Friday, June 6, 2014

Giảm lệ thuộc TQ từ 'nguồn lực con người'

  - 

“Đây, Hà Tĩnh, nơi được coi là địa bàn “xuất khẩu lao động chui” qua Thái Lan nhiều nhất cũng có hàng chục công ty dùng lao động phổ thông của Trung Quốc. Giận ai đây?”
“Đây, Hà Tĩnh, nơi được coi là địa bàn “xuất khẩu lao động chui” qua Thái Lan nhiều nhất cũng có hàng chục công ty dùng lao động phổ thông của Trung Quốc. Giận ai đây?”
Người Trung Quốc này đang có mặt ở gần như khắp nơi, nhất là ở những vị trí địa lý xung yếu như biên giới, Tây Nguyên hay bờ biển. Trong tình hình đó, không thể không nói lại  vấn đề quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài nói chung, đặc biệt là lao động Trung Quốc nói riêng .
Khi báo chí trong nước rần rần cảm xúc phẫn nộ với việc một số cửa khẩu đường bộ vào Thái từ Capuchia hay Lào hành xử thiếu tôn trọng người Việt khi buộc họ phải xòe 700 USD trước mặt để nhân viên cửa khẩu chụp hình chứng minh tài chính rồi mới được cho nhập cảnh, một facebooker Việt đang ở Thái và đã đi Thái nhiều lần có một góc nhìn khác. 
Dù không đồng ý với cách hành xử của người Thái, facebooker này lại nhìn vấn đề từ chính quê hương mình: nếu ức thì ức hơn vì chuyện sao người dân ở vùng Bắc Trung Bộ như Nghệ An, Hà Tĩnh khổ dữ vậy. “Nước có nguồn, giận có căn”. Chính quyền Thái đã đối phó với vấn nạn người Việt lao động chui bằng một giải pháp tiêu cực. Nhưng cũng phải đặt ngược lại: vì sao người Thái lại như vậy và vì sao bị đối xử như thế mà dòng người từ các địa phương này vẫn ùn ùn đi kiếm cơm ở xứ người? Bởi đơn giản, họ không tìm được việc làm ngay trên chính mảnh đất của mình.
Theo các quy định của pháp luật, Việt Nam chỉ nhập khẩu lao động là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật. Thế nhưng, câu chuyện lao động phổ thông Trung Quốc có mặt rất nhiều nơi ở Việt Nam không phải là mới. Mức độ siết chặt quản lý từ các cơ quan nhà nước không theo kịp mức độ gia tăng của lao động Trung Quốc và hình thức đa dạng của sự gia tăng.
Giờ đây, không cứ gì những lao động tay chân ấy có mặt ở nước ta qua các gói thầu EPC-chìa khóa trao tay, nhập vào từ máy móc, nguyên liệu đến con người, kể cả người nấu ăn; mà trong vai khách du lịch, người Trung Quốc có thể làm nghề bán hàng rong khắp phố phường Hà Nội, không ít người còn… Nam tiến.
Cách nay gần 10 năm, nguyên bộ trưởng bộ Lao động-Thương binh và xã hội, bà Nguyễn Thị Hằng, nói tại diễn đàn Quốc hội rằng thật ra đằng sau mỗi bảng báo cáo thành tích xuất khẩu lao động của bộ mình, với cá nhân bà, là một niềm đau xót. Theo đó thì thành tích lớn nhất là không ai phải ra nước ngoài làm việc chân tay mà thay vào đó, mọi người được mời đi làm việc trí óc. Bởi nước mình còn nghèo, dân mình còn khổ, nên mới phải chịu như vậy. Trong bối cảnh hiện nay, niềm đau xót đó còn lớn hơn.
Dù có cố gắng đến bao nhiêu thì bộ Lao động- Thương binh và xã hội cũng không đáp ứng hết nhu cầu xuất khẩu lao động của người dân. Những người tự đi bằng đường… chui mà facebooker nói trên gặp ở đất Thái đang phải đối mặt với rất nhiều rủi ro về pháp lý, tiền lương và cả an toàn cá nhân.
Dưới góc độ con người, có thể thông cảm, nhiều công dân Trung Quốc sang nước ta làm việc chắc cũng vì miếng cơm manh áo như dân mình. Tuy nhiên, quản lý nhà nước lại là vấn đề khác, đôi khi điều đó trở thành  một cuộc chiến giành việc làm, là nguyên nhân của sự đình trệ hay căng thẳng trong việc đàm phán về các hiệp định tự do thương mại giữa các nước với nhau.
Ở Việt Nam, câu chuyện lao động Trung Quốc nhạy cảm hơn. Nó không chỉ mang ý nghĩa kinh tế mà khi tình hình quan hệ giữa Việt Nam- Trung Quốc trở nên căng thẳng như hiện nay, còn dấy lên những nỗi lo về an ninh quốc phòng. “Yếu tố” con người Trung Quốc này đang có mặt ở gần như khắp nơi, nhất là ở những vị trí địa lý xung yếu như biên giới, Tây Nguyên hay bờ biển. Trong tình hình đó, không thể không nói lại  vấn đề quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài nói chung, đặc biệt là lao động Trung Quốc nói riêng .
Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tính đến năm 2013, có khoảng 77.359 người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Trong đó, số lao động đã được cấp phép là 40.529 người, không thuộc diện cấp phép là 5.500 người và chưa được cấp phép là 31.330 người. Nên nhớ, từ trước khi Trung Quốc kéo đặt giàn khoan 981 trái phép vào vùng đặc quyền kinh tế của ta, các thống kê về tình hình lao động nước ngoài không phép thường ít được chỉ mặt  đặt tên là lao động nước nào nhưng ai cũng tự hiểu hầu hết đó chính là lao động Trung Quốc. 
Điều đó cũng như các vụ tàu Trung Quốc đâm tàu cá Việt Nam trước đây, thủ phạm được gọi dưới cái tên “tàu lạ”. Báo cáo  mới nhất của Ban Quản lý khu kinh tế Vũng Áng (nơi được tỉnh Hà Tĩnh ủy quyền cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài) có vẻ rõ ràng hơn (dù có thể chưa được đầy đủ). Theo đó, hiện tại ở khu kinh tế này có 3.730 người nước ngoài, chủ yếu là người Trung Quốc, nhưng chỉ có 1.560 người được cấp giấy phép lao động.
Nếu như trước đây, quả bóng trách nhiệm bị đá sang  sân lập pháp, lập quy với lý do chưa có quy định cụ thể, thì nay, đã có Nghị định 102 và sau đó là Thông tư 03 hướng dẫn thi hành. Các văn bản này chỉ rõ ủy ban nhân dân và sở lao động cấp tỉnh là địa chỉ  cấp phép và chịu trách nhiệm quản lý lao động nước ngoài tại địa phương. 
Thế nhưng, theo TBKTSG, “các quy định này đã không được tuân thủ nghiêm túc tại chính các địa chỉ chịu trách nhiệm. Có trường hợp quyết định buộc người lao động Trung Quốc không phép phải thực hiện đúng thủ tục bị dời lại bởi chính các cơ quan chức năng vì lý do bảo đảm tiến độ công trình (?!). Điều khó hiểu đối với công luận là lẽ ra nhà thầu Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về tiến độ công trình thì các cơ quan chức năng của chúng ta lại lo thay và làm thay!”
Cần tăng cường kiểm tra giám sát việc xin phép-cấp phép lao động và thực hiện nghiêm các biện pháp xử lý như kiên quyết trục xuất lao động  không phép, phạt chủ sử dụng lao động không phép… - những biện pháp mang tính… hậu kiểm.
Ngoài ra, theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, ngay từ đầu chúng ta có thể giảm dòng lao động nhập cư này bằng cách trong quá trình đàm phán các gói thầu EPC, đàm phán luôn chuyện sử dụng lao động Việt Nam như một điều kiện để chấp nhận thầu.
Còn theo TBKTSG, ta có thể áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm bổ sung kh phát hiện lao động trái phép như tạm dừng tiếp nhận nguồn lao động này. Báo này nhắc: “Nên nhớ khi rộ lên chuyện vi phạm của lao động Việt Nam ở nước ngoài, một số nước như Hàn Quốc đã từng tạm ngừng tiếp nhận lao động của chúng ta, thì vì sao chúng ta không thể làm như thế để ngăn chặn tình trạng lao động không phép tại nước mình?”
Facebooker nói trên kết thúc status của mình bằng câu: “Đây, Hà Tĩnh, nơi được coi là địa bàn “xuất khẩu lao động chui” qua Thái Lan nhiều nhất cũng có hàng chục công ty dùng lao động phổ thông của Trung Quốc. Giận ai đây?”. 
Kèm đó là một tấm hình chụp bảng hiệu quảng bá dự án gang thép Formosa Hà Tĩnh do hầu hết người Trung Quốc triển khai. Những dòng chữ Trung Quốc trên bảng hiệu (bên cạnh chữ tiếng Việt, tiếng Anh) xốn con mắt người dân địa phương, những người đã và sẽ phải ly hương.
Lê Vy

No comments:

Post a Comment