(GDVN) - Coi thường cảnh báo nguy hiểm chết người, nhiều người dân hàng ngày vẫn sinh sống và kinh doanh cạnh các trạm biến áp.
|
Việc vi phạm quy định an toàn hành lang bảo vệ của trạm biến áp khá phổ biến ở Hà Nội. Theo ghi nhận của phóng viên mức độ vi phạm nhiều nhất là khu phố cổ (Hoàn Kiếm, Hà Nội). |
|
Theo quy định an toàn hành lang bảo vệ trạm điện: Đối với các trạm điện lắp đặt trên cao (trạm treo) không có tường rào xây bao quanh, chiều rộng hành lang bảo vệ trạm được giới hạn bởi mặt phẳng bao quanh trạm có khoảng cách đến các bộ phận mang điện gần nhất của trạm được quy định với trạm điện áp 22 - 35 KV thì khoảng cách an toàn tương ứng 2 – 3m. (ảnh chụp trạm biến áp Hàng Lược). |
|
Tại trạm điện biến áp Hàng Điếu, người dân đã biến phần không gian phía dưới trạm là nơi kinh doanh hàng ngày. |
|
Việc vi phạm này nguy hiểm đến tính mạng chính những người dân nơi đây. (ảnh chụp tại phố Hàng Khoai). |
|
Do mật độ dân số tại khu phố cổ đông, hệ thống điện còn chằng chịt… việc người dân tận dụng từng mét đất để làm nơi sinh sống và buôn bán nhưng đang là những mối nguy hiểm khó lường. |
|
Hai cột điện của trạm biến áp Hàng Cá được người dân treo biển và biến thành một chiếc cổng vào quán cafe. |
|
Đặc biệt vào những ngày trời mưa, sự nguy hiểm từ rò rỉ, chập điện sẽ rất cao. |
|
“Cấm sờ! Có điện nguy hiểm chết người” – thông tin cảnh báo nguy hiểm trên trạm biến áp Hàng Bồ. Thế nhưng, nhiều người đâu có để ý, vẫn hàng ngày sinh sống và kinh doanh ở đây. |
|
Không chỉ phố cổ mà ở các quận, huyện ngoại thành thì việc vi phạm hành lang an toàn trạm điện vẫn xuất hiện nhiều. Tại trạm biến áp trên đường Hồ Tùng Mậu có người bán quán nước, người bán hàng ăn… hàng ngày. |
|
Chợ cóc cũng vây xung quanh trạm biến áp ở xã Phú Diễn (Từ Liêm, Hà Nội). |
|
Bên cạnh việc sử dụng diện tích xung quanh trạm biến áp để kinh doanh, nhiều người còn tận dụng dây cáp điện làm nơi phơi quần áo, treo lồng chim… |
No comments:
Post a Comment