Thursday, April 3, 2014

PICS : Ngày bỗng hóa đêm


9h sáng nay, bầu trời ở khu vực Hòn Gai, thành phố Hạ Long bỗng tối sầm lại khiến nhiều người lo sợ. Theo chuyên gia khí tượng, hiện tượng này do cơn giông có mây dày đặc che khuất mặt trời.









Đó là hiện tượng bất thường vừa diễn ra tại nhiều tỉnh miền Bắc vào sáng 3.4.

toi1-8322-1396513328.jpg
9h05 sáng nay, bầu trời ở Hòn Gai (Quảng Ninh) đang sáng rõ bỗng nhiên tối sầm. Hình ảnh trên được nhìn thấy từ trụ sở Liên cơ quan tỉnh Quảng Ninh, cột 8, phường Hồng Hà, TP Hạ Long.
quangninh3-9934-1396497573.jpg
Cách đây vài năm khu vực này cũng có hiện tượng trời tối sầm rồi có mưa đá, tuy nhiên lần này mưa đá không xuất hiện. Ảnh: Báo Quảng Ninh.
quangninh4-3909-1396497573.jpg
Một số người hiếu kỳ ra đường xem hiện tượng lạ. Ảnh: Báo Quảng Ninh
quangninh6-7987-1396497573.jpg
"Ngày biến thành đêm" khiến các phương tiện bật đèn pha mới có thể di chuyển. Ảnh: Báo Quảng Ninh
quangninh8-3918-1396497573.jpg
Các hộ dân ven đường bật đèn để sinh hoạt và kinh doanh. Ảnh: Báo Quảng Ninh.
toi3-7665-1396513328.jpg
Theo các chuyên gia khí tượng, hiện tượng trên là do cơn mưa giông mang theo mây dày đặc, che khuất mặt trời. Hiện tượng này thường xuất hiện vào buổi sáng hoặc buổi chiều, nhiều nhất là buổi chiều. Hiện tượng xảy ra vào buổi sáng nếu giông xuất hiện ở phía đông cũng là hướng mặt trời mọc. Còn vào buổi chiều, nếu giông ở phía tây thì mặt trời cũng bị che khuất.
Kéo dài khoảng 10 phút, khi cơn giông qua đi, trời Hòn Gai lại sáng lúc 9h15.
Kéo dài khoảng 10 phút, khi cơn giông qua đi, trời Hòn Gai mới dần sáng lại lúc 9h15.
Hằng Ninh





TP.Ninh Bình chìm trong bóng tối giữa ban ngày - Ảnh: Đinh Dụng


9 giờ 15 sáng nay ở TP.Hạ Long, Quảng Ninh - Ảnh: Hải Sâm
Từ 8 giờ 55, khu vực các phường Giếng Đáy, Bãi Cháy, Hòn Gai, Hồng Hải, Hồng Hà, Cao Xanh, Cao Thắng... (TP.Hạ Long, Quảng Ninh) dù mới bắt đầu buổi sáng bỗng nhiên mây kéo về ngày càng dày đặc, phủ kín bầu trời toàn thành phố tối đen như ban đêm. Nhà dân đồng loạt bật điện, các phương tiện giao thông phải bật đèn và di chuyển chậm lại. Nhưng hiện tượng này không kéo dài, đến 9 giờ 15, khi mưa tạnh, mây tan nhanh, trời quang đãng như bình thường.
Tại TP.Ninh Bình (tỉnh Ninh Bình), trong khoảng thời gian từ 7 giờ 55 đến 8 giờ 15 sáng qua, trời đang sáng đột nhiên tối sầm lại. Trên các tuyến phố, người tham gia giao thông phải bật đèn xe máy, xe ô tô mới có thể tiếp tục lưu thông an toàn. Nhà dân, công sở... đồng loạt bật điện xua bóng tối.
Cùng ngày từ khoảng 7 giờ 35, tại TP.Thanh Hóa (tỉnh Thanh Hóa) cũng xảy ra hiện tượng tương tự. Mây đen ùn ùn kéo đến, che lấp ánh sáng mặt trời khiến cả một khu vực rộng lớn chìm trong bóng tối. Sau đó, trời đổ mưa, lượng mưa tương đối lớn. Khoảng 8 giờ, mưa tạnh, mây tan, trời sáng trở lại.
Phó giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư Lê Thanh Hải cho biết hiện tượng giông tố, mây đen kéo đến bất ngờ khiến trời tối sầm còn được ghi nhận ở vùng ven biển từ Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định và Ninh Bình. Mây có mật độ lớn nhất khiến không gian chuyển trạng thái như ban đêm xảy ra ở TP.Hạ Long (Quảng Ninh). Nguyên nhân của hiện tượng này là do đang có đợt không khí lạnh tràn về khu vực này làm xuất hiện đường giông tố mạnh đẩy mây kéo đến dày đặc, di chuyển với tốc độ nhanh hơn che khuất gần như toàn bộ ánh sáng mặt trời. Thông thường sau đó, khu vực bị mây đen che phủ thường có mưa rào. Khi mưa tạnh, trời sẽ sáng trở lại.
Theo ông Lê Thanh Hải, hiện tượng thời tiết này hoàn toàn bình thường nhưng do diễn ra ngay đầu buổi sáng nên thu hút sự quan tâm, ngỡ ngàng với nhiều người. Trên thực tế, hiện tượng này từng xảy ra vào thời điểm chiều tối tại Hà Nội những năm trước đây. Ở các tỉnh miền Bắc do đang tác động của đợt không khí lạnh tăng cường từ biển vào nên hiện tượng này nhiều khả năng vẫn còn lặp lại trong tháng này. “Khi thấy xuất hiện tượng này, người dân cần chủ động phòng tránh, đề phòng có mưa đá, tạm dừng di chuyển trên đường hạn chế tai nạn”, ông Hải khuyến cáo.

Mưa đá, giông lốc bất thường
Những ngày đầu tháng 4, mưa đá liên tiếp xuất hiện ở miền núi phía bắc. Ở Cao Bằng, mưa đá xảy ra trong đêm 31.3 ở các huyện Trà Lĩnh, Hạ Lang, Hà Quảng và Trùng Khánh khiến 5 người bị thương, trên 4.800 ngôi nhà, trường học hư hỏng. Trận mưa đá này có diện rộng và cường độ mạnh nhất ở Cao Bằng trong 10 năm qua.
Còn tại Hà Giang, mưa đá xảy ra trong chiều 1.4 với những viên đá đường kính từ 3 - 5 cm rơi xuống các xã Thượng Phùng, Xín Cái, Sơn Vĩ, Pải Lùng và Pả Vi của H.Mèo Vạc gây thiệt hại tài sản, hoa màu gần nửa tỉ đồng.
Theo ông Lưu Minh Hải - Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Lào Cai, mưa đá, giông lốc trước đây vẫn xảy ra ở các tỉnh miền núi phía bắc khoảng tháng 3 - 4 hằng năm nhưng với phạm vi hẹp, cục bộ chứ không liên tục, quét thành vệt và trên diện rộng như những ngày qua.
P.Hậu - Thúy Hằng - Ngọc Minh - Đinh Dụng

No comments:

Post a Comment