Friday, June 6, 2014

Trung Quốc lại cho tàu chọc tức Nhật, thách thức G7

  - 

Trung Quốc lại cho tàu chọc tức Nhật, thách thức G7
Ngay sau khi các lãnh đạo G7 bày tỏ quan ngại tình hình căng thẳng trên biển Đông và biển Hoa Đông, Trung Quốc tiếp tục tạo sóng ở biển Hoa Đông. Có thể coi đây như hành động trêu ngươi Nhật Bản và thách thức tuyên bố của G7.
Xâm nhập lãnh hải của Nhật
Hôm nay (6.6), Nhật Bản cho biết các tàu của Trung Quốc đã đi vào vào vùng biển mà Nhật Bản quản lý tại biển Hoa Đông. Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản đã phát hiện 2 tàu của Trung Quốc xâm nhập vào khu vực lãnh hải thuộc 12 hải lý xung quanh một hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku.
"Hai tàu ban đầu được phát hiện ở khoảng 27 km về phía tây Uotsurijima, nhưng sau đó, họ đã tiến vào lãnh hải Nhật Bản", một quan chức bảo vệ bờ biển cho biết. Phải sau hai giờ, các tàu này mới di chuyển ra khỏi lãnh hải mà Nhật tuyên bố.
Trong hơn một năm sau khi Tokyo quốc hữu các hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku vào tháng 9.2012, các tàu và máy bay của Trung Quốc thường xuyên đến gần, chơi mèo vờn chuột với lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản.
Tuy nhiên, lần xâm nhập này có chủ đích rõ ràng hơn những lần trước. Nó diễn ra ngay sau khi các nhà lãnh đạo của G7 thông qua tuyên bố chung chống lại việc sử dụng vũ lực ở biển Đông và biển Hoa Đông, nơi mà Bắc Kinh đang có những hành động hung hăng để đòi chủ quyền bất chấp luật pháp quốc tế.
Trung Quốc “phấn khởi” vì không bị nêu đích danh
Điều đáng tiếc là tuyên bố của G7 không đích danh lên án Trung Quốc dù ai cũng hiểu những lời chỉ trích của các cường quốc công nghiệp đều nhắm vào hành động hung hăng của Bắc Kinh.
Trong những tháng gần đây, Trung Quốc đã đẩy mạnh hoạt động của mình trong biển Đông nhằm khẳng định chủ quyền theo đường lưỡi bò bất chấp việc chà đạp luật pháp quốc tế.
Trên thực tế, chính Trung Quốc đang gây sóng gió trong khu vực khi đơn phương đặt giàn khoan Hải Dương (Haiyang Shiyou) 981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và đâm chìm thuyền ngư dân Việt Nam.
 Hình ảnh hung hăng của tàu Trung Quốc đã truyền đi khắp thế giới
Tại hội nghị Shangri-La, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Chuck Hagel đã chỉ đích danh Trung Quốc đang gây sóng gió trong khu vực còn Bộ ngoại giao Mỹ gọi Trung Quốc là những kẻ khiêu khích. Trung Quốc một mặt phàn nàn vì những lời chỉ trích của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ nhưng mặt khác lại “phấn khởi” khi không bị G7 đích danh lên án.
Tờ China Daily còn cho rằng Nhật thất bại khi thúc giục G7 chỉ trích công khai Trung Quốc. Nhưng có một thực tế là trong ngoại giao, người châu Âu sẽ nhắc khéo trước khi chỉ đích danh một vấn đề. 
Và dù có nêu đích danh hay không thì cả thế giới đều biết ai là kẻ đang quậy phá ở biển Đông và biển Hoa Đông, cái nhìn thiện cảm của châu Âu về một Trung Quốc “trỗi dậy hòa bình” chắc chắn sẽ không còn sau hoạt động hung hăng trên biển của Bắc Kinh thời gian qua.
Phan Giang (theo News Channel Asia)

No comments:

Post a Comment