Friday, June 6, 2014

Trung Quốc tự bôi xấu mình khi kể tội Nhật

 - 

Trung Quốc nên tự soi gương khi lên lớp Nhật
Trung Quốc nên tự soi gương khi lên lớp Nhật
Quan hệ Nhật Trung tiếp tục xấu đi trong những ngày qua. Ngoài việc bất đồng trong việc giải quyết tranh chấp vẫn đề lãnh hải, Nhật và Trung Quốc liên tục lời qua tiếng lại với những chuyện khác nhau thời gian gần đây.
Nhật đòi Trung Quốc minh bạch hơn
Nhật Bản hy vọng rằng Trung Quốc sẽ “cải thiện” tính minh bạch trong chương trình quốc phòng, Chánh văn phòng Nội các Nhật, Yoshihide Suga cho biết hôm 6.6. 
Thông báo của Nhật được đưa ra ngay sau khi có một báo cáo của chính phủ Mỹ cho thấy chi tiêu quân sự thực tế của Trung Quốc lớn hơn nhiều so với họ công bố.
"Chúng tôi kêu gọi mạnh mẽ Trung Quốc cải thiện tính minh bạch và tuân thủ các quy tắc quốc tế thông qua các kênh khác nhau", ông Suga nói.
Bộ Quốc phòng Mỹ cũng vừa cho biết trong một báo cáo với Quốc hội về tình hình quân sự ở Trung Quốc và kết luận: rất "khó khăn để ước tính chi phí quân sự thực tế của Trung Quốc do thống kê thiếu minh bạch của Trung Quốc".
"Ngân sách quân sự của Trung Quốc được công bố bỏ qua một số hạng mục chính của chi tiêu, chẳng hạn như mua sắm vũ khí và trang thiết bị nước ngoài", báo cáo cho biết. 
 Thế giới nghi ngờ về tính minh bạch trong chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc
Cũng trong cuộc họp với các quan chức lãnh đạo của EU và G7 vừa qua, Nhật đã tố cáo các hành động đơn phương của Trung Quốc gây xáo trộn an ninh trong khu vực. Trên thực tế, chính Trung Quốc đang gây sóng gió trong khu vực khi đơn phương đặt giàn khoan Hải Dương (Haiyang Shiyou) 981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và đâm chìm thuyền ngư dân Việt Nam.
G7 cũng thông qua một bản tuyên bố chỉ trích những hành động dùng vũ lực hay đe dọa để thay đổi hiện trạng trên biển Đông và biển Hoa Đông. Dù tuyên bố này không nêu đích danh nhưng truyền thông quốc tế đều giải thích rằng nó ám chỉ Trung Quốc.
Trung Quốc bới móc Nhật chuyện lịch sử
Hôm 6.6, Trung Quốc tận dụng dịp kỷ niệm 1970 năm cuộc đổ bộ Normandie, còn được gọi là D-Day, làm cơ hội để “lên lớp” Nhật Bản về tầm quan trọng của bài học từ lịch sử và đối diện với trách nhiệm của Nhật trong Thế chiến II.
"Sự ăn năn chân thành của Đức sau chiến tranh hoàn toàn trái ngược với Nhật Bản. Nhật Bản vẫn đang cố gắng để đảo ngược phán quyết của lịch sử, quay lưng lại với lịch sử, thách thức trật tự quốc tế sau chiến tranh", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hồng Lỗi cho biết trong một cuộc họp báo thường kỳ.
 Trung Quốc hung hăng với láng giềng
"Chúng tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo Nhật Bản một lần nữa đối diện với lịch sử xâm chiếm các quốc gia khác, để sửa chữa sai lầm của mình bằng những hành động cụ thể và giành lại sự tin tưởng từ láng giềng châu Á và cộng đồng quốc tế", ông Hồng Lỗi nói.
Tuy nhiên, xét các hành động hung hăng của Trung Quốc trong thời gian gần đây, chà đạp lên chủ quyền của láng giềng thì chính Trung Quốc cũng nên rút ra bài học lịch sử từ sau thất bại của Đức hay Nhật ở Thế chiến II. Một nước mà cậy sức mạnh quân sự để xâm lấn láng giềng thì sớm muộn cũng bị cả thế giới chống lại.
Anh Tú (theo Kyodo News)

No comments:

Post a Comment