Đồng thời, ông Thường Vạn Toàn cũng nhấn mạnh : Chủ quyền của Trung Quốc đối với các nơi đang có tranh chấp là rõ ràng, « không thể tranh cãi » và Bắc Kinh « sẽ không bao giờ nhượng bộ về điểm này », nhưng Trung Quốc sẵn sàng giải quyết một cách hòa bình các xung đột với « các nước liên quan ».
Lãnh đạo quân đội Trung Quốc đưa ra phát biểu trên đây sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, hôm Chủ nhật tại Tokyo đã nêu ra trường hợp Nga sáp nhập Crimée, để cảnh báo Trung Quốc không nên có bất kỳ hành động đơn phương nào nhằm giải quyết các tranh chấp lãnh thổ, hàm ý nói đến tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc về vùng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Tháng 11 năm ngoái, Trung Quốc đã đơn phương áp đặt vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông, bao gồm cả không phận vùng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, đang do Nhật Bản quản lý. Nhiều nước trong khu vực và Hoa Kỳ đã phản đối hành động này. Theo Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel, các nước có quyền thiết lập vùng nhận dạng phòng không, nhưng đơn phương tuyên bố thành lập vùng phòng không mà không tham khảo các nước liên quan, thì có thể dẫn đến những hiểu nhầm và « gây ra xung đột nguy hiểm ».
Tại Biển Đông, Trung Quốc có tranh chấp chủ quyền với Việt Nam, Philippines, Malayasia, Brunei và Đài Loan.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhắc lại là Washington không đứng về bên nào trong các tranh chấp lãnh thổ và muốn các bên liên quan tìm kiếm một giải pháp hòa bình. Đồng thời, ông cũng nhấn mạnh, Philippines, Nhật Bản là hai đồng minh lâu đời của Mỹ và Washington đã ký các hiệp định an ninh quốc phòng với hai nước này.
Trong ngày hôm nay, ông Chuck Hagel tới nói chuyện tại Đại học Quốc phòng Trung Quốc. Theo một số quan chức thành viên phái đoàn Mỹ, nhân dịp này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ kêu gọi Trung Quốc mở rộng đối thoại về chiến tranh tin học và các chủ đề nhậy cảm khác, để tránh xẩy ra các cuộc khủng hoảng giữa hai cường quốc.
Cho đến nay, Washington và Bắc Kinh vẫn bất đồng trong các hồ sơ về tranh chấp lãnh thổ Trung Quốc và nước trong khu vực Châu Á, về mối đe dọa đến từ Bắc Triều Tiên, về hoạt động tin tặc và tình báo công nghiệp.
Phía Mỹ cho biết sẽ cố gắng minh bạch hóa những vấn đề này và thúc đẩy Trung Quốc có những hành động tương tự.
Lãnh đạo quân đội Trung Quốc đưa ra phát biểu trên đây sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, hôm Chủ nhật tại Tokyo đã nêu ra trường hợp Nga sáp nhập Crimée, để cảnh báo Trung Quốc không nên có bất kỳ hành động đơn phương nào nhằm giải quyết các tranh chấp lãnh thổ, hàm ý nói đến tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc về vùng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Tháng 11 năm ngoái, Trung Quốc đã đơn phương áp đặt vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông, bao gồm cả không phận vùng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, đang do Nhật Bản quản lý. Nhiều nước trong khu vực và Hoa Kỳ đã phản đối hành động này. Theo Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel, các nước có quyền thiết lập vùng nhận dạng phòng không, nhưng đơn phương tuyên bố thành lập vùng phòng không mà không tham khảo các nước liên quan, thì có thể dẫn đến những hiểu nhầm và « gây ra xung đột nguy hiểm ».
Tại Biển Đông, Trung Quốc có tranh chấp chủ quyền với Việt Nam, Philippines, Malayasia, Brunei và Đài Loan.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhắc lại là Washington không đứng về bên nào trong các tranh chấp lãnh thổ và muốn các bên liên quan tìm kiếm một giải pháp hòa bình. Đồng thời, ông cũng nhấn mạnh, Philippines, Nhật Bản là hai đồng minh lâu đời của Mỹ và Washington đã ký các hiệp định an ninh quốc phòng với hai nước này.
Trong ngày hôm nay, ông Chuck Hagel tới nói chuyện tại Đại học Quốc phòng Trung Quốc. Theo một số quan chức thành viên phái đoàn Mỹ, nhân dịp này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ kêu gọi Trung Quốc mở rộng đối thoại về chiến tranh tin học và các chủ đề nhậy cảm khác, để tránh xẩy ra các cuộc khủng hoảng giữa hai cường quốc.
Cho đến nay, Washington và Bắc Kinh vẫn bất đồng trong các hồ sơ về tranh chấp lãnh thổ Trung Quốc và nước trong khu vực Châu Á, về mối đe dọa đến từ Bắc Triều Tiên, về hoạt động tin tặc và tình báo công nghiệp.
Phía Mỹ cho biết sẽ cố gắng minh bạch hóa những vấn đề này và thúc đẩy Trung Quốc có những hành động tương tự.
No comments:
Post a Comment