RFI-Thụy My-Thứ sáu 14 Tháng Ba 2014
Blogger Phạm Viết Đào tại một hội nghị về truyền thông xã hội, Hà Nội, 24/12/2012-REUTERS
Vụ xử blogger Phạm Viết Đào là vụ cuối cùng đối với các nhà bất
đồng chính kiến bị bắt trong năm 2013. Từ Thành phố Hồ Chí Minh, nhà
bình luận Phạm Chí Dũng nhận định :
Khác với Trương Duy Nhất và cũng khác nhiều với các blogger, Phạm Viết Đào là một trường hợp đặc biệt về vị thế. Được biết như một nhà văn, ông cũng đồng thời là một quan chức của Bộ Văn hóa Thông tin – cơ quan ông làm việc cho tới lúc về hưu và trước khi ông bị bắt bởi điều 258.
Nếu nhìn từ góc độ của cơ quan an ninh điều tra và tòa án, trường hợp Phạm Viết Đào có thể khá nhẹ nhàng so với Trương Duy Nhất. Bởi số lượng bài viết mà cơ quan an ninh điều tra trưng ra đối với Phạm Viết Đào chỉ có 2 bài, trong khi với Trương Duy Nhất là 12 bài.
Tuy cũng đề cập và chỉ trích một số trường hợp cá nhân lãnh đạo đảng và nhà nước, nhưng có vẻ như Phạm Viết Đào không thể hiện chính kiến theo cách “một góc nhìn khác” của Trương Duy Nhất. Nghe nói khá nhiều thông tin nhạy cảm mà blog của Phạm Viết Đào đăng tải là do ông lấy lại từ những nguồn tin không rõ ràng, chứ không phải ông nhận tin thực từ những nhân vật Y hay Z nào.
Nhưng đó cũng chính là vấn đề khó khăn nhất đối với Phạm Viết Đào, vì trong quá trình điều tra xét hỏi, cơ quan an ninh điều tra hẳn phải xoáy sâu vào câu chuyện “nguồn tin từ đâu?”, và “ai cung cấp cho anh tin tức này?”. Những chủ đề và chủ điểm nóng bỏng về vấn đề nhân sự của Hội nghị trung ương 7 vào tháng 5/2013 hẳn được khơi lại một cách đầy chủ ý.
Tuy vậy, dường như cơ quan an ninh điều tra đã không mấy thành công trong việc truy hỏi về nguồn tin đối với Phạm Viết Đào. Nếu không chứng minh được ông nhận tin nóng từ một cá nhân hoặc một tổ chức nào đó, đặc biệt là tổ chức và cá nhân đó lại nằm trong nội bộ, nhiều khả năng Phạm Viết Đào sẽ không bị quy tội “làm lộ bí mật nhà nước” hoặc nguy hiểm hơn nữa là tội danh “gián điệp”.
Hơn nữa, theo những thông tin ngoài lề, Phạm Viết Đào có thái độ “hợp tác” nhã nhặn hơn với cơ quan an ninh điều tra, chứ không như thái độ được coi là kiên cường của Trương Duy Nhất. Với thái độ “hợp tác” như vậy, khả năng Phạm Viết Đào sẽ rất hạn chế hoặc không viết nữa sau khi được tự do là có thể xảy ra. Do đó, xét từ góc nhìn của cơ quan ninh điều tra, ngành tòa án và của cả giới lãnh đạo chính trị đang muốn răn đe giới blogger bất đồng chính kiến, đó là yếu tố rất quan trọng để Phạm Viết Đào có thể được xem xét làm nhẹ khung hình phạt.
Trong trường hợp “giảm nhẹ” hoặc “khoan hồng” xảy ra, người ta mới xem xét đến một vài yếu tố khác về nhân thân và gia đình, trong đó cần kể đến hoàn cảnh “cha mẹ già yếu” của gia đình ông Phạm Viết Đào.
Điều cuối cùng là tuy mang mục đích răn đe, và có thể tăng nặng hình phạt để những blogger quen viết chỉ trích cá nhân lãnh đạo phải run sợ, nhưng bối cảnh hiện thời không cho phép Nhà nước Việt Nam nặng tay đối với các vụ việc liên quan đến điều 258.
Một ví dụ gần gũi nhất là mức án đối với blogger Trương Duy Nhất đã “chỉ” có 2 năm tù giam, trong khi trước đó một số dư luận lo ngại blogger này có thể chịu án đến trên 3 năm hoặc thậm chí tột khung là 7 năm.Và nếu những blogger như Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào bị bắt và bị đưa ra xét xử trong năm 2012 thì không biết chuyện gì xảy ra. Chúng ta cần nhớ lại là vào cuối năm 2012, hai blogger Điếu Cày và Tạ Phong Tần đã bị xử về điều 88 với mức án khủng khiếp: 12 năm và 10 năm tù giam.
Từ đó, có thể hy vọng mức án xử sơ thẩm ngày 19/3/2014 đối với blogger Phạm Viết Đào sẽ thuộc một trong hai khả năng:
Khả năng 1: Mức án bằng với thời gian tạm giam và được trả tự do tại tòa.
Khả năng 2: Vì tính răn đe nên vẫn có án khoảng 1 năm tù giam (bằng 1/2 án TDN), nghĩa là Phạm Viết Đào sẽ “nằm” thêm khoảng 3 tháng. Khả năng 2 có xác suất cao hơn so với khả năng 1.
Theo quan điểm cá nhân, tất nhiên tôi cho rằng ông Phạm Viết Đào không đáng phải nhận bất cứ mức án tù giam nào, và tôi mong muốn ông được trả tự do ngay tại tòa.
Như vậy với vụ xử Phạm Viết Đào, và một vài phiên xử liên quan đến tôn giáo sẽ được tổ chức sắp tới, về cơ bản ngành công an và tòa án Việt Nam đã “tất toán” các nhân vật bị cho “nhập kho” vào năm 2013, cũng có thể là kết thúc giai đoạn bắt bớ liên quan đến điều luật này.
Cũng cần nhớ lại rằng từ sau vụ bắt ba blogger Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào và Đinh Nhật Uy vào giữa năm 2013, cho đến nay chính quyền đã không tiến hành bắt thêm một blogger nào nhân danh điều 258, còn hai điều 88 và 79 càng không được đề cập đến. Cần lưu ý là cả ba điều khoản này đều bị cộng đồng và các tổ chức nhân quyền quốc tế lên án là “mơ hồ” và “bị lạm dụng”.
Tuy vậy, ở Việt Nam lại đang diễn ra xu hướng chuyển đổi tội danh từ các điều khoản “chính sự” 79, 88 và 258 trước đây sang những cáo buộc mang tính “dân sự”. Chẳng hạn như điều 245 về “cản trở giao thông” được Công an tỉnh Đồng Tháp “linh hoạt vận dụng” để khởi tố một dân oan đất đai và cũng là blogger tên là Bùi Hằng vào tháng 3/2014.
Có thể cho rằng từ nay đến năm 2015, cùng với lộ trình thực hiện các khuyến nghị về nhân quyền của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc và chờ đợi được tham gia vào Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), Nhà nước Việt Nam sẽ bước sang một giai đoạn mới, trở nên “thỏa hiệp” và “ôn hòa” hơn đôi chút. Bầu không khí dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam cũng vì thế sẽ “dễ thở” hơn.
Khác với Trương Duy Nhất và cũng khác nhiều với các blogger, Phạm Viết Đào là một trường hợp đặc biệt về vị thế. Được biết như một nhà văn, ông cũng đồng thời là một quan chức của Bộ Văn hóa Thông tin – cơ quan ông làm việc cho tới lúc về hưu và trước khi ông bị bắt bởi điều 258.
Nếu nhìn từ góc độ của cơ quan an ninh điều tra và tòa án, trường hợp Phạm Viết Đào có thể khá nhẹ nhàng so với Trương Duy Nhất. Bởi số lượng bài viết mà cơ quan an ninh điều tra trưng ra đối với Phạm Viết Đào chỉ có 2 bài, trong khi với Trương Duy Nhất là 12 bài.
Tuy cũng đề cập và chỉ trích một số trường hợp cá nhân lãnh đạo đảng và nhà nước, nhưng có vẻ như Phạm Viết Đào không thể hiện chính kiến theo cách “một góc nhìn khác” của Trương Duy Nhất. Nghe nói khá nhiều thông tin nhạy cảm mà blog của Phạm Viết Đào đăng tải là do ông lấy lại từ những nguồn tin không rõ ràng, chứ không phải ông nhận tin thực từ những nhân vật Y hay Z nào.
Nhưng đó cũng chính là vấn đề khó khăn nhất đối với Phạm Viết Đào, vì trong quá trình điều tra xét hỏi, cơ quan an ninh điều tra hẳn phải xoáy sâu vào câu chuyện “nguồn tin từ đâu?”, và “ai cung cấp cho anh tin tức này?”. Những chủ đề và chủ điểm nóng bỏng về vấn đề nhân sự của Hội nghị trung ương 7 vào tháng 5/2013 hẳn được khơi lại một cách đầy chủ ý.
Tuy vậy, dường như cơ quan an ninh điều tra đã không mấy thành công trong việc truy hỏi về nguồn tin đối với Phạm Viết Đào. Nếu không chứng minh được ông nhận tin nóng từ một cá nhân hoặc một tổ chức nào đó, đặc biệt là tổ chức và cá nhân đó lại nằm trong nội bộ, nhiều khả năng Phạm Viết Đào sẽ không bị quy tội “làm lộ bí mật nhà nước” hoặc nguy hiểm hơn nữa là tội danh “gián điệp”.
Hơn nữa, theo những thông tin ngoài lề, Phạm Viết Đào có thái độ “hợp tác” nhã nhặn hơn với cơ quan an ninh điều tra, chứ không như thái độ được coi là kiên cường của Trương Duy Nhất. Với thái độ “hợp tác” như vậy, khả năng Phạm Viết Đào sẽ rất hạn chế hoặc không viết nữa sau khi được tự do là có thể xảy ra. Do đó, xét từ góc nhìn của cơ quan ninh điều tra, ngành tòa án và của cả giới lãnh đạo chính trị đang muốn răn đe giới blogger bất đồng chính kiến, đó là yếu tố rất quan trọng để Phạm Viết Đào có thể được xem xét làm nhẹ khung hình phạt.
Trong trường hợp “giảm nhẹ” hoặc “khoan hồng” xảy ra, người ta mới xem xét đến một vài yếu tố khác về nhân thân và gia đình, trong đó cần kể đến hoàn cảnh “cha mẹ già yếu” của gia đình ông Phạm Viết Đào.
Điều cuối cùng là tuy mang mục đích răn đe, và có thể tăng nặng hình phạt để những blogger quen viết chỉ trích cá nhân lãnh đạo phải run sợ, nhưng bối cảnh hiện thời không cho phép Nhà nước Việt Nam nặng tay đối với các vụ việc liên quan đến điều 258.
Một ví dụ gần gũi nhất là mức án đối với blogger Trương Duy Nhất đã “chỉ” có 2 năm tù giam, trong khi trước đó một số dư luận lo ngại blogger này có thể chịu án đến trên 3 năm hoặc thậm chí tột khung là 7 năm.Và nếu những blogger như Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào bị bắt và bị đưa ra xét xử trong năm 2012 thì không biết chuyện gì xảy ra. Chúng ta cần nhớ lại là vào cuối năm 2012, hai blogger Điếu Cày và Tạ Phong Tần đã bị xử về điều 88 với mức án khủng khiếp: 12 năm và 10 năm tù giam.
Từ đó, có thể hy vọng mức án xử sơ thẩm ngày 19/3/2014 đối với blogger Phạm Viết Đào sẽ thuộc một trong hai khả năng:
Khả năng 1: Mức án bằng với thời gian tạm giam và được trả tự do tại tòa.
Khả năng 2: Vì tính răn đe nên vẫn có án khoảng 1 năm tù giam (bằng 1/2 án TDN), nghĩa là Phạm Viết Đào sẽ “nằm” thêm khoảng 3 tháng. Khả năng 2 có xác suất cao hơn so với khả năng 1.
Theo quan điểm cá nhân, tất nhiên tôi cho rằng ông Phạm Viết Đào không đáng phải nhận bất cứ mức án tù giam nào, và tôi mong muốn ông được trả tự do ngay tại tòa.
Như vậy với vụ xử Phạm Viết Đào, và một vài phiên xử liên quan đến tôn giáo sẽ được tổ chức sắp tới, về cơ bản ngành công an và tòa án Việt Nam đã “tất toán” các nhân vật bị cho “nhập kho” vào năm 2013, cũng có thể là kết thúc giai đoạn bắt bớ liên quan đến điều luật này.
Cũng cần nhớ lại rằng từ sau vụ bắt ba blogger Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào và Đinh Nhật Uy vào giữa năm 2013, cho đến nay chính quyền đã không tiến hành bắt thêm một blogger nào nhân danh điều 258, còn hai điều 88 và 79 càng không được đề cập đến. Cần lưu ý là cả ba điều khoản này đều bị cộng đồng và các tổ chức nhân quyền quốc tế lên án là “mơ hồ” và “bị lạm dụng”.
Tuy vậy, ở Việt Nam lại đang diễn ra xu hướng chuyển đổi tội danh từ các điều khoản “chính sự” 79, 88 và 258 trước đây sang những cáo buộc mang tính “dân sự”. Chẳng hạn như điều 245 về “cản trở giao thông” được Công an tỉnh Đồng Tháp “linh hoạt vận dụng” để khởi tố một dân oan đất đai và cũng là blogger tên là Bùi Hằng vào tháng 3/2014.
Có thể cho rằng từ nay đến năm 2015, cùng với lộ trình thực hiện các khuyến nghị về nhân quyền của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc và chờ đợi được tham gia vào Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), Nhà nước Việt Nam sẽ bước sang một giai đoạn mới, trở nên “thỏa hiệp” và “ôn hòa” hơn đôi chút. Bầu không khí dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam cũng vì thế sẽ “dễ thở” hơn.
No comments:
Post a Comment