Hiện trường vết nứt tại trụ T22 cầu Vĩnh Tu
Đó là khẳng định của Bộ Giao thông vận tải, trước việc các chuyên gia đang lên tiếng phản ánh về sự xuống cấp của cây cầu Vĩnh Tuy.
Nứt bê tông vẫn chưa nguy hiểm
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Hồng Trường – Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cho biết: “Đây là 1 cây cầu rất lớn, bắc qua sông Hồng, được đầu tư như một công trình rất hiện đại”.
Còn về việc công trình xuất hiện vết nứt thì theo nhận định của ông Trường thì vừa rồi có trụ cầu 22 bị nứt dọc, nhưng vết nứt này đã được phát hiện năm 2010. Hội đồng nghiệm thu nhà nước, công trình này do Hà Nội đầu tư, quản lý là Bộ xây dựng đã có nghiên cứu đánh giá, giao cho cơ quan chức năng tìm hiểu.
Còn về việc công trình xuất hiện vết nứt thì theo nhận định của ông Trường thì vừa rồi có trụ cầu 22 bị nứt dọc, nhưng vết nứt này đã được phát hiện năm 2010. Hội đồng nghiệm thu nhà nước, công trình này do Hà Nội đầu tư, quản lý là Bộ xây dựng đã có nghiên cứu đánh giá, giao cho cơ quan chức năng tìm hiểu.
Thế nhưng, ông Trường bày tỏ quan điểm: “Tuy nhiên, vết nứt này chưa ảnh hưởng đến quá trình khai thác và sử dụng cây cầu này”.
Còn giải pháp theo ông Trường thì có nhiều giải pháp. Đặc biệt, ông nhấn mạnh: “không nên vì 1 vết nứt mà quy rằng đây là cây cầu kém chất lượng”.
Bởi vì, ông biết được là cây cầu này xây dựng đúng quy trình, thiết kế đảm bảo quy trình quy phạm, thi công đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên nứt bê tông do nhiều nguyên nhân, không chỉ riêng cầu Vĩnh Tuy mà nhiều cây cầu khác hiện nay, đều phải nghiên cứu đưa ra nguyên nhân và giải quyết.
“Đó là vấn đề đặt ra các công trình đặt trên vùng đất yếu, nhiều chấn động và nhiều yếu tố khách quan khác, chứ không riêng 1 cây cầu”, ông Trường chia sẻ.
Chuyên gia lo lắng về độ an toàn
Trước đó, ngày 31/3/2014, ông Nguyễn Tuấn Bình, chuyên gia đại diện cho Công ty Tư vấn, triển khai công nghệ và xây dựng giao thông (Đại học GTVT), chia sẻ, hiện tại công việc kiểm định đã kết thúc với đầy đủ các công đoạn, từ kiểm định hiện trường, tới lấy mẫu thử trong phòng thí nghiệm và bằng nhiều phương pháp hiện đại khác nhau.
Hiện tại đã có báo cáo về kết quả kiểm định và được gửi tới Sở GTVT Hà Nội, Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng của Bộ Xây dựng.
“Hiện nay toàn bộ hồ sơ đã được gửi tới các cơ quan trên. Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng đã nhận báo cáo của chúng tôi dưới dạng hồ sơ bảo mật. Bây giờ đang ở bước đưa kết quả để các chuyên gia đóng góp ý kiến phản biện.” – Ông Nguyễn Tuấn Bình cho biết.
Bên cạnh đó, Chánh văn phòng Sở GTVT Hà Nội, ông Vũ Hà chia sẻ: “Hiện tại, các công tác kiểm tra, lấy mẫu ngoài hiện trường đã kết thúc, đơn vị kiểm định độc lập đang tác nghiệp trong phòng thí nghiệm của họ. Đồng thời, tổ tư vấn này cũng đang tổng hợp để ra báo cáo. Tuy nhiên, bằng phương pháp kiểm tra trực quan của các chuyên gia đều đã khẳng định không có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của trụ cầu”.
Thế nhưng, Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải (TEDI) lại cho rằng, rất có thể xuất hiện những sai sót mang tính liên hoàn, để lại nhiều nguy cơ.
Thế nhưng, Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải (TEDI) lại cho rằng, rất có thể xuất hiện những sai sót mang tính liên hoàn, để lại nhiều nguy cơ.
Một chuyên gia xin được giấu tên chia sẻ với phóng viên Báo Đất Việt: “Nếu như nứt tiếp các trụ cầu, thì bản thân cây cầu đã có quy luật rồi. Nếu tình cờ một trụ thì còn có thể nói do co ngót bê tông, do quá trình thi công, hoặc do kết cấu móng hay thế này thế khác. Nhưng cả ba trụ cùng nứt thì cần phải xem xét một cách hết sức cẩn thận.”
Tuy nhiên, chuyên gia này phân tích thêm: “Nếu như vết nứt này không phát triển tiếp thì còn có biện pháp để xử lý được, nhưng nếu nó phát triển tiếp và lan truyền theo quy luật, thì lúc đó, biện pháp để khắc phục sẽ là rất khó khăn”.
Theo Đất Việt
No comments:
Post a Comment