Saturday, April 12, 2014

Tứ trụ VN có nên công khai tài sản?

Lãnh đạo Việt Nam
Liệu các lãnh đạo cao cấp nhất của Việt Nam nên làm gương công khai tài sản, thu nhập thực?
BBC-08:33 GMT - thứ bảy, 12 tháng 4, 2014-
Nhiều quan chức Việt Nam được cho là chưa minh bạch về các nguồn tài sản và thu nhập thực tế của họ, trong lúc Đảng Cộng sản và chính quyền có vẻ tỏ 'quyết tâm muốn đẩy lui' nạn tham nhũng chức vụ và tiêu cực lẫn tham ô nhà nước.
Một câu hỏi được dư luận quan tâm là để thúc đẩy công cuộc chống tham nhũng, gia tăng uy tín của bộ máy công quyền và pháp luật nhà nước, như các văn kiện của Đảng vẫn nhấn mạnh, liệu các lãnh đạo cao cấp của Việt Nam, trong đó có các quan chức trong vị trí tứ trụ của Đảng và chính quyền trung ương như Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội, có nên công khai, minh bạch hóa tài sản và thu nhập của họ.
Trả lời phỏng vấn của BBC hôm 11/4/2014, PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao, Viện Nghiên cứu Chính sách Pháp luật và Phát triển nêu quan điểm:
"Trong hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay còn rất nhiều vấn đề mà cần phải giải quyết. Có lẽ mong muốn ưu tiên theo ý kiến cá nhân tôi là Đại hội Đảng sắp tới nên bàn về vấn đề thể chế, giống như Thủ tướng nói đầu năm,
"Bây giờ phải cải cách thể chế, chứ còn bây giờ yêu cầu các nhà lãnh đạo phải minh bạch ngay, thì thứ nhất về thời gian, thứ hai về vấn đề thể chế, luật pháp cũng chưa đầy đủ, thì chưa chắc đã giải quyết công việc."

'Không chỉ riêng ông Truyền'

"Chẳng qua những người đó chưa được lên mặt báo thôi. Người ta nhìn vào, cứ làm quan thì nhà rất to, rồi biệt thự, nhà nghỉ v.v..., thì rõ ràng ở đây, không chỉ nói vấn đề ông nguyên Tổng Thanh tra mà ở đây chúng ta cần nhìn lại vấn đề cả một hệ thống"
Biệt dinh của ông Trần Văn Truyền
Ông Giao giải thích thêm: "Đó là phải cải cách thể chế, phải tư pháp độc lập, phải làm sao Đại hội Đảng đưa được đường lối tư pháp độc lập, cái đó rất quan trọng. Thứ hai, hành pháp phải chịu sự kiểm tra, giám sát thực sự của Quốc hội và Quốc hội cũng phải đủ năng lực để giám sát về hành pháp,
"Nếu Đảng Cộng sản vạch ra được một cương lĩnh, một phương hướng phát triển như vậy và sau đó chúng ta cải cách thực sự, là nhà nước pháp quyền và ba quyền lực đó kiểm tra, giám sát lẫn nhau thì việc thực hiện công khai, minh bạch tài sản, cũng như việc phòng chống tham nhũng sẽ thuận lợi hơn rất nhiều."
Về trường hợp dư luận trong nước đang đề nghị làm rõ các nguồn tài sản của cựu Chánh Thanh tra Chính phủ, ông Trần Văn Truyền trong thời gian ông này đương chức, chuyên gia luật học nói:
"Hiện nay nhân dân rõ ràng thấy là không phải chỉ ông ấy mà rất nhiều người có những tài sản rất lớn,
"Chẳng qua những người đó chưa được lên mặt báo thôi. Người ta nhìn vào, cứ làm quan thì nhà rất to, rồi biệt thự, nhà nghỉ v.v..., thì rõ ràng ở đây, không chỉ nói vấn đề ông nguyên Tổng Thanh tra mà ở đây chúng ta cần nhìn lại vấn đề cả một hệ thống,
"Chúng ta làm thế nào để có thể có một hệ thống pháp luật nghiêm, kiểm tra, giám sát nghiêm, và cũng tạo nên tính chính đáng của quan chức. Nếu như họ có những ngôi nhà rất to, nguồn tài sản của họ là chính đáng, hợp pháp, thì họ cũng ngẩng cao đầu vì chuyện đó," ông Giao nói với BBC.

No comments:

Post a Comment