Chúng ta đang ở vào đầu thế kỷ 21. Một lớp người đã đi qua chiến tranh, đói nghèo và tù ngục, lớp người hiện nay vẫn còn đang phải đấu tranh cho dân chủ và bình đẳng – một điều không luôn là dễ dàng. Trong những ngày tháng Tư mà người thì gọi là ngày giải phóng đất nước, người lại gọi là ngày Quốc hận, không biết sẽ còn những tù nhân lương tâm nào sẽ được ra khỏi chốn giam cầm từ nay cho đến ngày 30 tháng Tư.
Mai mốt ta về ta mua một con bò
Rồi ta sẽ đi, đi lên trên núi cao
Mai mốt ta về ta đóng cái quan tài
Rồi ta sẽ nhờ con bò kéo theo đằng sau
Khỏe re như con bò kéo xe
Khỏe re như con bò kéo xe
Đường xa mình ta vừa đi vừa ca hát
Rừng xanh nhìn ra ngàn hoa lừng thơm ngát
Đường xa mình ta vừa đi vừa ca hát
Buồn ơi chào mi lòng ta giờ tươi mát
Đón gió bát ngát
Ta ca vang vang từng khúc nhạc vàng…
Bài hát « Khỏe re như con bò kéo xe » do ông Nguyễn Hữu Cầu, được mệnh danh là « người tù thế kỷ » sáng tác và trình bày, toát lên tinh thần « lạc quan cách mạng » của một con người mà thời gian bị giam cầm còn lâu dài hơn cả lãnh tụ Nam Phi Nelson Mandela.
Người cựu đại úy địa phương quân trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa, sau khi chiến tranh chấm dứt năm 1975, đã bị đi cải tạo 6 năm. Được thả về năm 1981, ông chỉ sống tự do được có một năm thì bị bắt trở lại vì tố cáo quan chức địa phương tham nhũng, và ở tù suốt cho đến ngày 22/03/2014 mới được đặc xá.
Ba mươi tám năm trong tù, quãng thời gian quá dài của một đời người. Năm ngoái, cháu ông là Trần Phan Yến Nhi mới 14 tuổi đã viết một lá thư rất cảm động kêu oan cho ông, sau khi đi thăm nuôi và là lần đầu tiên được biết mặt ông nội mình. Cô bé viết :
« …Còn lại 5 phút ngắn ngủi ông nội ôm hôn cháu cùng với em trai 4 tuổi của cháu và nói với cháu rằng: Cháu về kêu oan cho ông nội, ông bị oan. Mấy mươi năm nay, bà cốc, bà cô, ông nội rồi cô và cha cháu đã kêu oan hơn 500 lá đơn rồi nhưng vẫn không có kết quả gì.
Thưa ông! Cháu được biết, trong những người kêu oan cho ông nội cháu có người đã ra đi mãi mãi, còn những người ở lại thì mỏi mòn chờ đợi kết quả từng ngày, từng giờ, từng phút, từng giây… nhưng vẫn chờ đợi trong tuyệt vọng, vì hơn 500 lá đơn ấy đã vào sọt rác… »
Nay thì ông đã được tự do, nhưng chị Anh Thư, con gái ông Nguyễn Hữu Cầu cho biết khi ông trở về chỉ còn có một cái răng, thị lực rất kém, nhưng hôm nay thì chiếc răng cuối cùng cũng không còn nữa.
Không kể đến số lượng đông đảo những quân nhân chế độ cũ bị bắt đi học tập cải tạo, thực chất là bị giam cầm, các trại giam sau năm 1975 tiếp nhận khá nhiều tù nhân lương tâm, những người bất đồng chính kiến.
Một người trong số đó, hòa thượng Thích Không Tánh, trụ trì chùa Liên Trì ở quận 2 Thành phố Hồ Chí Minh, ba lần vào tù, không thể nhớ chính xác những tội danh mà mình đã bị cáo buộc. Thuộc lớp những người tù đầu tiên, cuộc sống trong trại giam đối với ông hết sức khắc nghiệt. Chỉ có ý chí và quyết tâm mới có thể giúp ông vượt qua. Nhưng lòng kiên định cũng đã phải trả giá : hòa thượng Thích Không Tánh chỉ được trả tự do vào những giờ cuối cùng khi bản án kết thúc.
Không chỉ có những người có liên hệ với chế độ cũ, hay liên quan đến tôn giáo. Thời gian sau này thậm chí có cả các cán bộ nhà nước bất đồng chính kiến cũng có thể phải trả giá bằng tự do của chính mình. Một trường hợp đặc biệt gây nhiều tiếng vang là nhà báo Phạm Chí Dũng, từng là cán bộ ban Nội chính Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, không bao giờ nghĩ rằng có ngày mình phải vào tù.
Lớp người trẻ hơn nữa có Nguyễn Tiến Trung, cũng vừa được trả tự do cách đây mấy ngày. Người kỹ sư có bằng thạc sĩ chuyên ngành vi tính sau năm năm bị giam cầm trở thành lạc lõng với các loại điện thoại thông minh, phải làm quen trở lại với thế giới bên ngoài. Anh kể lại niềm vui khi được những người không quen biết đủ mọi lứa tuổi đến chúc mừng.
Chúng ta đang ở vào đầu thế kỷ 21. Một lớp người đã đi qua chiến tranh, đói nghèo và tù ngục, lớp người hiện nay vẫn còn đang phải đấu tranh cho dân chủ và bình đẳng – một điều không luôn là dễ dàng. Bà Aung San Suu Kyi, giải Nobel hòa bình cách đây vài hôm, khi đến Đức đã được cả Thủ tướng lẫn Tổng thống Đức tiếp kiến. Đàm đạo với bà Angela Merkel, nhà đối lập nổi tiếng của Miến Điện đã tâm sự, bà coi nước Đức không chỉ là hình mẫu của thành công về kinh tế, mà còn là tấm gương cho thành công về mặt hòa giải dân tộc.
Tổ chức Human Rights Watch khi hoan nghênh chính quyền Việt Nam trả tự do cho tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ cũng đã chỉ trích : « Lẽ ra tiến sĩ Vũ không thể bị kết án hay giam giữ, vì ông chỉ thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình ».
Giam giữ những người bất đồng chính kiến phải chăng là lợi bất cập hại ? Về câu hỏi này, tiến sĩ, nhà báo Phạm Chí Dũng nhận định là việc bắt giam gây phản tác dụng gần như 100%.
Cuối cùng, trong những ngày tháng Tư mà có người gọi là ngày giải phóng đất nước, người lại gọi là ngày quốc hận, không biết sẽ còn những tù nhân lương tâm nào sẽ được ra khỏi chốn giam cầm từ nay cho đến ngày 30 tháng Tư. Xin được kết thúc tạp chí xã hội hôm nay bằng phần cuối bài hát « Khỏe re như con bò kéo xe » của tù nhân thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu :
Dù đạn thù đã cướp mạng ông
Và đạn thù đã cướp mạng cha
Rồi đạn thù sẽ cướp mạng ta
Nhưng nhân danh những người tử tù
Ngồi chờ họng súng AK
Nhờ anh nói với mấy đứa con ta
Hãy nhớ lời Thiên Chúa
Hãy mở lòng nhân ra
Mà thứ tha cho những kẻ thù
Rồi ta sẽ đi, đi lên trên núi cao
Mai mốt ta về ta đóng cái quan tài
Rồi ta sẽ nhờ con bò kéo theo đằng sau
Khỏe re như con bò kéo xe
Khỏe re như con bò kéo xe
Đường xa mình ta vừa đi vừa ca hát
Rừng xanh nhìn ra ngàn hoa lừng thơm ngát
Đường xa mình ta vừa đi vừa ca hát
Buồn ơi chào mi lòng ta giờ tươi mát
Đón gió bát ngát
Ta ca vang vang từng khúc nhạc vàng…
Bài hát « Khỏe re như con bò kéo xe » do ông Nguyễn Hữu Cầu, được mệnh danh là « người tù thế kỷ » sáng tác và trình bày, toát lên tinh thần « lạc quan cách mạng » của một con người mà thời gian bị giam cầm còn lâu dài hơn cả lãnh tụ Nam Phi Nelson Mandela.
Người cựu đại úy địa phương quân trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa, sau khi chiến tranh chấm dứt năm 1975, đã bị đi cải tạo 6 năm. Được thả về năm 1981, ông chỉ sống tự do được có một năm thì bị bắt trở lại vì tố cáo quan chức địa phương tham nhũng, và ở tù suốt cho đến ngày 22/03/2014 mới được đặc xá.
Ba mươi tám năm trong tù, quãng thời gian quá dài của một đời người. Năm ngoái, cháu ông là Trần Phan Yến Nhi mới 14 tuổi đã viết một lá thư rất cảm động kêu oan cho ông, sau khi đi thăm nuôi và là lần đầu tiên được biết mặt ông nội mình. Cô bé viết :
« …Còn lại 5 phút ngắn ngủi ông nội ôm hôn cháu cùng với em trai 4 tuổi của cháu và nói với cháu rằng: Cháu về kêu oan cho ông nội, ông bị oan. Mấy mươi năm nay, bà cốc, bà cô, ông nội rồi cô và cha cháu đã kêu oan hơn 500 lá đơn rồi nhưng vẫn không có kết quả gì.
Thưa ông! Cháu được biết, trong những người kêu oan cho ông nội cháu có người đã ra đi mãi mãi, còn những người ở lại thì mỏi mòn chờ đợi kết quả từng ngày, từng giờ, từng phút, từng giây… nhưng vẫn chờ đợi trong tuyệt vọng, vì hơn 500 lá đơn ấy đã vào sọt rác… »
Nay thì ông đã được tự do, nhưng chị Anh Thư, con gái ông Nguyễn Hữu Cầu cho biết khi ông trở về chỉ còn có một cái răng, thị lực rất kém, nhưng hôm nay thì chiếc răng cuối cùng cũng không còn nữa.
Không kể đến số lượng đông đảo những quân nhân chế độ cũ bị bắt đi học tập cải tạo, thực chất là bị giam cầm, các trại giam sau năm 1975 tiếp nhận khá nhiều tù nhân lương tâm, những người bất đồng chính kiến.
Một người trong số đó, hòa thượng Thích Không Tánh, trụ trì chùa Liên Trì ở quận 2 Thành phố Hồ Chí Minh, ba lần vào tù, không thể nhớ chính xác những tội danh mà mình đã bị cáo buộc. Thuộc lớp những người tù đầu tiên, cuộc sống trong trại giam đối với ông hết sức khắc nghiệt. Chỉ có ý chí và quyết tâm mới có thể giúp ông vượt qua. Nhưng lòng kiên định cũng đã phải trả giá : hòa thượng Thích Không Tánh chỉ được trả tự do vào những giờ cuối cùng khi bản án kết thúc.
Không chỉ có những người có liên hệ với chế độ cũ, hay liên quan đến tôn giáo. Thời gian sau này thậm chí có cả các cán bộ nhà nước bất đồng chính kiến cũng có thể phải trả giá bằng tự do của chính mình. Một trường hợp đặc biệt gây nhiều tiếng vang là nhà báo Phạm Chí Dũng, từng là cán bộ ban Nội chính Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, không bao giờ nghĩ rằng có ngày mình phải vào tù.
Lớp người trẻ hơn nữa có Nguyễn Tiến Trung, cũng vừa được trả tự do cách đây mấy ngày. Người kỹ sư có bằng thạc sĩ chuyên ngành vi tính sau năm năm bị giam cầm trở thành lạc lõng với các loại điện thoại thông minh, phải làm quen trở lại với thế giới bên ngoài. Anh kể lại niềm vui khi được những người không quen biết đủ mọi lứa tuổi đến chúc mừng.
Chúng ta đang ở vào đầu thế kỷ 21. Một lớp người đã đi qua chiến tranh, đói nghèo và tù ngục, lớp người hiện nay vẫn còn đang phải đấu tranh cho dân chủ và bình đẳng – một điều không luôn là dễ dàng. Bà Aung San Suu Kyi, giải Nobel hòa bình cách đây vài hôm, khi đến Đức đã được cả Thủ tướng lẫn Tổng thống Đức tiếp kiến. Đàm đạo với bà Angela Merkel, nhà đối lập nổi tiếng của Miến Điện đã tâm sự, bà coi nước Đức không chỉ là hình mẫu của thành công về kinh tế, mà còn là tấm gương cho thành công về mặt hòa giải dân tộc.
Tổ chức Human Rights Watch khi hoan nghênh chính quyền Việt Nam trả tự do cho tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ cũng đã chỉ trích : « Lẽ ra tiến sĩ Vũ không thể bị kết án hay giam giữ, vì ông chỉ thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình ».
Giam giữ những người bất đồng chính kiến phải chăng là lợi bất cập hại ? Về câu hỏi này, tiến sĩ, nhà báo Phạm Chí Dũng nhận định là việc bắt giam gây phản tác dụng gần như 100%.
Cuối cùng, trong những ngày tháng Tư mà có người gọi là ngày giải phóng đất nước, người lại gọi là ngày quốc hận, không biết sẽ còn những tù nhân lương tâm nào sẽ được ra khỏi chốn giam cầm từ nay cho đến ngày 30 tháng Tư. Xin được kết thúc tạp chí xã hội hôm nay bằng phần cuối bài hát « Khỏe re như con bò kéo xe » của tù nhân thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu :
Dù đạn thù đã cướp mạng ông
Và đạn thù đã cướp mạng cha
Rồi đạn thù sẽ cướp mạng ta
Nhưng nhân danh những người tử tù
Ngồi chờ họng súng AK
Nhờ anh nói với mấy đứa con ta
Hãy nhớ lời Thiên Chúa
Hãy mở lòng nhân ra
Mà thứ tha cho những kẻ thù
No comments:
Post a Comment