Saturday, March 22, 2014

Nam Quan: Lịch sử là lịch sử! - Lữ Giang

Jacques Bénigne Bossuet đã từng nói: “Qui veut bien juger de l’avenir doit consulter les temps passés.” Ai muốn phán đoán đúng tương lai, phải tham khảo những thời gian đã qua. 

Mới ra khỏi nước chưa đến 40 năm, nhiều người Việt đã quên hết lịch sử Việt Nam, kể cả  Mỹ bán miến Nam cho Trung Quốc, và thường nhìn mọi biến cố theo cảm tính, tức theo ước muốn của mình. Khi biến cố Ukraina xảy ra, nhiều người tin tưởng rằng CSVN đang run sợ và sau Ukraina sẽ đến Việt Nam! Trong khi đó, hôm 25.2.2014, Tổng Thống Obama phê chuẩn thỏa thuận về hạt nhân giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, 30 tập đoàn kinh doanh Hoa Kỳ đã đến Việt Nam để tìm hiểu thị trường làm ăn và ngày 16.3.2014 tập đoàn Exxon Mobil của Mỹ xúc tiến kế hoạch đầu tư 20 tỷ USD vào Việt Nam.
Jacques Bénigne Bossuet đã từng nói: “Qui veut bien juger de l’avenir doit consulter les temps passés.” Ai muốn phán đoán đúng tương lai, phải tham khảo những thời gian đã qua.
GIA TÀI CỦA MẸ MỘT NƯỚC VIỆT BUỒN!
Trong bài ca “Gia tài của mẹ, Trịnh Công Sơn đã tóm lược lại lịch sử Việt Nam bằng mấy câu: Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu, Một trăm năm đô hộ giặc Tây, Hai mươi năm nội chiến từng ngày, Gia tài của mẹ, để lại cho con, Gia tài của mẹ, là nước Việt buồn…” Quả đúng như vậy.
Sử Việt Nam cho biết từ năm 207 trước CN đến năm 906 sau CN, Việt Nam bị Bắc thuộc đến bốn lần. Cho đến khi bị Pháp đô hộ, Việt Nam đã nô lệ Tàu khoảng 1000 năm. Trong những năm không bị Bắc thuộc, Việt Nam cũng phải giữ lễ, cứ ba năm nạp cống phẩm một lần và vua nào lên ngôi cũng đều phải sai sứ qua Tàu cầu phong và được vua Tàu gởi sứ sang phong Vương cho.
 Năm 1883, Việt – Pháp đã ký hiệp ước Quý Mùi, Việt Nam chịu nhận sự đô hộ của Pháp và trao quyền về ngoại giao cho Pháp. Đến năm 1884, Pháp – Việt lại ký hòa ước Giáp Thân, Việt Nam nhìn nhận sự bảo hộ Trung Kỳ và Bắc Kỳ của Pháp. Việt Nam Quốc Vương chỉ ấn”, tức ấn của nhà Thanh phong Vương cho vua Việt Nam, bị đem nấu chảy và phá hủy. Từ đó Việt Nam không còn phải triều cống và xin Tàu phong Vương nữa. Pháp thống trị Việt Nam 70 năm, sau đó giao lại cho Mỹ. Trong thời gian đó, Tàu không dám đụng đến Việt Nam. Ngày 29.3.1973 người lính Mỹ cuối cùng rút khỏi miền Nam sau khi Washington bán miền Nam cho Trung Quốc. Ngày 15.1.1974 Trung Quốc đem quân chiếm Hoàng Sa và nay tuyên bố chủ quyền trên cả Biển Đông!
Những nét đại cương về lịch sử này cho thấy, trong 2090 năm trong lịch sử, Tàu thường ăn hiếp Việt Nam. Chỉ có 60 năm đô hộ giặc Pháp (1884 – 1945) và 30 năm nội chiến từng ngày, Việt Nam mới thoát khỏi sự khống chế của Trung Quốc. Với khung cảnh lịch sử như vậy, chúng ta thử nhìn về cửa ải Nam Quan, cũng được gọi là Trấn Nam Quan, Mục Nam Quan hay Hữu Nghị Quan, trước và sau khi Pháp đến nó như thế nào.
NAM QUAN: "TRUNG NGOẠI NHẤT GIA"!
Trước năm 1975, không hề có sử sách nào của Việt Nam nói “Nam Quan của ta” cả. Nhưng ngày 10.11.2001, Bác sĩ Trần Đại Sỹ được Institut Franco Asiatique mời ra thuyết trình về việc Đảng CSVN cắt lãnh thổ và lãnh hải cho Trung Quốc, ông tuyên bố Nam Quan đã mất rồi và đưa ra bài thơ Trường hận Nam Quan” để khóc Nam Quan. Thế là từ đó nhiều người Việt ở hải ngoại đã khóc theo!
Tuy nhiên sau khi bài thuyết trình của ông được phổ biến, Institut Franco Asiatique cho biết đã nhận được trên 3.000 thư hoặc email gởi đến góp ý kiến hay phản đối. Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng ông Trần Đại Sỹ có kiến thức nhưng thích cường điệu và thiếu lương thiện. Chúng tôi cũng đã đưa ra nhiều sử liệu để bác bỏ quan điểm của ông Trần Đại Sỹ về ải Nam Quan. 
Nguyên hai chữ “Nam Quan” cũng đã đủ để chứng minh ải đó là ải của Tàu. Nếu đó là cổng biên giới của Việt Nam thì phải gọi là “Bắc Quan” chứ không thể gọi là “Nam Quan” được. Pháp cũng như Mỹ đã ghi lên bản đồ hành chánh cũng như quân sự tên của cửa ải đó là Porte de Chine”. Không lẽ “Porte de Chine” có nghĩa là “Nam Quan của ta”?
Qua nhiều cuộc tranh luận, kể cả xử dụng nón cối, hôm nay chúng tôi xin tóm lược lại vấn đề này một lần nữa để độc giả có thể thấy đây là vấn đề không còn phải tranh cãi.
Về phương diện lịch sử, sách Đại Nam Nhất Thống Chí” viết bằng chữ Hán do Quốc Sử Quán Triều Nguyễn biên soạn thời vua Tự Đức, đã viết rất rõ về ải Nam Quan như sau:
"Cửa [Nam Giao] này dựng từ năm Gia Tĩnh nhà Minh, đến năm Ung Chính thứ 3 nhà Thanh, án sát tỉnh Quảng Tây là Cam Nhữ Lai tu bổ lại; có tên nữa là "Đại Nam Quan", phía đông là một dải núi đất, phía tây là một dải núi đá, đều dựa theo chân núi xây gạch làm tường, gồm 119 trượng, cửa quan đặt ở giữa, có biển đề ba chữ "Trấn Nam quan", dựng từ năm Ung Chính thứ 6 triều Thanh, có một cửa, có khóa, chỉ khi nào có công việc của sứ bộ mới mở. Bên trên cửa có trùng đài, biển đề 4 chữ "Trung ngoại nhất gia", dựng từ năm Tân Sửu đời Càn Long nhà Thanh. Phía bắc cửa có Chiêu Đức đài, đằng sau đài có Đình tham đường (nhà dừng ngựa), của nước Thanh; phía nam có Ngưỡng Đức đài, của nước ta, bên tả bên hữu đài có hai dãy hành lang, mỗi khi sứ bộ đến cửa quan, thì dùng chỗ này làm nơi tạm nghỉ"
[Đại Nam Nhất Thống Chí, tập 4, trang 385, NXB Thuận Hóa năm 1997].
Như vậy theo sử của Triều Đình nhà Nguyễn, ải Nam Quan được Tàu xây từ đời Gia Tỉnh nhà Minh (1522 – 1567), đến thời Ung Chính nhà Thanh (1723 – 1736) được tu chỉnh lại và gọi tên là “Trấn Nam Quan”, qua thời Càn Long nhà Thanh (1736 – 1796) dựng thêm cái bảng “TRUNG NGOẠI NHẤT GIA” ở tầng trên. Không lẽ ải Nam Quan là của Việt Nam mà lại do Tàu xây và dựng bảng nói “Trung Ngoại nhất gia” (Trung Quốc và bên ngoài là cùng một nhà)?
Phải đọc thẳng vào sử liệu. Những gì trình bày trên vikipedia.org chỉ là khái niệm do một người tóm lược, có khi đúng có khi sai. Đó chỉ là information chứ không phải sử liệu.
AI GIỮ CỦA ẢI NAM QUAN?
Đại Nam Nhất Thống Chí cũng cho biết ải Nam Quan “có một cửa, có khóa, chỉ khi nào có công việc của sứ bộ mới mở.” Vậy ai là người canh giữ cửa quan này?
Sử Việt Nam có kể lại năm 1308 Mạc Đỉnh Chi đi sứ Trung Quốc, khi qua ải Nam Quan đã bị chận lại không cho qua vì đến trể hẹn. Sau đó quan Tàu bắt phải làm câu đối mới cho qua
Mạc Đĩnh Chi (1280 – 111346) quê ở Chí Linh, Hải Dương, đỗ Trạng nguyên khoa Giáp Thìn (1304), được sung chức Nội Thư Gia và bốn năm sau (1308) được cử cầm đầu một phái bộ sứ giả sang Trung Hoa, mừng Nguyên Vũ Tông lên ngôi. Ông người bên ngoài thấp bé, xấu xí, nhưng có một trí tuệ rất  sắc sảo và thông minh tuyệt vời.
Hôm đó, vì đường sá xa xôi và mưa gió, phái bộ của Mạc Đỉnh Chi đến cửa ải Nam Quan trễ mất một ngày, không đúng với ngày hẹn, nên viên qua Tàu giữ cửa làm khó dễ, không chịu mở cửa cho đi qua. Thấy sứ bộ Đại Việt cứ biện bạch mãi, viên quan phụ trách canh cửa ải đã thả từ trên lầu cao xuống một câu đối, bảo nếu đối được sẽ mở cửa. Câu đối có nội dung như sau:
"Quá quan trì, quan quan bế, nguyện quá khách quá quan."
(Tới cửa ải trễ, cửa quan đóng, mời khách qua đường cứ qua.)
Đây là một câu đối khá hóc búa, có đến 4 chữ quan và 3 chữ quá. Nhưng Mạc Đĩnh Chi nhanh trí, dùng mẹo để đối lại như sau:
"Tiên đối dị, đối đối nan, thỉnh Tiên sinh tiên đối."
(Ra câu đối dễ, đối câu đối khó, xin mời tiên sinh đối trước.)
Vế đối của ông có 4 chữ đối và 3 chữ tiênđúng với yêu cầu câu đối của viên quan Tàu đã ra. Quan Tàu rất phục, liền mở cửa ải để đoàn sứ bộ của Mạc Đĩnh Chi qua biên giới.
Khống lẻ “Nam Quan là của ta” mà khi sứ giả Việt Nam đi qua lại bị quan Tàu làm khó dễ sao?
PHÁP PHÁ SẬP ẢI NAM QUAN
Đầu năm 1885, Thiếu Tướng De Négrier đem quân đánh vào Lạng Sơn rồi tiến lên Đồng Đăng. Quân Tàu chạy về hai ngả, một phần qua cửa ải Nam Quan, còn một phần chạy lên Thất Khê cách Lạng Sơn khoảng 70km. Tướng De Négrier đuổi quân Tàu lên đến cửa Nam Quan, truyền phá sập ải Nam Quan rồi quay về giữ Lạng Sơn.
Nhưng sau đó quân Tàu trở lại đông hơn và ngày 22.3.1885 đã đánh bại quân Pháp ở Lạng Sơn. Tướng De Négrier bị thương ở Kỳ Lừa. Tháng 4 năm 1885, Trung – Pháp mở hội nghị đình chiến, quân Tàu rút khỏi Bắc Kỳ, sau đó Công Sứ Patenôtre và Lý Hồng Chương ký hiệp ước Thiên Tân ngày 6.9.1885, Pháp rút khỏi Cơ Long, Đài Loan và Bành Hồ, còn Tàu trao Bắc Kỳ lại cho Pháp những được phép giao thương buôn bán tự do.
TRUNG QUỐC BỊ TRÚNG KẾ
Theo điều 3 của hiệp ước Thiên Tân, 6 tháng sau khi ký hiệp ước này, phái đoàn của hai bên sẽ họp và ấn định biên giới Việt – Trung. Loạt bài Sur les frontières du Tonkin (Trên các biên giới của Bắc Kỳ) của Bác Sĩ Néis, người đi theo phái đoàn Pháp phụ trách việc ấn định biên giới Việt – Trung, đã cho chúng ta biết nhiều điều thú vị trong công việc khó khăn này. Chẳng hạn như chuyện Pháp làm thế nào để có thể buộc Tàu chấp nhận cột mốc trước ải Nam Quan nằm rất gần cửa ải.
Mặc dù quân Tàu đã rút về Trung Quốc, nhưng vùng trước ải Nam Quan kéo dài qua Đồng Đăng (cách cửa ải 3 km) cho đến phía bắc sông Kỳ Cùng (cách cửa ải 18 km), đều không có người Việt sinh sống. Dân ở vùng đó đều là các sắc tộc thiểu số của Tàu. Ông De St Chaffray, trưởng phái đoàn Pháp, tin rằng Tàu sẽ đòi lấy sông Kỳ Cùng, làm biên giới, nên nói với các nhân viên dười quyền:
“Chúng ta phải xem Đồng Đăng như thuộc về Bắc Kỳ, và, nếu phái đoàn Trung Hoa muốn đến ở thành phố này,  chúng ta phải tiếp đón họ như những người khách của chúng ta, nhường cho họ những nơi tốt nhất, nhưng phải cho họ biết họ đang ở trên đất chúng ta.”
“Nous devions regarder Dong-dang comme faisant partie du Tonkin, et, si les commissaires chinois désiraient venir habiter cette ville, nous voulions les recevoir comme nos hôtes, mettre en cette qualité les meilleurs logements à leur dispositions, mais le bien montrer qu’ils étaient chez nous).
Năm 1886, khi phái đoàn Pháp đến Nam Quan, một cổng Nam Quan mới đã được xây lại bằng đá đẽo để thay thế cổng cũ đã bị Tướng De Négrier phá sập năm 1885. Kiểu của cổng này cũng gióng kiểu các lầu canh của Vạn Lý Trường Thành, trên cổng có khắc ba chữ Trấn Nam Quan. Một cầu thang bằng đá nối từ cổng lên núi dài 377m. Năm 1953 Trung Quốc lại xây một cổng khác thay thế cổng cũ.
Đúng như ông De St Chaffray đã tiên đoàn, ra khỏi Đồng Đăng, phái đoàn đã thấy cờ nheo của Tàu cắm đầy trên các ngọn đồi. Khi phái đoàn đến, lính Tàu đứng hai bên đường phất cờ nheo chào. Vào cuộc họp, gặp ông Đặng Thừa Tu (Tseng-Tcheng-Siéou), Chủ tịch Ủy ban Trung Hoa, Pháp đánh phủ đầu ngay, đòi cắm cột mốc biên giới sát chân cổng Đại Nam Quan. Sau những cuộc tranh luận gay cấn, cuối cùng, phái đoàn Trung Hoa đồng ý cắm cột mốc biên giới chỉ cách chân ải Nam Quan 100m về phía nam.
NÓN CỐI KHÔNG LÀM THAY ĐỔI LỊCH SỬ
Biên Bản của Ủy Ban Phân Định Biên Giới Trung - Việt, phần phía Đông tỉnh Quảng Tây (Procès Verbal de la Commission d'Abornement de la Frontière Sino - Anamite, Section Est du Kouang Si) lập ngày 21.8.1891, được đính theo Hiệp Ước Thiên Tân ngày 26.6.1887, đã ghi rõ:
De Nam Quan à Bình Nhi, 1 ère borne: sur le chemin de Nam Quan à Dong Dang (à 100m au sud de la porte)”
(Từ Nam Quan đến Bình Nhi, cột mốc thứ nhất, trên đường từ Nam Quan đến Đồng Đăng (100m về phía nam của cổng)
Như vậy, tài liệu lịch sử cũng như văn kiện pháp lý đều xác định Nam Quan là của Tàu.
Đức Dalai Lama đã nói: History is history, and my statement will not change past history. (Lịch sử là lịch sử, và lời tuyên bố của tôi không làm thay đổi lịch sử đã qua được).
Dĩ nhiên, nón cối cũng không thể làm thay đổi lịch sử!
Ngày 20.3.2014
Lữ Giang
Nguồn:HNPĐ

No comments:

Post a Comment