ban đầu.
“Ngay cả cơ
quan quản lý nhà nước mà còn không nhất quán trong chủ trương ban đầu
thì sai phạm là đương nhiên. Phải quy trách nhiệm rõ ràng cho người lập
dự án, người điều hành dự án. Nói thế nào thì nói việc để xảy ra tình
trạng đội vốn rõ ràng là lỗi của quản lý yếu kém. Không thể coi đó là
“bình thường”, chính đáng”.
Ông đặc biệt lưu ý,
cách làm này gây ảnh hưởng trực tiếp tới đường lối, chiến lược kinh tế
vĩ mô, đẩy nhà nước vào thế bị động, ngân sách thâm hụt, nợ công tăng
lên.
Đã xong đâu mà đòi...đội giá?
Một
chuyên gia khoa cầu đường trường ĐH GTVT cho biết, Phó Thủ tướng phải
chỉ đạo làm rõ trách nhiệm đội vốn công trình đường sắt Cát Linh - Hà
Đông là đúng. Vì trước thực tế, thiết kế công trình đưa ra một giá mà
thi công chưa xong đã phải bổ sung vốn rõ ràng là điều không hợp lý.
Theo Nghị định 83 của Chính phủ, quy định rất rõ, thay đổi tổng mức đầu tư công trình xây dựng gần như là không cho phép.
“Nó
chỉ được điều chỉnh đối với một số công trình đặc biệt và được sự xem
xét, đồng ý của thủ tướng. Nghĩa là việc điều chỉnh không phải thích là
làm được mà phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định của luật pháp”, vị chuyên
gia này nhấn mạnh.
Ông cho rằng, việc phải làm là
xem xét việc đội vốn đó do nguyên nhân nào, biến động thị trường hay
phát sinh khối lượng, hay do thực hiện không đúng luật lúc đo mới quyết
định được.
“Tôi có thể khẳng định, nguyên nhân
chính của hàng loạt các dự án bị đội giá chính là do chậm tiến độ. Hiện
công trình đã xong đâu mà tính được mức đội giá?”, vị chuyên gia giấu
tên cho biết.
Quá đắt!
Ông
Trần Hải Minh, giảng viên khoa Vận tải kinh tế - trường ĐH Giao thông
vận tải Hà Nội, việc đội giá công trình cũng có thể xảy ra, vì trên thế
giới có xảy ra tình trạng với những dự án lớn khi lập dự toán để giảm
sức ép từ dư luận nên thường được xây dựng rất khiêm tốn.
Đáng
ra đầu tư 100 triệu nhưng chỉ tính khoảng 50-70 triệu. Tuy nhiên, phần
đội giá sẽ được tính toán công khai, minh bạch dựa trên khối lượng và
đơn giá thị trường.
Một cách kiểm chứng nhanh nhất
là kiểm chứng theo suất đầu tư trung bình của thế giới. Ví dụ khi làm
một dự án đường sắt tương tự như vậy, trên thế giới họ làm mất bao
nhiêu.
Trong khi đó, TS Nguyễn Xuân Thủy, chuyên
gia giao thông, mức đầu tư bình quân trên thế giới với tàu điện ngầm từ
60 - 100 triệu USD/km, đường sắt đô thị trên cao chỉ bằng 1/3 tức khoảng
20 - 30 triệu USD/km. Với 13 km đường sắt mà tổng mức đầu tư (dự kiến
điều chỉnh) lên tới 891,92 triệu USD, tức mỗi kilomet tốn gần 70 triệu
USD là quá đắt đỏ. Ông Thủy cho rằng, phải xem xét lại trách nhiệm của
các đơn vị thực hiện dự án, bởi gánh nặng tăng chi phí vốn vay sau này
người dân sẽ phải chịu.
Dự án sẽ xây dựng 13km
đường sắt trên cao và 1,7km đường sắt vào khu depot. Đường sắt có khổ
rộng 1,435m, vận tốc thiết kế tối đa 80km/g, bình quân 35km/g với thời
gian chạy tàu từ Cát Linh đến Hà Đông 23,63 phút. Toàn tuyến có 12 nhà
ga trên cao, trong đó có hai ga trung chuyển là ga Cát Linh và ga Đại
học Quốc gia. Dự án được trang bị 13 đoàn tàu, mỗi đoàn bốn toa xe (một
toa chở khoảng 300 người), tần suất vận chuyển tối đa 2 phút/chuyến,
tương đương lưu lượng 1,02 triệu người/ngày.
Thời
gian thực hiện dự án được phê duyệt là từ tháng 11/2008 đến tháng
11/2013. Nhưng do nhiều vướng mắc nên đến tháng 10/2011 dự án mới được
khởi công. Dự kiến tuyến sẽ khai thác vào tháng 6/2015 với điều
kiện GPMB hoàn thành trong năm 2013.
Xuân Tùng - Trần Thị Hoài
No comments:
Post a Comment