|
Đập thủy điện Ia Krel 2 bị vỡ hôm 1-8. |
(TBKTSG) - Đập thủy điện Ia Krel 2 tại huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai lại vỡ vào sáng 1-8 vừa qua và gây ra thiệt hại về hoa màu, nhà cửa còn nặng nề hơn lần vỡ đập hồi tháng 6-2013. Chuyện gì đang xảy ra với dự án thủy điện mà chưa đến một năm đã hai lần vỡ đập?
Theo Tổng cục Năng lượng, nguyên nhân vỡ đập là do mưa trên diện rộng kéo dài tại khu vực hồ chứa thủy điện Ia Krel 2 làm lưu lượng lũ về hồ đang thi công dâng cao, mực nước hồ chứa tăng nhanh đến cao trình đỉnh đê quai thượng lưu đập.
Đến 7 giờ 30 phút sáng 1-8-2014, khi nhận thấy mực nước hồ chứa có khả năng vượt qua cao trình đỉnh đê quai gây vỡ đập thì chủ đầu tư và chính quyền địa phương mới thông báo khẩn cấp và tổ chức sơ tán dân vùng hạ du sau đập. Tuy nhiên, chỉ một tiếng đồng hồ sau, mực nước hồ chứa đã vượt qua cao trình đỉnh và làm vỡ hoàn toàn đê quai thượng lưu. Ba giờ sau đó, toàn bộ dung tích hồ chứa đã thoát hoàn toàn về hạ du làm tan hoang hoa màu trên một vùng rộng lớn.
Một lần nữa, chủ đầu tư và cơ quan chức năng có chung nhận định: nguyên nhân ban đầu gây vỡ đập thủy điện Ia Krel 2 là “tại ông trời” (mưa trên diện rộng và kéo dài tại lưu vực hồ chứa, lưu lượng lũ về hồ lớn, mực nước hồ chứa tăng nhanh, vượt qua đỉnh gây vỡ đê quai).
Dù không gây chết người, nhưng lần vỡ đập này đã làm gần 440 héc ta hoa màu của 170 hộ dân như điều, lúa, cao su, ngô, cà phê, rau, tiêu bị hư hại, 27 chòi rẫy bị ngập và cuốn trôi.
Không phải dân làm thủy điện chuyên nghiệp cũng biết được điều cơ bản là khi đắp đập ngăn dòng làm thủy điện, người ta phải tính toán đầy đủ, kỹ lưỡng lưu lượng nước thượng nguồn đổ về mức tối đa là bao nhiêu, dự báo được dòng lũ sẽ về vào mùa nào trong năm để từ đó lên phương án thi công con đập sao cho an toàn nhất.
Theo một chuyên gia ngành thủy điện, các bước cơ bản trước khi xây đập thủy điện là phải khảo sát lưu lượng chảy, trong đó có lưu lượng bình thường và lưu lượng mùa lũ để chọn cao trình của đập an toàn nhất. Chưa kể các bước khảo sát nền móng đập mới có thể đưa ra phương án làm đập bằng đất đá đổ hay đập bằng bê tông. Nếu làm bằng đất đá đổ thì phải lu lèn từng lớp rất chặt.
Vậy mà, không biết sau lần vỡ đập lần thứ nhất xảy ra cách đây chưa tới một năm, chủ đầu tư dự án thủy điện Ia Krel 2 đã rút ra bài học gì khi bất lực đứng nhìn nước lũ thượng nguồn đổ về tràn qua đê quai gây vỡ đập?
Không phải dân làm thủy điện chuyên nghiệp cũng biết được điều cơ bản là khi đắp đập ngăn dòng làm thủy điện, người ta phải tính toán đầy đủ, kỹ lưỡng lưu lượng nước thượng nguồn đổ về mức tối đa là bao nhiêu, dự báo được dòng lũ sẽ về vào mùa nào trong năm để từ đó lên phương án thi công con đập sao cho an toàn nhất. |
Thậm chí không hiểu cơ quan chức năng, chính quyền địa phương đã xử lý trách nhiệm của chủ đầu tư khi để vỡ đập lần trước đến đâu, mà nay lại để xảy ra vỡ đập lần hai ngay cùng một vị trí?
Thủy điện Ia Krel 2 có công suất 5,5 MW thuộc dạng thủy điện nhỏ, nhưng hậu quả để lại cho người dân vùng hạ du qua hai lần vỡ đập không hề nhỏ chút nào!
Với kiểu làm thủy điện “nghiệp dư” thế này và khi những câu hỏi về trách nhiệm của chủ đầu tư thủy điện Ia Krel 2 về hai lần để xảy ra vỡ đập chưa được trả lời với đầy đủ trách nhiệm thì trong tương lai, người dân huyện Đức Cơ vùng hạ du thủy điện Ia Krel 2 chắc chắn sẽ còn tiếp tục khổ vì thảm họa vỡ đập.
Thống kê lại cho thấy, đây vụ vỡ đập thủy điện lần thứ 4 kể từ cuối năm 2012 đến nay sau vụ vỡ đập Ia Krel 2 lần đầu tiên vào tháng 6-2013, vỡ đập Đakrong 3 ở Quảng Trị và Đak Mek 3 ở Kon Tum.
Mưa lũ đang vào mùa, rà lại các số liệu báo cáo của Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội công bố hồi giữa năm ngoái mà không khỏi giật mình: thủy điện nhỏ hiện nay có đến 1.108 dự án, nhưng việc giám sát thiết kế, thi công xây dựng ở một số dự án thủy điện nhỏ và vừa chưa tuân thủ đúng quy định; ở một vài công trình, chất lượng thiết kế, việc giám sát, quản lý chưa tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về giám sát thi công và thi công chưa đạt yêu cầu!
No comments:
Post a Comment