Monday, July 7, 2014

PICS : Máy bay trực thăng quân sự Mi-171 rơi ở Hà Nội



Published on July 7, 2014   ·   No Comments
Những hình ảnh được cư dân mạng cập nhật. 
Thông tin lan truyền cho biết có 7 chiến sĩ đã tử vong.

Mi171-MAYBAY

Mi171-QUANSU1

Mi171-QUANSU2

Mi171-QUANSU3
Mi171-MAYBAY1

Mi171-MAYBAY2

Mi171-MAYBAY3

Mi171-MAYBAY5

Mi171-MAYBAY8

Theo nguồn tin riêng của PV, một chiếc máy bay MI – 171 của Việt Nam đã rơi trên địa bàn Hà Nội.
Máy bay rơi lúc 8h35 phút sáng nay, trên địa bàn xã Bình Yên, huyện Thạch Thất, Hà Nội, khu vực máy bay rơi giáp với đường cao tốc Láng – Hòa Lạc.
Sau khi rơi xuống, chiếc máy bay đã bốc cháy dữ dội. Lực lượng cứu hỏa, cứu thương… đã được điều động khẩn trương đến hiện trường vụ việc.
Theo nguồn tin của phóng viên, chiếc máy bay bị rơi là máy bay quân sự đang thực hiện nhiệm vụ.
Trao đổi với phóng viên lúc 8h45 phút, ông Nguyễn Mạnh Hồng – Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất cho biết đã chỉ đạo lực lượng cứu hộ cứu nạn, phòng cháy chữa cháy, y tế… tiếp cận hiện trường để tham gia cứu nạn.
Theo ông Nguyễn Doãn Hoàn, chủ tịch UBND huyện Thạch Thất, ngay sau khi xảy ra vụ tai nạn, lực lượng cứu hộ, cứu nạn, y tế trên địa bàn huyện và các đơn vị quân đội, công an tại khu vực lân cận đã nhanh chóng phong tỏa hiện trường để tiến hành cứu hộ, cứu nạn.
Theo thông tin ban đầu, máy bay của tổ bay huấn luyện của Quân chủng Phòng không Không quân Việt Nam. Thông tin cũng cho biết có một số người chết, vẫn chưa xác định được con số chính thức.
* Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thông tin vụ việc đến bạn đọc

tructhang

Mil Mi 171 là biến thể của Mi-17 được phát triển từ khung máy bay cơ bản của Mi-8, trang bị động cơ lớn hơn TV3-117MT, cánh quạt, và bộ phận truyền động của Mi-14, cùng với những cải tiến thân cho tải nặng. Sử dụng động cơ cho các điều kiện “nóng và cao” là loại kW 1545 (2070 shp) Isotov TV3-117VM. Phiên bản xuất khẩu gần đây sang Trung Quốc và Venezuela để sử dụng ở vùng núi cao dùng động cơ VK-2500 với hệ thống kiểm soát FADEC.
Mi-17 là tên gọi khi xuất khẩu; còn ở trong nước, Nga gọi nó là Mi-8MT. Có thể dễ dàng nhận ra Mi-17 bởi vì nó có đuôi cánh quạt ở phía cửa thay vì bên mạn phải, và lá chắn bụi trước cửa hút gió động cơ. Nắp chụp động cơ ngắn hơn so với TV2 trang bị cho Mi-8, không mở rộng xa tới buồng lái.
Số mô hình thực tế thay đổi tùy theo nhà sản xuất, loại động cơ, và các tùy chọn khác. Ví dụ, mười sáu chiếc mới được sản xuất ở nhà máy Ulan-Ude được sản xuất để chuyển giao cho Không quân Séc trong năm 2005 với động cơ -VM đã được gọi là Mi-171Sh, một sự phát triển của Mi-8AMTSh. Sửa đổi bao gồm một cánh cửa mới lớn ở phía bên phải, cải tiến bởi Không Quân Séc với thiết bị APU, tấm bảo vệ Kevlar xung quanh khu vực buồng lái và động cơ. Tám chiếc có một đoạn đường nối tải vào vị trí của các cửa ra vào vỏ sò bình thường, và sẽ tải một chiếc xe lên đến kích thước của một chiếc SUV.
Vào tháng 10 năm 2007 trang web defense-aerospace.com cho biết chính phủ Ả Rập Saudi đã kí hợp đồng mua 150 chiếc Mil Mi-35 và Mi-17 với tổng giá trị 2,2 tỉ USD.
Vào tháng 5 năm 2008, một bản cấp phép sản xuất Mi-17 đã bắt đầu có hiệu lực ở Trung Quốc với sự hợp tác giữa nhà máy trực thăng Nhà máy sản xuất trực thăng Mil Moskva JSC và nhà máy Công ty Hữu hạn Trực thăng cơ Tứ Xuyên Lam Thiên.
Công ty Hữu hạn Trực thăng cơ Tứ Xuyên Lam Thiên ở Thành Đô. Nhà máy đã sản xuất 20 máy bay vào năm 2008, sử dụng công nghệ của nhà máy Ulan-Ude. Nhà máy đạt chỉ tiêu sản xuất 80 máy bay một năm. Các biến thể được sản xuất bởi nhà máy Lam Thiên bao gồm Mi-171, Mi-17V5 và Mi17V7.
Theo Nguyễn Thanh An

No comments:

Post a Comment