05/04/2014 - 09:51
Mặc dù chung cư được coi là không gian sống văn minh, hiện đại, song thực tế rất nhiều nơi cư dân phải vật lộn với các dịch vụ tại tòa nhà như nộp phí cao, buộc phải dùng dịch vụ độc quyền. Thậm chí sống trong cảnh thấm nước khi mưa, hỏa hoạn bất cứ khi nào vì thiết bị hỏng hay phải đi bộ cả chục tầng vì thang máy ngừng hoạt động…
Nước ngập lênh láng tại nơi gửi xe chung cư 4F
Chung cư 4F, khu đô thị Trung Yên, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, cao 17 tầng, song đã 1 tháng nay, hệ thống thang máy hư hỏng không thể hoạt động. Chẳng cứ thanh niên mà người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang bầu cũng kẽo kẹt dốc sức leo cầu thang mười mấy tầng rồi lại vã mồ hôi để xuống mặt đất. Họ bảo nhau nếu để giữ sức sống thì làm gì, mua gì cũng phải tính toán chỉ phải đi lại 1-2 lần trong ngày nếu không có thể đột quỵ ngay giữa cầu thang. Chuyện thật mà như đùa ấy đã diễn ra nhiều ngày, dù hàng tháng các cư dân vẫn đóng tiền phí dịch vụ đầy đủ và liên tục phản ánh, đề nghị được giải quyết. Cuối cùng ngày 4/4, đại diện công ty TNHH MTV Quản lý và phát triển nhà Hà Nội cùng với đại diện Ban quản trị chung cư 4F đã có buổi họp để giải đáp một số kiến nghị của cư dân tại toà nhà 4F. Tuy nhiên, việc sửa chữa thang máy vẫn còn phải chờ sau khi họp bàn với người dân vào ngày 7/4. Ông Chữ Văn Tráng, Phó Giám đốc Xí nghiệp Quản lý dịch vụ khai thác khu Đô thị, cho biết trên báo Lao Động, dù có họp xong cũng phải chờ ngày 15/4 mới có báo giá cụ thể để ban quản trị quyết. Nghĩa là sau 2 tháng đi bộ người dân cũng chưa biết bao giờ được “tái ngộ” với cái thang máy.
Trong khi ở nước ngoài, với những khu chung cư cao cấp thì căn hộ càng ở tầng cao lại càng đắt giá, thì ở Việt Nam, người ở thường né mua nhà trên cao. Tâm lý này cũng là dễ hiểu khi xảy ra những sự cố như ở tòa nhà 4F Trung Yên này, hay những vụ hỏa hoạn xảy ra ở các khu chung cư cao tầng trong bối cảnh hệ thống cứu hỏa của thành phố chưa thể “leo cao”.
Mà chẳng riêng gì chuyện tháng máy, chuyện chống thấm, chống ngập cũng là nỗi lo canh cánh của nhiều dân chung cư. Ngay như ở chung cư 4F, mỗi khi mưa to là bảo vệ liên tục phải dùng xô, chổi để đẩy nước ra ngoài tránh ngập nặng trong nhà xe. Hay câu chuyện những hầm xe chìm nghỉm trong nước trong trận Hà Nội ngập năm nào cũng khiến cho nhiều người phải tháo chạy khỏi cuộc sống chung cư. Đến như những tòa nhà cao cấp cũng không thoát khỏi những vấn nạn này. Báo Người Đưa Tin cho biết, chất lượng dịch vụ và nhiều cơ sở vật chất tại tại chung cư The Manor hoàn toàn “lộn chiều” với cái danh hiệu tòa nhà hiện đại nhất Việt Nam. Dù trong 7 năm qua, người dân vẫn đóng phí đầy đủ cho chủ đầu tư Bitexco và đơn vị chịu trách nhiệm việc bảo trì, bảo dưỡng là công ty quản lý Bình Minh Thăng Long. Tuy nhiên, hiện tại hệ thống máy móc của tòa nhà này đã xuống cấp khá nghiêm trọng. Hệ thống thang máy của tòa nhà đã bị tổn hại; hệ thống nước thải, báo cháy, bơm nước sạch… cũng rơi vào tình trạng xuống cấp, hư hỏng; 308/368 đèn cứu hỏa (tính hồi tháng 8/2013) không hoạt động; thiết bị cứu hỏa tại 21 thang máy của tòa nhà cũng chỉ được lắp đặt vào tháng 8/2013 sau 7 năm vận hành…
Chưa hết, người dân còn đau đầu với nạn độc quyền gas, dịch vụ viễn thông… khi nhiều chung cư còn chỉ đích danh duy nhất một hãng được phép hoạt động. Không phải lo đối thủ tranh giành, khách hàng có kêu cũng không được gì, các đơn vị cung ứng tiếp tục ung dung tận thu mà không lo bị phạt. Rồi những vụ việc chưa thể thống nhất giữa người mua căn hộ với đơn vị quản lý về mức phí dịch vụ khiến hoạt động tại nhiều chung cư như CT4A Bắc Linh Đàm, hay việc tăng hàng loạt giá dịch vụ ăn theo chung cư tăng giá… xảy ra khá đều đặn, thường xuyên mà chưa thấy được giải quyết ổn thỏa.
Trên thực tế, vẫn có nhiều chung cư giành được điểm với khách hàng nhờ dịch vụ quản lý, chăm sóc chuyên nghiệp, tuy nhiên, hầu hết lại nằm trong tay các nhà đầu tư ngoại. Phú Mỹ Hưng hay Ciputra là ví dụ điển hình. Bên cạnh việc tiếp nhận, và xử lý thông tin trực tiếp qua văn phòng mà những tòa nhà này còn có sinh hoạt cộng đồng trên trang web, người dân có thể cập nhật thông tin thường xuyên trên chính trang web này. Chính vì thế, trong khi thị trường BĐS trầm lắng, giá căn hộ ở đây vẫn có thể giữ được ở mức cao mà không lo “ế”. Sự chênh lệch giữa hai bức tranh này tất yếu sẽ dẫn đến giảm sức cạnh tranh của các khu đô thị Việt Nam và hàng phế phẩm sẽ phải chấp nhận lui vào trong hậu trường.
Vĩ Thanh
05/04/2014 - 09:51
Mặc dù chung cư được coi là không gian sống văn minh, hiện đại, song thực tế rất nhiều nơi cư dân phải vật lộn với các dịch vụ tại tòa nhà như nộp phí cao, buộc phải dùng dịch vụ độc quyền. Thậm chí sống trong cảnh thấm nước khi mưa, hỏa hoạn bất cứ khi nào vì thiết bị hỏng hay phải đi bộ cả chục tầng vì thang máy ngừng hoạt động…
Nước ngập lênh láng tại nơi gửi xe chung cư 4F
Chung cư 4F, khu đô thị Trung Yên, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, cao 17 tầng, song đã 1 tháng nay, hệ thống thang máy hư hỏng không thể hoạt động. Chẳng cứ thanh niên mà người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang bầu cũng kẽo kẹt dốc sức leo cầu thang mười mấy tầng rồi lại vã mồ hôi để xuống mặt đất. Họ bảo nhau nếu để giữ sức sống thì làm gì, mua gì cũng phải tính toán chỉ phải đi lại 1-2 lần trong ngày nếu không có thể đột quỵ ngay giữa cầu thang. Chuyện thật mà như đùa ấy đã diễn ra nhiều ngày, dù hàng tháng các cư dân vẫn đóng tiền phí dịch vụ đầy đủ và liên tục phản ánh, đề nghị được giải quyết. Cuối cùng ngày 4/4, đại diện công ty TNHH MTV Quản lý và phát triển nhà Hà Nội cùng với đại diện Ban quản trị chung cư 4F đã có buổi họp để giải đáp một số kiến nghị của cư dân tại toà nhà 4F. Tuy nhiên, việc sửa chữa thang máy vẫn còn phải chờ sau khi họp bàn với người dân vào ngày 7/4. Ông Chữ Văn Tráng, Phó Giám đốc Xí nghiệp Quản lý dịch vụ khai thác khu Đô thị, cho biết trên báo Lao Động, dù có họp xong cũng phải chờ ngày 15/4 mới có báo giá cụ thể để ban quản trị quyết. Nghĩa là sau 2 tháng đi bộ người dân cũng chưa biết bao giờ được “tái ngộ” với cái thang máy.
Trong khi ở nước ngoài, với những khu chung cư cao cấp thì căn hộ càng ở tầng cao lại càng đắt giá, thì ở Việt Nam, người ở thường né mua nhà trên cao. Tâm lý này cũng là dễ hiểu khi xảy ra những sự cố như ở tòa nhà 4F Trung Yên này, hay những vụ hỏa hoạn xảy ra ở các khu chung cư cao tầng trong bối cảnh hệ thống cứu hỏa của thành phố chưa thể “leo cao”.
Mà chẳng riêng gì chuyện tháng máy, chuyện chống thấm, chống ngập cũng là nỗi lo canh cánh của nhiều dân chung cư. Ngay như ở chung cư 4F, mỗi khi mưa to là bảo vệ liên tục phải dùng xô, chổi để đẩy nước ra ngoài tránh ngập nặng trong nhà xe. Hay câu chuyện những hầm xe chìm nghỉm trong nước trong trận Hà Nội ngập năm nào cũng khiến cho nhiều người phải tháo chạy khỏi cuộc sống chung cư. Đến như những tòa nhà cao cấp cũng không thoát khỏi những vấn nạn này. Báo Người Đưa Tin cho biết, chất lượng dịch vụ và nhiều cơ sở vật chất tại tại chung cư The Manor hoàn toàn “lộn chiều” với cái danh hiệu tòa nhà hiện đại nhất Việt Nam. Dù trong 7 năm qua, người dân vẫn đóng phí đầy đủ cho chủ đầu tư Bitexco và đơn vị chịu trách nhiệm việc bảo trì, bảo dưỡng là công ty quản lý Bình Minh Thăng Long. Tuy nhiên, hiện tại hệ thống máy móc của tòa nhà này đã xuống cấp khá nghiêm trọng. Hệ thống thang máy của tòa nhà đã bị tổn hại; hệ thống nước thải, báo cháy, bơm nước sạch… cũng rơi vào tình trạng xuống cấp, hư hỏng; 308/368 đèn cứu hỏa (tính hồi tháng 8/2013) không hoạt động; thiết bị cứu hỏa tại 21 thang máy của tòa nhà cũng chỉ được lắp đặt vào tháng 8/2013 sau 7 năm vận hành…
Chưa hết, người dân còn đau đầu với nạn độc quyền gas, dịch vụ viễn thông… khi nhiều chung cư còn chỉ đích danh duy nhất một hãng được phép hoạt động. Không phải lo đối thủ tranh giành, khách hàng có kêu cũng không được gì, các đơn vị cung ứng tiếp tục ung dung tận thu mà không lo bị phạt. Rồi những vụ việc chưa thể thống nhất giữa người mua căn hộ với đơn vị quản lý về mức phí dịch vụ khiến hoạt động tại nhiều chung cư như CT4A Bắc Linh Đàm, hay việc tăng hàng loạt giá dịch vụ ăn theo chung cư tăng giá… xảy ra khá đều đặn, thường xuyên mà chưa thấy được giải quyết ổn thỏa.
Trên thực tế, vẫn có nhiều chung cư giành được điểm với khách hàng nhờ dịch vụ quản lý, chăm sóc chuyên nghiệp, tuy nhiên, hầu hết lại nằm trong tay các nhà đầu tư ngoại. Phú Mỹ Hưng hay Ciputra là ví dụ điển hình. Bên cạnh việc tiếp nhận, và xử lý thông tin trực tiếp qua văn phòng mà những tòa nhà này còn có sinh hoạt cộng đồng trên trang web, người dân có thể cập nhật thông tin thường xuyên trên chính trang web này. Chính vì thế, trong khi thị trường BĐS trầm lắng, giá căn hộ ở đây vẫn có thể giữ được ở mức cao mà không lo “ế”. Sự chênh lệch giữa hai bức tranh này tất yếu sẽ dẫn đến giảm sức cạnh tranh của các khu đô thị Việt Nam và hàng phế phẩm sẽ phải chấp nhận lui vào trong hậu trường.
Vĩ Thanh
No comments:
Post a Comment