Friday, August 8, 2014

Tiêm hóa chất độc hại vào sừng tê giác

Đăng Bởi  - 

Tiêm hóa chất độc hại vào sừng tê giác
Để giúp tê giác không bị săn trộm, người ta đã tiêm các hóa chất độc hại vào sừng tê giác.
Ngày 8.8, tại TPHCM đã diễn ra tọa đàm với chủ đề “Tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội trong việc tuyên truyền không sử dụng sừng tê giác ở Việt Nam”.
Chương trình do Liên hiệp Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Cơ quan quản lý Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (gọi tắt là Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam) và tổ chức Humane Society International (HSI) phối hợp thực hiện.
Theo bà Teresa Telecky, Giám đốc Bộ phận Loài hoang dã của HIS, Việt Nam là một trong những nước bị bọn tội phạm buôn bán động vật hoang dã xem là trạm trung chuyển hàng đi các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia,…Việt Nam cũng bị coi là nước có nhu cầu sử dụng sừng tê giác tăng cao trong thời gian gần đây.
Mặc dù kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy sừng tê giác không có tác dụng chữa bệnh, tuy nhiên vẫn có những lời đồn thổi về công dụng chữa bệnh ung thư hoặc hạ sốt. Thực chất, sừng tê giác có cấu tạo bằng chất “keratine”, hoàn toàn giống với móng tay của con người.
Thậm chí, bà Teresa Telecky cho biết: Để giúp tê giác không bị săn trộm, người ta đã tiêm các hóa chất độc hại vào sừng tê giác.

“Tuyên truyền một cách rộng rãi thông điệp về giảm nhu cầu sử dụng sừng tê giác có vai trò quan trọng để bảo vệ tê giác. Để việc tuyên truyền đạt được hiệu quả mong muốn tại Việt Nam, HSI đánh giá cao vai trò của các tổ chức xã hội”, bà Teresa Telecky nhận định.
Theo HSI, hiện trên thế giới còn khoảng 28.000 cá thể tê giác trong tự nhiên. Hai trong số năm loài tê giác phân bố ở châu Phi và ba loài còn lại phân bố ở châu Á.
Trong năm 2013, hơn 1.000 cá thể tê giác đã bị săn trộm ở châu Phi, nơi có nhiều quần thể tê giác nhất sinh sống. Tê giác bị săn trộm để lấy sừng chủ yếu để phục vụ nhu cầu ở châu Á, trong đó có Việt Nam.
Theo TTXVN

No comments:

Post a Comment