Trong cuộc họp báo thường kỳ tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã lập lại các luận điệu cũ, và lên tiếng thúc giục Philippines « chấm dứt việc làm sai trái» trong vấn đề tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông.
Theo ông Hồng Lỗi, Trung Quốc sẽ không bao giờ chấp nhận hành động đơn phương của Philippines, cũng như sẽ không ra trình diện trước tòa án trọng tài quốc tế. Phát ngôn viên này nhấn mạnh rằng lập trường của Trung Quốc phù hợp với luật pháp quốc tế.
Trong phát biểu vào hôm qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng Philippines cần phải có nhận thức đầy đủ về tính chất phức tạp và nhạy cảm trong cuộc tranh chấp tại Biển Đông, và sớm quay về với hướng đi đúng đắn - tức là đàm phán tay đôi với Trung Quốc - để tránh gây tổn hại hơn nữa cho quan hệ song phương. Đối với ông Hồng Lỗi, Trung Quốc luôn quyết tâm bảo vệ chủ quyền và sư toàn vẹn lãnh thổ của mình.
Trung Quốc hiện đòi chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông, các đòi hỏi được Bắc Kinh minh họa trong tấm bản đồ 9 đường gián đoạn, được gọi nôm na là đường lưỡi bò. Trong bối cảnh yêu sách của Trung Quốc chồng lấn với tuyên bố chủ quyền của các láng giềng như Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei, Bắc Kinh đã không ngần ngại dùng sức mạnh để áp đặt yêu sách của mình.
Chính việc Trung Quốc mặc nhiên xua tàu giành lấy quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines vào tháng 4 năm 2012, là một trong những nguyên nhân thúc đẩy Manila quyết định đưa vụ tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông ra tòa án quốc tế và tháng Giêng năm 2013.
Philippines đã kiên trì theo đuổi vụ kiện này, bất chấp các thủ đoạn gây áp lực từ phía Trung Quốc để đòi Manila rút lại đơn kiện, mà lời đả kích hôm qua là một bằng chứng mới.
Giới phân tích đã gắn liền thái độ tức tối của Trung Quốc với sự kiện Manila gần đây đã bỏ ngoài tai một đề nghị của Bắc Kinh, muốn Philippines trì hoãn tiến trình kiện Trung Quốc.
Theo các nguồn tin báo chí, tháng Giêng vừa qua, Bắc Kinh được cho là đã đề nghị với Manila là Trung Quốc có thể rút tàu khỏi vùng bãi cạn Scarborough, với điều kiện là Philippines dời việc đệ trình bản ghi nhớ trước Tòa án Quốc tế Liên Hiệp Quốc về Luật Biển ITLOS qua sau ngày 30/03.
Theo ông Hồng Lỗi, Trung Quốc sẽ không bao giờ chấp nhận hành động đơn phương của Philippines, cũng như sẽ không ra trình diện trước tòa án trọng tài quốc tế. Phát ngôn viên này nhấn mạnh rằng lập trường của Trung Quốc phù hợp với luật pháp quốc tế.
Trong phát biểu vào hôm qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng Philippines cần phải có nhận thức đầy đủ về tính chất phức tạp và nhạy cảm trong cuộc tranh chấp tại Biển Đông, và sớm quay về với hướng đi đúng đắn - tức là đàm phán tay đôi với Trung Quốc - để tránh gây tổn hại hơn nữa cho quan hệ song phương. Đối với ông Hồng Lỗi, Trung Quốc luôn quyết tâm bảo vệ chủ quyền và sư toàn vẹn lãnh thổ của mình.
Trung Quốc hiện đòi chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông, các đòi hỏi được Bắc Kinh minh họa trong tấm bản đồ 9 đường gián đoạn, được gọi nôm na là đường lưỡi bò. Trong bối cảnh yêu sách của Trung Quốc chồng lấn với tuyên bố chủ quyền của các láng giềng như Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei, Bắc Kinh đã không ngần ngại dùng sức mạnh để áp đặt yêu sách của mình.
Chính việc Trung Quốc mặc nhiên xua tàu giành lấy quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines vào tháng 4 năm 2012, là một trong những nguyên nhân thúc đẩy Manila quyết định đưa vụ tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông ra tòa án quốc tế và tháng Giêng năm 2013.
Philippines đã kiên trì theo đuổi vụ kiện này, bất chấp các thủ đoạn gây áp lực từ phía Trung Quốc để đòi Manila rút lại đơn kiện, mà lời đả kích hôm qua là một bằng chứng mới.
Giới phân tích đã gắn liền thái độ tức tối của Trung Quốc với sự kiện Manila gần đây đã bỏ ngoài tai một đề nghị của Bắc Kinh, muốn Philippines trì hoãn tiến trình kiện Trung Quốc.
Theo các nguồn tin báo chí, tháng Giêng vừa qua, Bắc Kinh được cho là đã đề nghị với Manila là Trung Quốc có thể rút tàu khỏi vùng bãi cạn Scarborough, với điều kiện là Philippines dời việc đệ trình bản ghi nhớ trước Tòa án Quốc tế Liên Hiệp Quốc về Luật Biển ITLOS qua sau ngày 30/03.
No comments:
Post a Comment