Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok 2014-07-17
Ông Andre Menras- Hồ Cương Quyết trên tàu Cảnh sát biển Việt Nam-Source Dantri online
Một đoàn báo chí quốc tế trong nước và nước ngoài vừa có chuyến theo một tàu Cảnh sát Biển Việt Nam ra khu vực gần giàn khoan Hải Dương 981 trước khi rút khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Một trong những thành phần tham dự là ông Andre Menras- Hồ Cương Quyết, sau khi trở về đã kể lại với biên tập viên Gia Minh của Đài Á Châu Tự Do về chyến đi đó.
Trước hết ông cho biết thời gian của chuyến đi:
Ông Andre Menras- Hồ Cương Quyết: Từ ngày 14 tháng 7, chính xác vào ngày Quốc khánh Pháp và kết thúc vào tối ngày 16 tháng 7; có nghĩa ( chuyến đi) rất nhanh và rất thú vị.
Gia Minh: Ông cho rằng (chuyến đi) ngắn và thú vị, vậy những điểm thú vị nào mà ông có thể chia xẻ với quí thính giả?
Ông Andre Menras- Hồ Cương Quyết: Thú vị là đi với một tàu Cảnh sát biển- tàu 8003 của Cảnh sát Biển Việt Nam. Đi với một đoàn nhà báo quốc tế, trong đó có tờ The New York Times, tờ The Guardian, BBC, thông tấn xã Nhật Bản…Và cũng có một đoàn 20 nhà báo Việt Nam, Đài Truyền hình VN.
Tôi có mời một cameraman ở Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh quay cho một cuốn phim mà tôi định thực hiện sang năm ở Đà Nẵng với chủ đề ngư dân.
Có nghĩa mình đi với một đoàn rất đông người, mang theo ống kính camera, telé mạnh- ‘những cây súng hòa bình’, để thấy giàn khoan của Trung Quốc như thế nào.
May mắn, dù xa, nhưng đã chụp ảnh được nó ( giàn khoan) và thấy những chiếc tàu của Chinese Sea Surveillance ( Hải giám Trung Quốc) đông quá ở đó. Và chúng tôi cũng thấy tàu Cảnh sát Biển và Kiểm Ngư của Việt Nam ở bên cạnh. Có thể nói một mặt trận trên biển rất rõ. Tôi đã thấy và quay cảnh đó.
Sau một ngày, tình hình đã thay đổi. Vào sáng ngày 16, tôi nghe giàn khoan của Trung Quốc được rút đi khỏi vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, và hướng đến Hải Nam. Đó là một tin rất vui. Lúc đó tôi đã chuẩn bị một chai rượu vang sủi bọt- champagne, và đã uống champagne với các sĩ quan, chiến sĩ trên tàu cùng các nhà báo quốc tế, nhà báo Việt Nam. Làm một lễ chúc mừng việc giàn khoan rút đi và hết ngăn cản ở vùng đó.
Gia Minh: Trong chuyến đi, mọi người có chứng kiến được chiếc tàu của ngư dân Việt Nam nào không?
Ông Andre Menras- Hồ Cương Quyết: Đi đến vùng Hoàng Sa của Việt Nam ở đó thì bắt đầu thấy những chiếc tàu cá của Trung Quốc, nhưng không biết chính xác tàu cá hay tàu giả dạng tàu cá! Những tàu đó làm bộ đi hướng (đến) tàu của chúng tôi nhưng không dám; nhưng hướng của những tàu ấy, cách nào đó là đe dọa tàu (chúng tôi).
Không thấy tàu cá của Việt Nam ở đó, chỉ thấy tàu Cảnh sát Biển và tàu Kiểm Ngư của Việt Nam.
Không thấy tàu cá của Việt Nam ở đó, chỉ thấy tàu Cảnh sát Biển và tàu Kiểm Ngư của Việt Nam.
Gia Minh: Chia xẻ của những nhà báo khác cùng đi trong đoàn là gì?
Ông Andre Menras- Hồ Cương Quyết: Ba nhà báo và nhiếp ảnh chuyên nghiệp của Nhật Bản, tất nhiên, ủng hộ Việt Nam hơn vì họ cũng có vấn đề với Trung Quốc tại quần đảo Senkaku của họ. Họ rất thông cảm và ủng hộ Việt Nam.
Còn một số những báo như The Guardian, The New York Times có thể nói họ giữ một khoảng cách, trung lập hơn. Họ muốn đến quan sát, và muốn đến gần giàn khoan. Tuy nhiên đến gần giàn khoan thì không được vì Cảnh sát Biển có nhiệm vụ bảo đảm sự an toàn cho chúng tôi. Nhưng từ từ họ phát hiện, tàu của Trung Quốc có bản chất hiếu chiến ví dụ trên tàu Cảnh sát Biển của Việt Nam, súng được bao bọc bằng tấm plastic chung quanh ( they are surrounded with plastic film very strong, not to fight); trong khi đó súng trên tàu Trung Quốc sẵn sàng bắn, không có gì che chắn cả. Không cần nói nhiều, có thể thấy rõ ai sẵn sàng bắn và sẵn sàng giết người, và ai chỉ muốn bảo vệ, ngăn chặn và không muốn một sự cố nào xảy ra. Điều đó rất rõ và các nhà báo quốc tế đều thấy rõ ai là kẻ gây chiến và ai là người hết sức cố gắng tự bảo vệ mình thôi.
Các sĩ quan và chiến sĩ trên tàu Cảnh sát Biển (Việt Nam) có thể nói có những quan hệ rất (có) giáo dục, họ tâm sự một cách rất ‘con người’ với báo chí quốc tế. Điều đó giúp họ ( các nhà báo quốc tế) hiểu.
Về việc giàn khoan rút đi, tôi có phân tích như sau: có một số người nói do vì bão; nhưng dự kiến ( ảnh hưởng) bão tại vị trí giàn khoan nhẹ, rất nhẹ, có bị ảnh hưởng nhưng nhẹ gần đảo Tri Tôn. Giàn khoan được đưa đến Hải Nam, mà Hải Nam là một điểm bão nặng nhất. Như thế có nghĩa lý do rút giàn khoan không phải bị bão mà là vì điều khác.
Về việc giàn khoan rút đi, tôi có phân tích như sau: có một số người nói do vì bão; nhưng dự kiến ( ảnh hưởng) bão tại vị trí giàn khoan nhẹ, rất nhẹ, có bị ảnh hưởng nhưng nhẹ gần đảo Tri Tôn. Giàn khoan được đưa đến Hải Nam, mà Hải Nam là một điểm bão nặng nhất. Như thế có nghĩa lý do rút giàn khoan không phải bị bão mà là vì điều khác.
Theo phân tích của tôi là Trung Quốc phải chịu áp lực càng ngày càng mạnh của quốc tế và thái độ kiên quyết của Việt Nam ở đó. Có nghĩa nhà cầm quyền Trung Quốc thấy trong tình hình đó không thể để giàn khoan tồn tại trong vùng đó lâu. Tạm thời họ trở về nhưng sẽ trở lại vì họ có chiến lược bành trướng. Họ sẽ trở lại bằng cách nào đó; nhưng nay họ tạm thời rút vì áp lực của quốc tế và thái độ hòa bình nhưng bền vững của Việt Nam.
Gia Minh: Cám ơn ông Andre Menras Hồ Cương Quyết.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/citiz-journ-repor-at-hd81-07172014053629.html/07172014-citiz-journ-repor-at-hd81.mp3/inline.html
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/citiz-journ-repor-at-hd81-07172014053629.html/07172014-citiz-journ-repor-at-hd81.mp3/inline.html
No comments:
Post a Comment