Nhằm đảm bảo an toàn giao thông, giảm ùn tắc trên địa bàn, thành phố Hà Nội đã đầu tư nguồn kinh phí không nhỏ để xây dựng hầm bộ hành.
Hầm bộ hành được đưa vào khai thác nhưng vẫn chưa phát huy được hiệu quả
Tuy nhiên, theo kết quả kiểm tra quản lý, khai thác hầm đi bộ trên địa bàn thủ đô của Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải, nhiều hầm bộ hành vẫn chưa phát huy hiệu quả như mong muốn, gây lãng phí và bức xúc trong nhân dân.
Hoang vắng như... hầm bộ hành
Theo báo cáo của Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải, Hà Nội hiện có 17 hầm đi bộ (H1-H17) tại dự án xây dựng đường Vành đai III giai đoạn I đoạn Mai Dịch-Pháp Vân do Ban Quản lý dự án Thăng Long làm đại diện chủ đầu tư và đã bàn giao 14 hầm cho Công ty cổ phần công trình giao thông 2 Hà Nội quản lý và khai thác; 4 hầm đi bộ (H1-H4) ở dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 32 đoạn Cầu Diễn-Nhổn chưa thể bàn giao do đang xây dựng, hoàn thiện thi công nốt các hạng mục hoặc khắc phục, sửa chữa các hư hỏng kỹ thuật.
Ghi nhận của phóng viên Vietnam+, rất nhiều hầm đi bộ hiện nay, sau một thời gian dài đưa vào sử dụng, lượng người đi bộ chịu "chui" vào hầm vẫn rất khiêm tốn. Điều này bắt nguồn từ ý thức tự giác của người dân, nhưng cũng phải nói tới việc nhiều người sợ bị "hành ở trong hầm".
Đơn cử như hầm ký hiệu H15 hướng Mai Dịch-Pháp Vân dù được đã bàn giao nhưng không vận hành, khai thác, cửa khóa; vật liệu, đất đá đổ đầy ngoài cửa lối đi, cửa hầm không có vỉa hè, cỏ mọc um tùm xung quanh.
Thậm chí, trước cửa một số hầm bộ hành được trưng dụng làm nơi bán trà đá. Ghế nhựa, cốc chén, đồ đạc để ngổn ngang, chắn hết lối đi. Một người dân ở khu vực này cho biết: "Quán nước này mọc lên khá lâu, chắn ngang lối đi của người đi bộ mà vẫn không thấy bị xử lý..."
Trên đường Khuất Duy Tiến cũng có một đường hầm dành cho người đi bộ nhưng từ khi xây xong đến nay vẫn chưa đi vào hoạt động bởi lối đi trong hầm ngập nước. Hiện, chủ đầu tư đã khóa kín căn hầm này do không phát huy tác dụng. Dù đã được che chắn nhưng hầm này hiện đang trở thành nhà vệ sinh công cộng và là chỗ xả rác thải sinh hoạt.
Đánh giá về các hầm đã bàn giao khai thác, sử dụng, ông Trần Văn Trường, Phó Chánh Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải cho hay, trong các hầm đang khai thác, có 3 hầm đặt tại các vị trí có đông dân cư, có người dân đi lại nhiều (Hầm H3; H11, H13), các hầm còn lại ít có người dân đi qua (tại thời điểm kiểm tra không có người dân đi qua). Một số hầm còn có quán nước bên cạnh cửa hầm (H7, H3, H4); vỉa hè của 3 hầm bị hư hỏng, cỏ mọc um tùm (H9, H15, H17 hướng Linh Đàm- Mai Dịch)...
“Phần lớn trong hầm thông gió kém do theo thiết kế kỹ thuật chỉ có một quạt thông gió; ánh sáng thiếu đối với các hầm sử dụng đèn tuýp theo đúng thiết kế kỹ thuật; biển chỉ dẫn, thông báo ngoài hầm chưa thuận tiện để người dân nhận biết sử dụng đường hầm phục vụ đi lại...,” ông Trường nhìn nhận.
Hoang vắng như... hầm bộ hành
Theo báo cáo của Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải, Hà Nội hiện có 17 hầm đi bộ (H1-H17) tại dự án xây dựng đường Vành đai III giai đoạn I đoạn Mai Dịch-Pháp Vân do Ban Quản lý dự án Thăng Long làm đại diện chủ đầu tư và đã bàn giao 14 hầm cho Công ty cổ phần công trình giao thông 2 Hà Nội quản lý và khai thác; 4 hầm đi bộ (H1-H4) ở dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 32 đoạn Cầu Diễn-Nhổn chưa thể bàn giao do đang xây dựng, hoàn thiện thi công nốt các hạng mục hoặc khắc phục, sửa chữa các hư hỏng kỹ thuật.
Ghi nhận của phóng viên Vietnam+, rất nhiều hầm đi bộ hiện nay, sau một thời gian dài đưa vào sử dụng, lượng người đi bộ chịu "chui" vào hầm vẫn rất khiêm tốn. Điều này bắt nguồn từ ý thức tự giác của người dân, nhưng cũng phải nói tới việc nhiều người sợ bị "hành ở trong hầm".
Đơn cử như hầm ký hiệu H15 hướng Mai Dịch-Pháp Vân dù được đã bàn giao nhưng không vận hành, khai thác, cửa khóa; vật liệu, đất đá đổ đầy ngoài cửa lối đi, cửa hầm không có vỉa hè, cỏ mọc um tùm xung quanh.
Thậm chí, trước cửa một số hầm bộ hành được trưng dụng làm nơi bán trà đá. Ghế nhựa, cốc chén, đồ đạc để ngổn ngang, chắn hết lối đi. Một người dân ở khu vực này cho biết: "Quán nước này mọc lên khá lâu, chắn ngang lối đi của người đi bộ mà vẫn không thấy bị xử lý..."
Trên đường Khuất Duy Tiến cũng có một đường hầm dành cho người đi bộ nhưng từ khi xây xong đến nay vẫn chưa đi vào hoạt động bởi lối đi trong hầm ngập nước. Hiện, chủ đầu tư đã khóa kín căn hầm này do không phát huy tác dụng. Dù đã được che chắn nhưng hầm này hiện đang trở thành nhà vệ sinh công cộng và là chỗ xả rác thải sinh hoạt.
Đánh giá về các hầm đã bàn giao khai thác, sử dụng, ông Trần Văn Trường, Phó Chánh Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải cho hay, trong các hầm đang khai thác, có 3 hầm đặt tại các vị trí có đông dân cư, có người dân đi lại nhiều (Hầm H3; H11, H13), các hầm còn lại ít có người dân đi qua (tại thời điểm kiểm tra không có người dân đi qua). Một số hầm còn có quán nước bên cạnh cửa hầm (H7, H3, H4); vỉa hè của 3 hầm bị hư hỏng, cỏ mọc um tùm (H9, H15, H17 hướng Linh Đàm- Mai Dịch)...
“Phần lớn trong hầm thông gió kém do theo thiết kế kỹ thuật chỉ có một quạt thông gió; ánh sáng thiếu đối với các hầm sử dụng đèn tuýp theo đúng thiết kế kỹ thuật; biển chỉ dẫn, thông báo ngoài hầm chưa thuận tiện để người dân nhận biết sử dụng đường hầm phục vụ đi lại...,” ông Trường nhìn nhận.
Một số hầm bộ hành vẫn đang trong quá trình thi công, vật liệu, rác thải xây dựng để ngổn ngang. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+)
Trách nhiệm của ai?
Lý giải về việc chưa khai thác đồng bộ các hầm này, ông Trường cho rằng, hầm đi bộ chưa được bàn giao để đơn vị quản lý, khai thác do việc thi công các hầm đường bộ kéo dài (do chậm tiến độ), nhà thầu thi công không tổ chức bảo vệ, bơm hút nước, dọn vệ sinh khu vực công trình đang thi công; một số vị trí vỉa hè trước cửa đường hầm bị phá hỏng do các công trình thi công lân cận nên khó khăn cho việc đi lại để sử dụng đường hầm.
Theo đại diện Công ty cổ phần công trình giao thông 2 Hà Nội-đơn vị giao quản lý và khai thác các hầm đi bộ tại khu vực thành phố Hà Nội, hầm bộ hành được đầu tư xây dựng ở nhiều thời điểm khác nhau (3-7 tỷ đồng/hầm). Đến nay, nhiều hầm vẫn chưa được bàn giao để khai thác sử dụng vì thủ tục hoặc các hạ tầng kèm theo chưa xong. Cả hệ thống đường hoặc hầm phải hoàn thiện đồng bộ thì việc khai thác mới có hiệu quả.
Để các hầm bộ hành khi bàn giao, khai thác sử dụng phát huy công năng, phục vụ việc đi lại của nhân dân, Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đề nghị Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo Sở Giao thông Vận tải Hà Nội và các đơn vị liên quan khẩn trương thi công, hoàn thành 4 hầm (H1, H2, H3, H4) thuộc dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 32 đoạn Cầu Diễn-Nhổn để bàn giao đưa vào khai thác, sử dụng đồng thời xem xét trách nhiệm của Chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án, đơn vị thi công để chậm tiến độ, không bảo quản tốt công trình hầm đang thi công gây phản cảm, tạo dư luận không tốt cho ngành cũng như thành phố.
“Các đơn vị cần tổ chức khắc phục ngay sự cố hầm; sửa chữa, dọn dẹp vỉa hè dẫn đến cửa hầm đi bộ; lặp đặt thêm biển chỉ dẫn từ xa, biển báo có đèn sáng tại vị trí cửa các hầm trên địa bàn thành phố để dễ nhận biết, phục vụ việc đi lại của nhân dân,” báo cáo của Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải nêu rõ.
Đối với Ban Quản lý dự án Thăng Long, Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu đơn vị này đẩy nhanh tiến độ thi công 3 hầm còn lại thuộc dự án Vành đai III (Mai Dịch - Pháp Vân) để bàn giao, đưa vào khai thác sử dụng; kiểm tra lại thiết kế kỹ thuật hầm đi bộ, trường hợp không bảo đảm thông gió, ánh sáng trong đường hầm phải kịp thời khắc phục nhằm phục vụ tốt cho việc đi lại của nhân dân khi công trình đưa vào khai thác, sử dụng.
Lý giải về việc chưa khai thác đồng bộ các hầm này, ông Trường cho rằng, hầm đi bộ chưa được bàn giao để đơn vị quản lý, khai thác do việc thi công các hầm đường bộ kéo dài (do chậm tiến độ), nhà thầu thi công không tổ chức bảo vệ, bơm hút nước, dọn vệ sinh khu vực công trình đang thi công; một số vị trí vỉa hè trước cửa đường hầm bị phá hỏng do các công trình thi công lân cận nên khó khăn cho việc đi lại để sử dụng đường hầm.
Theo đại diện Công ty cổ phần công trình giao thông 2 Hà Nội-đơn vị giao quản lý và khai thác các hầm đi bộ tại khu vực thành phố Hà Nội, hầm bộ hành được đầu tư xây dựng ở nhiều thời điểm khác nhau (3-7 tỷ đồng/hầm). Đến nay, nhiều hầm vẫn chưa được bàn giao để khai thác sử dụng vì thủ tục hoặc các hạ tầng kèm theo chưa xong. Cả hệ thống đường hoặc hầm phải hoàn thiện đồng bộ thì việc khai thác mới có hiệu quả.
Để các hầm bộ hành khi bàn giao, khai thác sử dụng phát huy công năng, phục vụ việc đi lại của nhân dân, Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đề nghị Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo Sở Giao thông Vận tải Hà Nội và các đơn vị liên quan khẩn trương thi công, hoàn thành 4 hầm (H1, H2, H3, H4) thuộc dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 32 đoạn Cầu Diễn-Nhổn để bàn giao đưa vào khai thác, sử dụng đồng thời xem xét trách nhiệm của Chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án, đơn vị thi công để chậm tiến độ, không bảo quản tốt công trình hầm đang thi công gây phản cảm, tạo dư luận không tốt cho ngành cũng như thành phố.
“Các đơn vị cần tổ chức khắc phục ngay sự cố hầm; sửa chữa, dọn dẹp vỉa hè dẫn đến cửa hầm đi bộ; lặp đặt thêm biển chỉ dẫn từ xa, biển báo có đèn sáng tại vị trí cửa các hầm trên địa bàn thành phố để dễ nhận biết, phục vụ việc đi lại của nhân dân,” báo cáo của Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải nêu rõ.
Đối với Ban Quản lý dự án Thăng Long, Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu đơn vị này đẩy nhanh tiến độ thi công 3 hầm còn lại thuộc dự án Vành đai III (Mai Dịch - Pháp Vân) để bàn giao, đưa vào khai thác sử dụng; kiểm tra lại thiết kế kỹ thuật hầm đi bộ, trường hợp không bảo đảm thông gió, ánh sáng trong đường hầm phải kịp thời khắc phục nhằm phục vụ tốt cho việc đi lại của nhân dân khi công trình đưa vào khai thác, sử dụng.
No comments:
Post a Comment