Gia đình ông Nguyễn Văn Thụ (thôn Giao Quang, xã Đại Mỗ) hàng ngày phải leo qua tường ra vào.
Can thiệp vào hợp đồng thuê đất của một hộ dân với nhà chùa, chính quyền xã Đại Mỗ (Từ Liêm, Hà Nội) đã cưỡng chế cho xây tường bao vây nhà dân. Gây nghịch cảnh, hộ dân này hằng ngày phải ra vào bằng thang!
Trèo tường… giữa thủ đô
Theo phản ánh của ông Nguyễn Văn Thụ,
ngày 15.1 gia đình ông nhận được thông báo của UBND xã Đại Mỗ về việc tổ
chức cưỡng chế thi công khoanh vùng bảo vệ di tích chùa Giao Quang, yêu
cầu gia đình tự có trách nhiệm di chuyển tài sản, cây cối, hoa màu ra
khỏi vùng được bảo vệ.
Đến ngày 17.1, UBND xã Đại Mỗ đã tổ chức
cưỡng chế, di chuyển hoa màu, cây cối, xây dựng tường, bao quanh cả 2
căn nhà cấp 4 của gia đình ông. Từ đó đến nay, để ra vào gia đình ông
chỉ còn cách bắc thang trèo tường.
Theo tìm hiểu của PV, năm 2001 bố ông
Nguyễn Văn Thụ là ông Nguyễn Văn Thước có ký hợp đồng thuê quyền sử dụng
đất với chùa Giao Quang thuê một phần diện tích là 1.880m2, thời hạn
thuê là 20 năm để trồng cây ăn quả lâu năm.
Đến năm 2010, chùa Giao Quang được xếp
hạng di tích lịch sử văn hóa và nhà chùa đã ra thông báo hủy hợp đồng
thuê quyền sử dụng đất đã ký năm 2001. Tranh chấp giữa nhà chùa và hộ
dân bắt đầu căng thẳng từ đây.
Thay vì cần phải thực hiện thanh lý hợp
đồng thuê quyền sử dụng đất giữa nhà chùa và hộ dân ở tòa án, chính
quyền xã Đại Mỗ đã vào cuộc, tiến hành cưỡng chế.
Làm việc với PV, ông Nguyễn Minh Giảng -
Chủ tịch UBND xã Đại Mỗ - đã nêu quan điểm: “Nếu giải quyết như thế thì
20 năm cũng không làm xong được”.
Đánh giá về sự can thiệp của chính quyền
xã Đại Mỗ và quan hệ dân sự hy hữu này, luật sư Bùi Văn Quang – Văn
phòng luật sư Gia bảo, Đoàn luật sư Hà Nội - cho rằng: “Hợp đồng giữa
hai bên vẫn có hiệu lực mà hợp đồng này chưa được chùa Giao Quang và gia
đình nhà ông Thước thanh lý, nên phải được giải quyết tại tòa án, tránh
trường hợp khi cưỡng chế xong mất tài sản, mất vật chứng thì vụ án sẽ
không giải quyết được nữa”.
Ông Nguyễn Minh Giảng - Chủ tịch UBND xã Đại Mỗ.
Xã quy hoạch… thay thành phố
Trong khi tìm hiểu câu chuyện gia đình
ông Nguyễn Văn Thụ phải hàng ngày trèo tường ra vào, PV đã phát hiện
thêm một câu chuyện “hi hữu” khi UBND xã Đại Mỗ tự ý “quy hoạch” thêm
cho nhà chùa đến 1.247m2 đất.
Theo Quyết định số 138/2003/QĐ-UB ngày
27.10.2003 của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội ký năm 2003 về phê duyệt
quy hoạch chi tiết khu nhà ở xã Đại Mỗ (tỉ lệ 1/500) có nêu: “Ô 7.1 là
đất chùa Giao Quang, diện tích 2.976m2”.
Tuy nhiên, theo bản đồ khoanh vùng bảo
vệ di tích số 09438, được lập tháng 11.2007 mà ông Nguyễn Minh Giảng –
Chủ tịch UBND xã Đại Mỗ - đưa ra cho PV xem để chứng minh cho việc cưỡng
chế của UBND xã Đại Mỗ, thì đề rõ “diện tích đề nghị công nhận di tích
là 4.223m2”.
Khi PV hỏi tại sao lại là diện tích đề
nghị công nhận di tích lên tới con số 4.223m2, căn cứ vào đâu mà vẽ, rồi
đề nghị diện tích chênh lệch so với quyết định mà Chủ tịch thành phố Hà
Nội đã ký năm 2003, ông Giảng trả lời: “Căn cứ vào bản đồ khoanh vùng
và quyết định công nhận di tích kèm theo”.
Khi PV thắc mắc về việc tại sao diện
tích đất chênh lệch mà lại căn cứ như vậy, không có quyết định điều
chỉnh phần diện tích đất chùa, mà chỉ có quyết định công nhận di tích
văn hóa, thì ông Giảng nói lên gặp cơ quan chức năng về đất đai mà hỏi.
Trong khi đó, ở ngay trong bản đồ hiện
trạng, Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Từ Liêm do bà Nguyễn Thị Sơn –
Trưởng phòng ký, có ghi dòng chữ: “Xác nhận diện tích tại bản vẽ này đo
theo hiện trạng, theo chỉ dẫn của UBND xã”.
Như vậy, có thể khẳng định phần diện
tích dôi thêm là do xã Đại Mỗ đề xuất, Phòng Tài nguyên - Môi trường xác
nhận theo… Và thế thành câu chuyện xã Đại Mỗ đã làm “quy hoạch” thay
cho cả thành phố.
Không biết chính quyền xã căn cứ vào đâu
mà điều chỉnh phần diện tích đất? Việc quản lý đất đai nhập nhèm, tùy
hứng như ở xã Đại Mỗ sẽ còn dẫn đến khiếu kiện kéo dài và nghịch cảnh
bắc thang leo tường của người dân.
No comments:
Post a Comment