« Tập Cận Bình đến Paris : Chuyến viếng thăm trị giá 18 tỷ euro » tựa của báo Les Echos. Libération thì nói tới « Paris - Bắc Kinh, tình bạn 18 tỷ ». Trong ba ngày ông Tập Cận Bình viếng thăm quê hương Montesquieu có khoảng 50 hợp đồng được ký kết như để đánh dấu 50 năm Paris Bắc Kinh thiết lập bang giao.
Các ngành sản xuất từ « máy bay, trực thăng, xe hơi gặt hái nhiều hợp đồng với Trung Quốc» tít của tờ Le Figaro. Báo kinh tế Les Echos đánh giá thực ra chỉ có hai ngành xe hơi và công nghệ hàng không của Pháp là đã gặt hái được nhiều hợp đồng với phía Trung Quốc. Dự án để tập đoàn năng lượng hạt nhân Pháp Areva xây dựng nhà máy quản lý thanh nhiên liệu cho Trung Quốc chưa hoàn tất.
Tập đoàn chế tạo máy bay « Airbus củng cố vị trí đối tác ưu đãi » của mình trên thị trường Trung Quốc. Còn đối với hãng xe hơi PSA Peugeot Citroen, đối tác Trung Quốc Đông Phong là chìa khóa mở ra cả thị trường xe hơi Châu Á. Chi ra 800 triệu euro, Đông Phong kiểm soát 14 % vốn của PSA tức là có trọng lượng tương đương với mức độ kiểm soát vốn hãng xe hiệu con sư tử của gia đình Peugeot hay của nhà nước Pháp ! Việc bắt tay với Trung Quốc cho phép tập đoàn PSA huy động thêm đến 3 tỷ euro tiền vốn để phát triển.
Một thành công rực rỡ khác của nền công nghiệp Pháp được Libération nhắc tới đó là chi nhánh của Airbus chuyên sản xuất trực thăng đã giành được một « thỏa thuận công nghiệp » với đối Avic của Trung Quốc. Tổng trị giá hợp đồng 5,8 tỷ euro. Airbus Helicopters của Châu Âu sẽ cung cấp 1000 chiếc trực thăng dân sự cho phía Trung Quốc.
Vẫn báo Les Echos cho biết là ngoài ba lĩnh vực vừa nêu, Pháp còn đang nỗ lực « rao bán » nhiều mảng kinh tế khác của mình, từ ngành dược phẩm đến cơ sở hạ tầng hiện đại và phù hợp với nhu cầu phát triển đô thị.
Trung Quốc là nơi có tới 53 thành phố với hơn 2 triệu dân cư. Chỉ riêng nhu cầu xử lý rác và nước thải là một vấn đề khiến chính quyền của những tỉnh thành đó đau đầu. Thế rồi trong bối cảnh đời sống của người dân được cải thiện, dân số đang trên đà lão hóa, nhu cầu về y tế ngày càng lớn. Trước khi đến Paris, Chủ tịch Trung Quốc đã dừng chân tại thành phố Lyon và tại đây ông Tập Cận Bình đã viếng thăm một trung tâm nghiên cứu dược phẩm. Đại diện của hầu hết các tập đoàn dược phẩm Pháp, của các công ty xây dựng và quản lý viện dưỡng lão đều đã tập hợp về Lyon hôm qua.
Nước Pháp trong mắt các doanh nhân Trung Quốc
Không hẹn mà hai tờ báo Les Echos và Le Monde cùng nêu lên câu hỏi : Doanh nhân Trung Quốc nghĩ gì về nước Pháp ? Trả lời câu hỏi này, đại diện tại Châu Âu của tập đoàn Khoa học và Kỹ thuật Không gian Trung Quốc (China Aerospace Science and Technology) ông Sun Gongling đưa ra hai nhận xét : Một là thủ tục xin thẻ cư trú tại Pháp nhiêu khê hơn nhiều so với ở Đức, và thứ hai là khi ngồi vào bàn thương lượng, thường thì phía Pháp không gây khó khăn. Nhưng những bất đồng chỉ được nêu ra sau đó, khi hai bên bắt đầu làm việc với nhau.
Về phần chủ nhân hãng sản xuất nước ngọt Huiyuan Juice thì cho rằng, thuế ở Pháp không cao như ông lầm tưởng ! Trong khi đó nhiều doanh nhân Trung Quốc được tờ Le Monde trích dẫn lo ngại trước trọng lượng quá lớn của giới công đoàn ở Pháp và họ sợ rằng tinh thần đấu tranh, đòi được tăng lương, đòi cải thiện điều kiện lao động … từ phía các công nhân ở Pháp sẽ lây nhiễm sang tầng lớp công nhân trên quê hương của ông Đặng Tiểu Bình. Hình ảnh công nhân Pháp động một chút là đình công khiến không ít doanh nhân Trung Quốc do dự.
Một điều khác nhiều doanh nhân Trung Quốc thường than phiền khi đến Pháp làm ăn đó là «hệ thống hành chính quan liêu ». Nhưng bên cạnh đó thì rất nhiều người Trung Quốc lại khát khao được sống trong một môi trường sạch, được bảo đảm an toàn thực phẩm như dân Pháp. Đấy là những động cơ thúc đẩy các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào Pháp. Như lời một nữ doanh nhân Trung Quốc khi muốn mở rộng địa bàn ở bất kỳ nơi nào thì thượng sách vẫn là « nhập gia tùy tục ».
Pháp – Trung Quốc : 50 năm quan hệ ngoại giao
Trước khi đóng lại các bài viết nói về chuyến viếng thăm nước Pháp của ông Tập Cận Bình thì xin lưu ý :Các tờ báo Paris quá tập trung vào vế kinh tế, vào 18 tỷ euro hợp đồng mà gần như quên hẳn vế ngoại giao. Chủ tịch Trung Quốc đến Pháp trước hết trong khuôn khổ kỷ niệm 50 năm Paris và Bắc Kinh thiết lập quan hệ ngoại giao. Ngày 27/01/1964 nước Pháp dưới thời Tổng thống De Gaulle là cường quốc phương Tây đầu tiên công nhận Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa của Mao Trạch Đông.
Gần như chỉ có tờ báo kinh tế Les Echos đã nói phớt qua vế « ngoại giao » trong chuyến viếng thăm Paris của ông Tập Cận Bình. Tổng thống François Hollande nhấn mạnh « trên nhiều hồ sơ quốc tế như Syria, Iran hay Trung Đông, Bắc Kinh và Paris đã có cùng quan điểm ». Chủ nhân điện Elysée tỏ ra hài lòng về sự im lặng của Trung Quốc trên hồ sơ Ukraina. Tuy nhiên, việc lãnh đạo Trung Quốc không dự một cuộc họp báo nào trong suốt ba ngày tại Pháp đã được các tờ báo Paris chú ý và bình luận : Ông Tập Cận Bình tránh né báo giới vì biết rằng thể nào cũng sẽ bị chất vấn về tình trạng nhân quyền ngay trên quê hương ông.
Đối phó với Putin, Obama lên tuyến đầu
Thượng đỉnh Mỹ - Liên Hiệp Châu Âu là chủ đề chiếm nhiều trang trong phần tin thời sự của các tờ báo. « Đương đầu với Nga, Obama lên tuyến đầu » tựa trên trang nhất của La Croix. Từ khi lên cầm quyền năm 2009, đây là lần đầu tiên Tổng thống Hoa Kỳ tham dự thượng đỉnh Âu - Mỹ.
Trong bài xã luận tờ báo nhắc lại : Trước thái độ thô bạo của Nga qua khủng hoảng Ukraina vừa qua và với việc Matxcơva thôn tinh Crimée, nước Mỹ bỗng dưng quan tâm trở lại đến Lục địa già. Nhưng có lẽ sự quan tâm đó bắt nguồn từ những tính toán kinh tế nhiều hơn.
Thượng đỉnh Mỹ - Âu vừa qua là cơ hội để Washington thúc đẩy tiến trình thành lập khu vực tự do mậu dịch với Liên Hiệp Châu Âu. Libération chơi chữ : « Obama nhấn ga thúc đẩy quan hệ giữa hai bờ Đại Tây Dương ». Tổng thống Mỹ tận dụng cơ hội Bruxelles đang cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt với Matxcơva để thúc đẩy việc nhanh chóng thành lập khu vực tự do mậu dịch Mỹ-Liên Hiệp Châu Âu đồng thời Hoa Kỳ trực tiếp đề nghị bán khí đá phiến cho Châu Âu, giảm bớt mức độ lệ thuộc của lục địa già vào khí đốt của Nga.
Theo quan điểm của Le Figaro, Tổng thống Barack Obama sử dụng hai vũ khí để cô lập nước Nga trên bàn cờ quốc tế : Khí đá phiến và NATO. Nhược điểm của Liên Hiệp Châu Âu là khối này lệ thuộc quá nhiều vào dầu hỏa và khí đốt của Nga. Do vậy, giải pháp tốt nhất đối với Châu Âu là Bruxelles mua khí đốt của Hoa Kỳ.
Ngoài ra, ông Obama cũng đã chỉ trích Liên Minh Bắc Đại Tây Dương - NATO giảm chi phí quân sự. Sự táo bạo của nước Nga trên hồ sơ Ukraina là bằng chứng rõ rệt cho thấy sai lầm của NATO. Chủ nhân Nhà Trắng gián tiếp nhắm vào Đức và Ý. Berlin và Roma liên tục giảm ngân sách quốc phòng. Tổng thống Obama nhấn mạnh : Bài học từ Ukraina cho thấy « tự do có cái giá phải trả » và Washington chủ trương NATO cần tăng cường sự hiện diện tại đông Âu, những nước sát cạnh với Nga.
Pháp vẫn lúng túng vì thất nghiệp
Quay trở lại với thời sự của nước Pháp, tình trạng thất nghiệp vẫn không thuyên giảm, thêm hơn 31.000 người mất việc trong tháng 2/2014. Một « tin buồn cho Tổng thống François Hollande giữa hai vòng bầu cử Hội đồng cấp thành phố », tựa của báo Les Echos. Ở trang trong tờ báo kinh tế này nói tới những thống kê được công bố « không đúng lúc » vì đã làm tiêu tan mọi hy vọng –dù mong manh- thuyết phục cử tri dồn phiếu cho các ứng cử viên đảng Xã hội ra tranh chức Thị trưởng.
Tờ Le Figaro thiên hữu chạy tựa : « Thất nghiệp bùng nổ, cánh tả hoảng loạn » và bồi thêm : Bốn ngày trước cuộc bầu cử ở vòng hai, con số về thất nghiệp cho thấy « thất bại của chính phủ » và đảng Xã hội đang cầm quyền. Le Figaro ví tình trạng của nước Pháp hiện nay như một con tàu không người lái. L'Humanité thì coi việc thị trường lao động Pháp không được cải thiện từ khi ông François Hollande lên cầm quyền là một điều « nhức nhối » đối với chính phủ.
Gan ngỗng béo
Sau khi đưa tin về con số người thất nghiệp ở Pháp gia tăng, thật khó để kết thúc mục điểm báo hôm nay bằng một tin nhẹ nhàng. Tìm mãi mới thấy trên Le Monde một bài báo viết về gan ngỗng béo, foie gras, món ăn không thể thiếu trên bàn tiệc vào dịp lễ Giáng sinh.
Nhưng năm nay, do khủng hoảng kinh tế người tiêu dùng cũng đã chờ đến phút chót mới đi mua mặt hàng hàng này. Hậu quả là thị trường gan ngỗng béo ở Pháp trong mùa Noel 2013 vừa qua cũng khá ảm đảm. Khối lượng bán ra giảm 5,6 % và doanh thu của các nhà sản xuất giảm 4,6 %. May mà khu vực xuất khẩu tương đối đứng vững. Bỉ, Nhật Bản và Tây Ban Nha là những thị trường mua vào nhiều nhất gan ngỗng béo « made in France » !
Các ngành sản xuất từ « máy bay, trực thăng, xe hơi gặt hái nhiều hợp đồng với Trung Quốc» tít của tờ Le Figaro. Báo kinh tế Les Echos đánh giá thực ra chỉ có hai ngành xe hơi và công nghệ hàng không của Pháp là đã gặt hái được nhiều hợp đồng với phía Trung Quốc. Dự án để tập đoàn năng lượng hạt nhân Pháp Areva xây dựng nhà máy quản lý thanh nhiên liệu cho Trung Quốc chưa hoàn tất.
Tập đoàn chế tạo máy bay « Airbus củng cố vị trí đối tác ưu đãi » của mình trên thị trường Trung Quốc. Còn đối với hãng xe hơi PSA Peugeot Citroen, đối tác Trung Quốc Đông Phong là chìa khóa mở ra cả thị trường xe hơi Châu Á. Chi ra 800 triệu euro, Đông Phong kiểm soát 14 % vốn của PSA tức là có trọng lượng tương đương với mức độ kiểm soát vốn hãng xe hiệu con sư tử của gia đình Peugeot hay của nhà nước Pháp ! Việc bắt tay với Trung Quốc cho phép tập đoàn PSA huy động thêm đến 3 tỷ euro tiền vốn để phát triển.
Một thành công rực rỡ khác của nền công nghiệp Pháp được Libération nhắc tới đó là chi nhánh của Airbus chuyên sản xuất trực thăng đã giành được một « thỏa thuận công nghiệp » với đối Avic của Trung Quốc. Tổng trị giá hợp đồng 5,8 tỷ euro. Airbus Helicopters của Châu Âu sẽ cung cấp 1000 chiếc trực thăng dân sự cho phía Trung Quốc.
Vẫn báo Les Echos cho biết là ngoài ba lĩnh vực vừa nêu, Pháp còn đang nỗ lực « rao bán » nhiều mảng kinh tế khác của mình, từ ngành dược phẩm đến cơ sở hạ tầng hiện đại và phù hợp với nhu cầu phát triển đô thị.
Trung Quốc là nơi có tới 53 thành phố với hơn 2 triệu dân cư. Chỉ riêng nhu cầu xử lý rác và nước thải là một vấn đề khiến chính quyền của những tỉnh thành đó đau đầu. Thế rồi trong bối cảnh đời sống của người dân được cải thiện, dân số đang trên đà lão hóa, nhu cầu về y tế ngày càng lớn. Trước khi đến Paris, Chủ tịch Trung Quốc đã dừng chân tại thành phố Lyon và tại đây ông Tập Cận Bình đã viếng thăm một trung tâm nghiên cứu dược phẩm. Đại diện của hầu hết các tập đoàn dược phẩm Pháp, của các công ty xây dựng và quản lý viện dưỡng lão đều đã tập hợp về Lyon hôm qua.
Nước Pháp trong mắt các doanh nhân Trung Quốc
Không hẹn mà hai tờ báo Les Echos và Le Monde cùng nêu lên câu hỏi : Doanh nhân Trung Quốc nghĩ gì về nước Pháp ? Trả lời câu hỏi này, đại diện tại Châu Âu của tập đoàn Khoa học và Kỹ thuật Không gian Trung Quốc (China Aerospace Science and Technology) ông Sun Gongling đưa ra hai nhận xét : Một là thủ tục xin thẻ cư trú tại Pháp nhiêu khê hơn nhiều so với ở Đức, và thứ hai là khi ngồi vào bàn thương lượng, thường thì phía Pháp không gây khó khăn. Nhưng những bất đồng chỉ được nêu ra sau đó, khi hai bên bắt đầu làm việc với nhau.
Về phần chủ nhân hãng sản xuất nước ngọt Huiyuan Juice thì cho rằng, thuế ở Pháp không cao như ông lầm tưởng ! Trong khi đó nhiều doanh nhân Trung Quốc được tờ Le Monde trích dẫn lo ngại trước trọng lượng quá lớn của giới công đoàn ở Pháp và họ sợ rằng tinh thần đấu tranh, đòi được tăng lương, đòi cải thiện điều kiện lao động … từ phía các công nhân ở Pháp sẽ lây nhiễm sang tầng lớp công nhân trên quê hương của ông Đặng Tiểu Bình. Hình ảnh công nhân Pháp động một chút là đình công khiến không ít doanh nhân Trung Quốc do dự.
Một điều khác nhiều doanh nhân Trung Quốc thường than phiền khi đến Pháp làm ăn đó là «hệ thống hành chính quan liêu ». Nhưng bên cạnh đó thì rất nhiều người Trung Quốc lại khát khao được sống trong một môi trường sạch, được bảo đảm an toàn thực phẩm như dân Pháp. Đấy là những động cơ thúc đẩy các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào Pháp. Như lời một nữ doanh nhân Trung Quốc khi muốn mở rộng địa bàn ở bất kỳ nơi nào thì thượng sách vẫn là « nhập gia tùy tục ».
Pháp – Trung Quốc : 50 năm quan hệ ngoại giao
Trước khi đóng lại các bài viết nói về chuyến viếng thăm nước Pháp của ông Tập Cận Bình thì xin lưu ý :Các tờ báo Paris quá tập trung vào vế kinh tế, vào 18 tỷ euro hợp đồng mà gần như quên hẳn vế ngoại giao. Chủ tịch Trung Quốc đến Pháp trước hết trong khuôn khổ kỷ niệm 50 năm Paris và Bắc Kinh thiết lập quan hệ ngoại giao. Ngày 27/01/1964 nước Pháp dưới thời Tổng thống De Gaulle là cường quốc phương Tây đầu tiên công nhận Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa của Mao Trạch Đông.
Gần như chỉ có tờ báo kinh tế Les Echos đã nói phớt qua vế « ngoại giao » trong chuyến viếng thăm Paris của ông Tập Cận Bình. Tổng thống François Hollande nhấn mạnh « trên nhiều hồ sơ quốc tế như Syria, Iran hay Trung Đông, Bắc Kinh và Paris đã có cùng quan điểm ». Chủ nhân điện Elysée tỏ ra hài lòng về sự im lặng của Trung Quốc trên hồ sơ Ukraina. Tuy nhiên, việc lãnh đạo Trung Quốc không dự một cuộc họp báo nào trong suốt ba ngày tại Pháp đã được các tờ báo Paris chú ý và bình luận : Ông Tập Cận Bình tránh né báo giới vì biết rằng thể nào cũng sẽ bị chất vấn về tình trạng nhân quyền ngay trên quê hương ông.
Đối phó với Putin, Obama lên tuyến đầu
Thượng đỉnh Mỹ - Liên Hiệp Châu Âu là chủ đề chiếm nhiều trang trong phần tin thời sự của các tờ báo. « Đương đầu với Nga, Obama lên tuyến đầu » tựa trên trang nhất của La Croix. Từ khi lên cầm quyền năm 2009, đây là lần đầu tiên Tổng thống Hoa Kỳ tham dự thượng đỉnh Âu - Mỹ.
Trong bài xã luận tờ báo nhắc lại : Trước thái độ thô bạo của Nga qua khủng hoảng Ukraina vừa qua và với việc Matxcơva thôn tinh Crimée, nước Mỹ bỗng dưng quan tâm trở lại đến Lục địa già. Nhưng có lẽ sự quan tâm đó bắt nguồn từ những tính toán kinh tế nhiều hơn.
Thượng đỉnh Mỹ - Âu vừa qua là cơ hội để Washington thúc đẩy tiến trình thành lập khu vực tự do mậu dịch với Liên Hiệp Châu Âu. Libération chơi chữ : « Obama nhấn ga thúc đẩy quan hệ giữa hai bờ Đại Tây Dương ». Tổng thống Mỹ tận dụng cơ hội Bruxelles đang cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt với Matxcơva để thúc đẩy việc nhanh chóng thành lập khu vực tự do mậu dịch Mỹ-Liên Hiệp Châu Âu đồng thời Hoa Kỳ trực tiếp đề nghị bán khí đá phiến cho Châu Âu, giảm bớt mức độ lệ thuộc của lục địa già vào khí đốt của Nga.
Theo quan điểm của Le Figaro, Tổng thống Barack Obama sử dụng hai vũ khí để cô lập nước Nga trên bàn cờ quốc tế : Khí đá phiến và NATO. Nhược điểm của Liên Hiệp Châu Âu là khối này lệ thuộc quá nhiều vào dầu hỏa và khí đốt của Nga. Do vậy, giải pháp tốt nhất đối với Châu Âu là Bruxelles mua khí đốt của Hoa Kỳ.
Ngoài ra, ông Obama cũng đã chỉ trích Liên Minh Bắc Đại Tây Dương - NATO giảm chi phí quân sự. Sự táo bạo của nước Nga trên hồ sơ Ukraina là bằng chứng rõ rệt cho thấy sai lầm của NATO. Chủ nhân Nhà Trắng gián tiếp nhắm vào Đức và Ý. Berlin và Roma liên tục giảm ngân sách quốc phòng. Tổng thống Obama nhấn mạnh : Bài học từ Ukraina cho thấy « tự do có cái giá phải trả » và Washington chủ trương NATO cần tăng cường sự hiện diện tại đông Âu, những nước sát cạnh với Nga.
Pháp vẫn lúng túng vì thất nghiệp
Quay trở lại với thời sự của nước Pháp, tình trạng thất nghiệp vẫn không thuyên giảm, thêm hơn 31.000 người mất việc trong tháng 2/2014. Một « tin buồn cho Tổng thống François Hollande giữa hai vòng bầu cử Hội đồng cấp thành phố », tựa của báo Les Echos. Ở trang trong tờ báo kinh tế này nói tới những thống kê được công bố « không đúng lúc » vì đã làm tiêu tan mọi hy vọng –dù mong manh- thuyết phục cử tri dồn phiếu cho các ứng cử viên đảng Xã hội ra tranh chức Thị trưởng.
Tờ Le Figaro thiên hữu chạy tựa : « Thất nghiệp bùng nổ, cánh tả hoảng loạn » và bồi thêm : Bốn ngày trước cuộc bầu cử ở vòng hai, con số về thất nghiệp cho thấy « thất bại của chính phủ » và đảng Xã hội đang cầm quyền. Le Figaro ví tình trạng của nước Pháp hiện nay như một con tàu không người lái. L'Humanité thì coi việc thị trường lao động Pháp không được cải thiện từ khi ông François Hollande lên cầm quyền là một điều « nhức nhối » đối với chính phủ.
Gan ngỗng béo
Sau khi đưa tin về con số người thất nghiệp ở Pháp gia tăng, thật khó để kết thúc mục điểm báo hôm nay bằng một tin nhẹ nhàng. Tìm mãi mới thấy trên Le Monde một bài báo viết về gan ngỗng béo, foie gras, món ăn không thể thiếu trên bàn tiệc vào dịp lễ Giáng sinh.
Nhưng năm nay, do khủng hoảng kinh tế người tiêu dùng cũng đã chờ đến phút chót mới đi mua mặt hàng hàng này. Hậu quả là thị trường gan ngỗng béo ở Pháp trong mùa Noel 2013 vừa qua cũng khá ảm đảm. Khối lượng bán ra giảm 5,6 % và doanh thu của các nhà sản xuất giảm 4,6 %. May mà khu vực xuất khẩu tương đối đứng vững. Bỉ, Nhật Bản và Tây Ban Nha là những thị trường mua vào nhiều nhất gan ngỗng béo « made in France » !
No comments:
Post a Comment